Càng gần Tết, teen càng… lười học
Nhiều trường đã thông báo lịch nghỉ Tết cho học sinh. Quay đi quay lại, chỉ còn 2 tuần nữa, các trường đều bước vào kì nghỉ Tết. Thế nhưng trong suy nghĩ và hành động của teen thì kì nghỉ Tết đã bắt đầu từ khi HK1 kết thúc…
Không thể học vì sắp Tết?
Mặc dù đã kết thúc HK1 và bước vào HK2 được vài tuần, thế nhưng, hầu hết tâm trạng của các teen ở thời điểm này đều chuẩn bị nghỉ Tết. Vòng quanh các lớp học ở trường THPT, đâu đâu cũng có gì đó mang không khí Tết rộn rã hơn. Những băng rôn trong lớp học, những câu chuyện vui ngày Tết, những kế hoạch chuyến đi chơi, hay những cái note tự sự cuối năm, vài ba câu chuyện bàn cho kì nghỉ Tết kéo dài 11 ngày… Tất cả đều rộn rã, đều nồng nhiệt, nóng hổi, hấp dẫn trong trường trừ… việc học.
Đức Trung (học sinh trường THPT Trần Phú) chia sẻ: “Từ khi thi HK1 xong tớ hầu như chẳng muốn học, cảm giác sắp Tết, muốn đi chơi chẳng hiểu sao cứ rạo rực. Mặc dù bài vở trên lớp chưa có nhiều, nhưng nhiều khi vào lớp tụi tớ cũng chụm lại bàn việc đi chơi. Thầy cô thi xong cũng thoải mái, nên đôi khi bài vở bọn tớ chép cũng không được đầy đủ mấy. Việc học bài thì… miễn bàn. Biết là HK2 cần cố gắng vì bài vở căng thẳng hơn, nhưng chắc phải qua Tết thì mới có tinh thần học được!”
Tâm trạng hầu hết của teen khi gần Tết là… chuẩn bị cho Tết. Chẳng thế mà chuyện trong lớp bỗng dưng “rôm rả” nói chuyện, hay trong tiết học lén lút chuyền giấy để bàn việc đi chơi, mua sắm cũng là thường thấy. Không chỉ thế, sau giờ học, nhiều bạn thay vì đi học thêm, học tăng tiết như bình thường, lại chuyển sang rủ nhau đi… mua sắm. Mà chẳng riêng các cô nàng mới lo lắng, sắm sanh trong thời điểm này, các nhiều anh chàng cũng quan tâm không kém.
Các tiết học cũng vắng tanh bóng học trò. Thỉnh thoảng, vào lớp, bắt gặp cảnh vài cô cậu học trò lén gục đầu xuống bàn nằm ngủ khi giáo viên đang dạy cũng không lạ. Sau tiết học, sẽ đầy giấy chuyền tay, hay bánh kẹo trong hộc bàn các cô cậu học trò. Còn tâm trạng chung, hầu hết là… qua Tết mới học.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Đội sổ cũng “nhờ”… Tết?
Hầu hết các bạn học trò đều nấn ná với kì nghì Đông và “chậm” bắt lại nhịp học vì sắp Tết. Thế nhưng chương trình học thì không chờ đợi nấn ná với ai. Đặc biệt, trong bảng điểm, vẫn có cột điểm dành cho tháng 1 và tháng 2, tức là thời điểm trước Tết năm nay. Thế mà, từ những kinh nghiệm năm trước, nhiều bạn vẫn không thể “tránh” tụt hạng và những con điểm vô cùng xấu xí chỉ vì… lười học khi Tết đến.
Câu chuyện năm trước của cô bạn Khuê Lan (học sinh giỏi củ trường chuyên Lê Hồng Phong) là một điển hình. Học giỏi từ bé, luôn đạt hạng nhất trong các kì thi và trong lớp, Khuê Lan là niềm tự hào của ba mẹ, thầy cô. Học giỏi nhưng không phải vì vậy mà Lan… ù lì, cô bạn chơi cũng không kém phần nồng nhiệt. Kết thúc HK1 với hạng nhất, Khuê Lan tự thưởng cho mình một kì nghỉ kéo dài từ tổng kết học kì đến qua Tết.
Suốt thời gian ấy, Lan hầu như không học hành gì. Phần để “thử xem” mình có bắt kịp các bạn khi đã vượt xa? Phần vì Lan bắt đầu quen với một số bạn mới, tập tành ăn chơi, đi bar, club, nên chẳng thể học được. Gần Tết, Mai còn sa vào các sòng bài. Cứ nghĩ rằng: “Thôi, chơi nốt hôm nay, chơi nốt mai, nốt tuần, nốt tháng Tết thì sẽ học lại”. Thế nhưng, rắc rối kéo theo rắc rối, Mai rơi vào tình trạng nợ nần vì bài bạc. Rốt cuộc qua Tết, mãi Lan vẫn không dứt ra và quay trở lại nhịp sống trước kia được. Tất nhiên, tình hình học tập cũng từ đó tụt dốc không điểm dừng. Chẳng biết đến bao giờ, Lan mới có thể quay lại là con người lúc xưa.
