Càng giỏi càng phải học hè
“Nhà trường bảo phải cho cháu học hè, thành ra cháu chẳng có thời gian rảnh. Mỗi tuần có 5 buổi học, về nhà lại ôn bài”, Chị Hòa, phụ huynh một học sinh lớp 4 lên 5, nói.
Ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, cuộc đua dạy hè không chỉ diễn ra tại các trường mà còn cả các trung tâm bồi dưỡng kiến thức THPT.
Từ khi vừa kết thúc năm học, Trường Tiểu học Vĩ Dạ (TP Huế) đã lập 2 lớp để dạy toán và văn cho học sinh giỏi lớp 3 lên lớp 4 và lớp 4 lên lớp 5; lịch học 2 buổi/tuần, 3 giờ/buổi, học phí 50.000 đồng/tháng.
Lớp dạy bồi dưỡng cho học sinh tại Trường Tiểu học Vĩ Dạ, TP Huế
Chương trình dạy là ôn tập lại kiến thức cũ, dạy nâng cao những kiến thức không có trong chương trình. Một giáo viên dạy tại đây cho biết sau khi kết thúc dạy bồi dưỡng hè, trường chọn những học sinh xuất sắc nhất để tiếp tục bồi dưỡng cho tới khi có các kỳ thi.
Việc bồi dưỡng chỉ tổ chức cho học sinh sắp sửa vào lớp 4 và lớp 5, vì trong năm học mới ở hai khối này sẽ có nhiều cuộc thi cấp thành phố và cấp tỉnh. Cho nên, giỏi càng phải học hè chứ đâu phải chỉ là chuyện riêng của học sinh yếu kém?
Chị Nguyễn Thị Hòa, một phụ huynh có con đang học lớp bồi dưỡng tại đây, cho biết: “Lúc đầu tôi cũng dự định chỉ cho cháu đi học tại các trung tâm để làm quen với chương trình năm học mới nhưng nhà trường bảo phải cho cháu học hè, thành ra cháu chẳng có thời gian rảnh. Mỗi tuần có 5 buổi học, về nhà lại ôn bài”. Chị Hòa còn nói rõ rằng cho dù nhà trường không bắt buộc thì chẳng lẽ con họ đi học mà con mình phải ở nhà?.
Video đang HOT
Không chỉ Trường Tiểu học Vĩ Dạ, hầu như các trường tiểu học khác cũng đều tổ chức bồi dưỡng hè cho học sinh giỏi nhằm tìm kiếm thành tích cho trường vào năm học mới. Một phụ huynh có con học lớp 4 tại Trường Tiểu học Phú Hòa (TP Huế), cho biết mỗi tuần con của anh có 2 buổi bồi dưỡng tại trường, 3 buổi học toán tại nhà thầy, 2 buổi học văn ở nhà cô. “Học xong về nhà phải ôn bài vở. Cháu chỉ nghỉ được 10 ngày để đi chơi còn toàn bộ hè phải dành cho việc học hành”- phụ huynh này nói.
Cuộc đua dạy hè không chỉ diễn ra tại các trường mà còn cả các trung tâm bồi dưỡng kiến thức THPT ở tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tại Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức THPT số 8 đường Lê Lợi, TP Huế, căn phòng chỉ chứa được khoảng 100 người nhưng có đến hơn 200 học sinh/buổi học. Trương Thị Mỹ Nhàn, học sinh chuẩn bị vào lớp 12, giải thích: “Vì đây là chỗ dạy có chất lượng nên dù chật chội nhưng ai cũng muốn học để biết trước chương trình mới”. Trung tâm này khai giảng từ đầu dịp hè ở khối 11 và 12, với 4 môn học là toán, lý, hóa và Anh văn, học phí từ 80.000 đồng đến 130.000 đồng/môn. Do quá tải, trung tâm phải thuê thêm phòng học bên ngoài nhưng vẫn không đáp ứng nổi.
