Càng giàu có, Trung Quốc càng đối mặt với nhiều ‘kẻ sát nhân’
Giống như các quốc gia giàu có, nguyên nhân hàng đầu khiến người Trung Quốc tử vong sớm là các bệnh mãn tính như đột quỵ, bệnh tim và ung thư phổi.
Theo Bloomberg, nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển đã làm thay đổi cách người dân nước này qua đời. Nghiên cứu đăng trên tạp chí y học The Lancet cho biết trong 30 năm qua, đột quỵ, bệnh tim và ung thư phổi đã thay thế nhiễm trùng phổi và rối loạn ở trẻ sơ sinh để trở thành “hung thủ sát nhân” số một tại đất nước đông dân nhất thế giới.
Như vậy, tình trạng sức khỏe của người dân ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giờ rất giống Mỹ và các quốc gia phương Tây giàu có. Tương tự Mỹ, Trung Quốc đang phải vật lộn đối phó với những căn bệnh phức tạp và mãn tính, đẩy chi phí chăm sóc sức khỏe tăng vọt.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), 90% trong 3.300 tỷ USD chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm tại nền kinh tế lớn nhất thế giới là dành cho người mắc bệnh mãn tính và có vấn đề về tâm thần.
Chi phí chăm sóc sức khỏe tại Trung Quốc đang tăng nhanh. Ảnh: Getty.
“Giống như các nước giàu, gánh nặng của các căn bệnh mãn tính tại Trung Quốc sẽ vượt xa bệnh truyền nhiễm”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia Maigeng Zhou thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc nhận định.
WTO cho biết chi tiêu y tế của Trung Quốc chiếm 5% GDP trong năm 2016. Con số tại Mỹ là 17,1%, Pháp 11,5% và Anh 9,8%. Cao huyết áp, thuốc lá, ăn quá mặn và ô nhiễm không khí là những yếu tố góp phần không nhỏ gây chết người ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Từ năm 2000 đến năm 2017, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tại Trung Quốc tăng hơn 50% do người dân có xu hướng tăng tiêu thụ thịt đỏ và tập thể dục ít hơn.
Trung Quốc đang nỗ lực giảm áp lực lên hệ thống y tế công cộng bằng biện pháp giảm giá thuốc và khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào bệnh viện.
Nhờ vào tăng trưởng kinh tế cũng như những nỗ lực để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, quốc gia này đã giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em trong gần 3 thập kỷ.
Theo CDC, tại Mỹ trong năm 2016, bệnh tim là nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu. Tiếp theo đó là ung thư, tai nạn, bệnh hô hấp mãn tính và đột quỵ.
Cũng theo nghiên cứu trên tạp chí Lancet, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và ung thư gan cũng là những “kẻ giết người” hàng đầu ở Trung Quốc.
So với các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế tương tự như Nga, Trung Quốc có tỷ lệ người mắc bệnh đột quỵ, COPD, ung thư phổi, ung thư gan, đau cổ và ung thư dạ dày rất cao.
Theo Zing
Ông Tập Cận Bình dành nhiều 'lời có cánh' cho ông Putin giữa tâm bão căng thẳng với Mỹ
Trong bài phỏng vấn với hãng thông tấn TASS của Nga mới đây, Chú tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dành nhiều "lời có cánh" cho Tổng thống Nga Vladimir Putin trước thềm chuyến thăm nhà nước tới Nga.
Chú tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin
Trước đó, theo thông báo của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng, ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Nga từ ngày 5-7/6 tới.
Các chuyên gia của Nga và Trung Quốc nhận định chuyến thăm này của ông Tập có thể mang đến triển vọng hợp tác chính trị và kinh tế mới giữa hai nước trong bối cảnh cả Moscow và Bắc Kinh đang là mục tiêu "tấn công" của Washington.
"Tôi có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Putin hơn bất kỳ đối tác nước ngoài nào. Ông ấy là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi vô cùng trân trọng tình bạn sâu sắc này", ông Tập Cận Bình khẳng định trên TASS.
"Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Nga hiện đang ở mức tốt nhất trong lịch sử. Điều quan trọng nhất là chúng tôi đều có sự nhất trí chung về ý nghĩa chiến lược của quan hệ Trung - Nga và vì vậy sẽ có cùng giải pháp cũng như mong muốn để làm sâu sắc và duy trì mối quan hệ này", ông Tập khẳng định.
Đề cập tới căng thẳng thương mại gần đây với Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng khẳng định chính phủ Trung Quốc và nền kinh tế nước này sẽ trụ vững, bất chấp các mức thuế quan của Mỹ.
"Nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu được điều hướng bởi sự tiêu dùng nội địa", ông Tập cho biết, đồng thời nhận định các nhà chức trách sẽ đưa ra các chính sách mới để đối phó nếu cần thiết.
"Quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Nga - Trung hiện đang ở mức tốt nhất trong lịch sử. Quan trọng nhất là chúng ta có chung mức độ đồng thuận cao về tầm quan trọng chiến lược của mối quan hệ Nga - Trung, và có cùng cách giải quyết cũng như khát vọng làm sâu sắc thêm cũng như duy trì phát triển mối quan hệ đó", ông Tập nhấn mạnh.
Chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Trung Quốc được thực hiện trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ từ các đối tác trong khu vực và toàn cầu như Nga và các quốc gia Trung Á khi cuộc cạnh tranh địa chiến lược, đặc biệt về công nghệ, với Washington đang nóng lên.
Theo ông Lục Khảng, trong thời gian ở thăm Nga, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 23, dự kiến diễn ra từ ngày 6-8/6.
Báo China Daily dẫn lời các chuyên gia đánh giá đây là chuyến thăm quan trọng, diễn ra đúng dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung - Nga. Tại Moscow, ông Tập Cận Bình sẽ gặp gỡ và hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin trong một chương trình nghị sự lớn nhằm tăng cường toàn diện hợp tác song phương.
Trước đó, trong bài phỏng vấn với độc quyền với Tập đoàn Truyền thông Trung Quốc hồi năm ngoái, Tổng thống Putin cũng từng miêu tả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là "một đối tác tin cậy và một người bạn tốt", luôn cố gắng phấn đấu vì những điều tốt đẹp cho nhân dân.
Thanh Tú
Theo VNF/TASS
Giá vàng hôm nay 21/4: Giảm tuần thứ 4 liên tiếp Giá vàng thế giới chứng kiến tuần giảm thứ tư liên tiếp trước khi thị trường Mỹ đóng cửa sớm. Cả tuần không có phiên nào tăng, giá vàng thế giới giảm liên tục 4 phiên liền. Đứng phiên cuối tuần tại mức 1.275,89 USD/oz. Tính chung trong tuần giá vàng thế giới mất hơn 15 USD/oz so với chốt phiên cuối tuần...