Tất nhiên, chẳng phải ai cũng quá sa đà như Lan chỉ vì… mải chơi Tết. Thế nhưng cái bệnh lười học, ham chơi vì viện lí “sắp nghỉ xuân”, ít ai tránh khỏi. Nhất là chuyện vào lớp thì tụm năm tụm bay ngồi nói chuyện, nghỉ liền tù tì để đi chơi. Hay buổi tối mải lên mạng viết nhật kí cuối năm, sáng dậy đi học không nổi lên xin nghỉ… sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến điểm số và tình hình học tập của bạn trong suốt thời gian tới.
Năm hết, Tết đến, thay vì nghĩ cho mình những kế hoạch cho năm mới, sao không kém theo những nỗ lực trong học tập, để xuân sang, nhận toàn điểm 10 và những kết quả tốt nhỉ?
Theo kênh 14
Bệnh... học theo mùa
Nhiều học sinh, sinh viên ngày thường cứ chơi dài, khi tới mùa thi mới vắt chân lên cổ học cấp tốc. Cách học này vừa nhồi nhét, căng thẳng lại khiến học sinh, sinh viên rất non về kiến thức.
Để kiểm soát căn bệnh này, ngoài việc siết chặt kiểm tra, thi cử cũng cần có sự đổi mới trong phương pháp dạy học của thầy cô, giáo.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Nước đến chân mới nhảy
Em N.V.T., học sinh lớp 9 của một trường THCS ở Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) cho biết: "Em chán học từ năm lớp 7, nhưng bị cha mẹ ép buộc quá nên mới ráng theo học đến lớp 9 này. Ngày thường, em ít học bài vở, đến lúc kiểm tra, thi cử thì học sơ sơ gì đó. Đề nào, câu nào học không trúng hay không hiểu thì xem, chép bài của bạn. Gặp thầy cô, giám thị coi kiểm tra, thi nghiêm khắc, chặt chẽ thì bỏ giấy trắng".
Thầy Trần Văn Thái, giáo viên THPT ở Đắc Mil, tỉnh Đăk Nông, tâm sự: "Chúng tôi thấy hiện tượng học sinh lười học, đợi đến thi cử, kiểm tra mới học ngày càng gia tăng. Là giáo viên, tôi cũng dùng nhiều biện pháp, nhắc nhở, động viên có, "dọa" cho điểm thấp, buộc thi lại... nhưng xem ra các em ít có chuyển biến".
Còn thầy Nguyễn Thanh Sơn, khoa Ngữ Văn, Trường đại học Quy Nhơn, nhận xét: "Nhiều sinh viên rất biếng học, chỉ mải chơi. Thư viện, các phòng đọc sách dạo này vắng hoe. Đợi đến thi hết học trình, học phần, mới lao đầu học mấy bữa, chỉ mong đủ điểm qua kỳ thi, chứ ít có ý chí học để tăng khả năng hiểu biết sâu rộng phục vụ cho công việc sau này. Thậm chí, nhiều sinh viên đến thi cũng chẳng thèm học gì, toàn nghĩ đến chuyện tiêu cực, lo lót "chạy" điểm thầy cô.
Chẩn bệnh lười học
Có thể chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện trạng nhiều học sinh, sinh viên lười học, học đối phó và đợi đến mùa thi cử mới lo học.
Theo các chuyên gia giáo dục, trước hết, là do nhiều em chưa xác định được nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa đúng đắn của việc học tập là một quá trình dài lâu, liên tục. Thế nên nhiều em đã "mắc" bệnh học kiểu "mì ăn liền", theo mùa vụ, nặng nghĩ tới chuyện điểm số, bằng cấp hơn là kiến thức.
Một bộ phận sinh viên, học sinh lại có tư tưởng coi học là một chuyện, làm là một chuyện khác. Học ở trường cho lắm cũng không vận dụng được gì mấy, nên nảy sinh tâm lý học chơi chơi, học cho có học.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều loại hình vui chơi, giải trí như phim ảnh, game online... thịnh hành đã cuốn hút và ngốn đi nhiều thời gian của giới trẻ. Đáng lẽ ra thời gian đó phải dành cho học tập, nghiên cứu, làm những việc có ích khác.
Cách đánh giá, kiểm tra ở nhiều trường, nhiều thầy cô giáo có biểu hiện dễ dãi, thiếu nghiêm túc, thậm chí có dấu hiệu tiêu cực mua - bán điểm, nhất là ở bậc cao đẳng, đại học tạo nên sự không công bằng trong dạy - học, làm cho giá trị của học hành bị giảm sút.
Để chấn chỉnh bệnh học theo mùa của sinh viên, học sinh hiện nay cần có thời gian và sự nỗ lực, đồng bộ của cả ngành giáo dục, thầy cô giáo, gia đình. Trước mắt, phải nghiêm túc, chặt chẽ trong kiểm tra, thi cử, đánh giá thì mới giảm được những biểu hiện sa sút của sự học. Không dừng lại đó, ngành giáo dục cũng cần nghiêm túc nhìn nhận lại mình, từ khâu biên soạn chương, sách giáo khoa, giáo trình. Còn bản thân thầy cô phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng gợi mở, kích thích tư duy của học sinh, sinh viên.
Theo Đất Việt
Nhớ mãi những ngày thi cuối năm Những ngày cuối năm khép lại bằng kì thi học kì I, bằng đợt gió rét ùa về một buổi sớm mùa đông. Vậy mà lòng thấy ấm áp lạ kì... Nhắc đến thi, đứa nào cũng sợ, đứa nào cũng lo, vậy mà thi xong lại thấy xao xuyến nhớ lại mấy ngày đã qua. Lịch thi học kì I dán ở...