Vất vả học hè Nhiều học sinh nông thôn từ các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Hương Trà… phải khăn gói vất vả về TP Huế thuê nhà trọ để học hè. Em Nguyễn Thị Kiều Phương, quê ở Thuận An, huyện Phú Vang, cho biết vì các bạn đều đi học trước chương trình lớp 10 nên em cũng phải gắng. Còn Nguyễn Đại Thiện, học sinh Trường THPT Đặng Huy Trứ (huyện Hương Trà), cho biết đây là mùa hè thứ 3 không được nghỉ hè. “Hè nào em cũng về TP Huế để học thêm. Năm nay thi tốt nghiệp và thi ĐH nữa nên em phải cố gắng học thôi chứ làm sao được”- Thiện bộc bạch.
Theo Người Lao Động
Những chiêu "vòi tiền" đáng sợ của teen
"Tội nghiệp người ta lắm!"
Đây là chiêu được nhiều teen sử dụng nhất và có thể nói là hiệu quả cao nhất. Có hai dạng khi dùng chiêu này. Một là kể khổ để người khác thương, hai là kể về nỗi khổ của người khác, vận động gia đình, phụ huynh, bạn bè quyên góp cho những... ngân sách ảo.
Nhiều lần, tớ thấy có những đứa bạn về kể cho bố mẹ họ nghe rằng họ có đứa bạn A, B, C gia đình khó khăn. Giờ mẹ bị ốm không có tiền đóng học. Xin bố mẹ chút tiền quyên góp và giúp đỡ bạn í. Còn khi vào hè thì chiêu thức ấy tiếp tục được phát huy. Lại những câu chuyện mới về những bạn ấy tiếp tục khó khăn mà cả lớp ai cũng đóng góp.
Thậm chí chẳng tiếc lời, nhiều teen vô tâm đến độ sẵn sàng nói rằng: "Bạn con bị tông xe nhập viện, bạn bè ai cũng đóng góp tiền lấy chi phí mổ cho gia đình bạn ấy". Lí do như vậy phụ huynh ai lại chẳng thương. Không những vòi được tiền mà còn "kiếm chác" được kha khá và cứ nhiều lần như thế. Lần đầu thì tiền đi thăm bạn, lần sau thì tiền giúp bạn chữa trị, sau nữa giúp bạn mổ...
Người hiểu rõ những chiêu như thế là cô bạn tên X (Quận 7). Có lần qua nhà X, tớ vô tình nghe mẹ X hỏi thăm về tình hình của cậu bạn học chung hồi cấp 2 bị... cưa chân. Tớ giật thót vì không biết gì thì X tìm cách nói lấp lửng và kéo đi ngay. X chia sẻ với tớ: "Hôm bữa tao kẹt tiền quá, muốn đi chơi Vũng Tàu với mấy đứa bạn mà chẳng có lí do gì xin tiền mẹ. Nên tao nói thằng N, bạn cấp 2 của mình bị đụng xe phải cưa chân. Như vậy mới có lí do để xin tiền và đi chơi về trễ mẹ cũng không la. Có gì mẹ tao hỏi thì mày cứ bảo vâng dùm tao nhé!"
Khoản tiền thăm viếng người ốm, hay đóng góp cho những hoàn cảnh khó khăn như vậy các teen vừa dễ xin, lại còn được khen ngoan. Do đó, "dại gì mà không làm"(!). Chưa hết, không chỉ thăm ốm, một số bạn còn đưa ra những chuyện như là: đi làm từ thiện, đi giúp người khó khăn... đúng là những lí do khiến người khác "run lẩy bẩy".
Teen nghĩ ra rất nhiều chiêu "đáng sợ" để đòi tiền phụ huynh. (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Con muốn đi học hè?
Đây là lí do các bậc phụ huynh chẳng bao giờ nỡ từ chối con cái. Một số teen viện lí do này để có thể vừa xin tiền đi học, vừa xin kinh phí đi học. Mà kinh phí thì có lắm loại. Nào kinh phí cho việc học, kinh phí đi học, kinh phí học nhóm, kinh phí sau giờ học, kinh phí mua thêm dụng cụ học...
Nhiều bạn còn chẳng ngại nói đôn tiền đi học lên. Như 1 khóa học tiếng Anh khoảng 1 triệu thì có bạn nói lên gấp 2, đóng học 1 nửa, còn phần dư ra thì tha hồ phung phí. Nếu lỡ phụ huynh có hỏi biên lai thì nhiều teen chẳng ngại nói vòng vo là mất rồi, hay người ta bảo sẽ phát sau, chờ cho sóng yên, gió lặng...
Mà khi đi học hè rồi thì mọi hoạt động của teen lại trở nên huyên náo. Như cậu bạn tên H, học thêm ở trung tâm N.K là một ví dụ. Sau khi xin tiền học hè mà chẳng đi học, tiêu xài cũng đã hết, ngày nào H cũng lang thang ở các tụ điểm game online.
Hết tiền, H cứ tuần thì xin mẹ đi sinh nhật, tuần thì xin tiền mẹ đi liên hoan, tuần lại xin tiền mẹ để đi tiễn bạn lên đường... Cứ xin nhiều và xin liên tục, đôi khi mẹ của H phải gắt lên vì: "Sao tuần nào cũng có sinh nhật, tuần nào cũng chia tay với bạn mới về. Bạn bè gì mà lắm thế (!)".
Ban đầu, H còn năn nỉ: "Thôi mà, lâu lâu mới có 1 lần mà mẹ". Nhưng một tuần mà xin tiền đi đến 2, 3 cái sinh nhật. Tiễn 2, 3 người bạn lên đường thì đúng là... khó mà tin được.
Khổ lắm những quái chiêu
Không chỉ 2 cách trên, nhiều teen nghĩ đủ lí do để vói tiền cha mẹ. Thậm chí, khi không vòi tiền được cha mẹ thì xoay sang cô, dì, chú, bác. Ai có thể là cũng lân la tất. Ngoài gia đình, một số teen còn mạnh bạo vòi cả người yêu. Nhiều anh chàng để chu cấp cho bạn gái chỉ biết về nhà "nã tiền" bố mẹ mình không thương tiếc. Hay số khác lại nghĩ ra những chiêu thức khác để bố mẹ... không thể không cho.
Nói dối mãi thì cũng có ngày "cái kim trong bọc lòi ra". Như cậu bạn tên H ở trên, khi khai gian tiền học phí đã bị cha mẹ phát hiện và cắt luôn tất cả các khoản viện trợ. Thậm chí không cho đi xe, cấm cửa tại nhà. Nếu ngày trước, H còn có đủ tiền để sáng tối cà phê, cà-pháo với bạn, thì nay xe cũng chẳng có mà tiền cũng không còn một xu. Điều quan trọng nhất, là H làm mất niềm tin và khiến cho ba mẹ cậu vô cùng thất vọng. Thiết nghĩ, nếu những kiểu vòi tiền và nói dối của H bị bạn bè biết thì đúng là... xấu hổ chẳng còn chỗ nào để "rúc".
Nhiều phụ huynh rất chiều và rất thương con, dù mình chịu khổ mấy cũng cắn răng không để con khổ. Thế nhưng, nhiều bạn thay vì thương cha mẹ mình hơn lại chi biết đem tiền tiêu xài, rồi nã tiền ba mẹ.
Chẳng lạ gì khi thấy những ông bố bà mẹ sáng dậy bán xôi bán cháo. Tối làm thuê làm mướn kiếm tiền cho con đi học. Ấy vậy mà con học hành không lo, lại chỉ biết đem mồ hôi, nước mặt của cha mẹ đi ăn chơi không suy nghĩ.
Nếu đã từng có ý định vòi tiền cha mẹ một cách vô lí thì hãy bỏ ngay bạn nhé. Không tốt chút nào đâu!
Theo PLXH
Cha mẹ "điên đầu" khi con nghỉ hè Trong cái nóng cao độ của những ngày đầu hè, bữa cơm chiều của mỗi gia đình có con nhỏ càng nóng hơn với đề tài "mùa hè của con" còn nan giải, chưa biết cho con học gì và đi chơi ở đâu. Đau lòng nhất là do không có nơi vui chơi, trẻ em thành phố phải chơi ở vỉa hè...