Canada sẽ tạo thuận lợi hơn cho sinh viên quốc tế học online
Canada khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh viên quốc tế học online, cũng như tạo điều kiện để sinh viên có giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp.
Đại học McGill ở Canada. Ảnh: www.mcgill.ca
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 14/7, Canada khẳng định nước này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinh viên quốc tế học online (trực tuyến) từ nước ngoài, cũng như tạo điều kiện để sinh viên có giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp, trong bối cảnh Canada vẫn đang đóng cửa biên giới đối với các hoạt động đi lại không thiết yếu để kiểm soát đà lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Chỉ tính riêng trong tháng 5 vừa qua, Canada đã cấp mới 30.785 giấy phép học tập cho sinh viên nước ngoài, tăng tới 11% so với cùng kỳ năm 2019.
Đại học Toronto cho biết lượng sinh viên quốc tế đăng ký vào trường tăng gần 20% so với năm ngoái, trong khi Đại học Waterloo cũng đang chứng kiến nhu cầu học tập của sinh viên nước ngoài gia tăng.
Trong bối cảnh sinh viên quốc tế thường phải trả học phí cao gấp 2 đến 5 lần so với sinh viên Canada, nhóm sinh viên này hiện đóng góp khoảng 6 tỷ CAD (4,42 tỷ USD) mỗi năm cho các trường đại học/cao đẳng, tương đương một nửa nguồn thu học phí tại các trường của Canada.
Do mức tài trợ của chính quyền tỉnh bang dành cho các trường đại học có xu hướng giảm trong thập kỷ qua, nguồn học phí này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các trường.
Video đang HOT
Bộ Nhập cư-Tị nạn và Quốc tịch Canada cho biết sẽ đẩy nhanh tiến trình cấp giấy phép học tập cho sinh viên nước ngoài. Canada cũng cho phép sinh viên quốc tế được tính thời gian học online từ nước ngoài để xin giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp.
Theo giới quan sát, những thay đổi này sẽ tiếp tục củng cố danh tiếng của Canada như một điểm đến hàng đầu đối với sinh viên quốc tế, và cũng cho thấy tầm quan trọng của sinh viên quốc tế đối với Canada.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang đặt ra những thách thức trên quy mô toàn cầu, cách tiếp cận của chính phủ Canada vừa giúp bảo vệ sức khỏe của người dân vừa giảm thiểu những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Năm 2019, Canada đã đón hơn 650.000 sinh viên quốc tế theo học đại học/cao đẳng. Hơn 58.000 cựu sinh viên quốc tế đã có thẻ thường trú tại Canada.
Việt Nam hiện có khoảng 21.000 du học sinh tại Canada, là một trong 5 nước đứng đầu về số lượng và một trong 3 nước dẫn đầu về tốc độ tăng sinh viên trong năm qua./.
Canada: Những trường đại học nhận được tài trợ "khủng" nhất năm 2019
Các khoản tài trợ giúp cho trường đại học có thêm nguồn lực đầu tư và kinh phí hoạt động. Đối với nhiều trường đại học tại Canada, khoản thu nhập bổ sung này chiếm tới gần 5% tổng giá trị tài sản.
Phần lớn tài trợ đều gắn liền với những hướng dẫn về hạng mục chi tiêu đối với từng khoản tiền của mỗi năm. Thậm chí, có những nhà tài trợ còn giới hạn việc chi tiêu của các trường bằng thỏa thuận riêng.
Ví dụ như, các nhà tài trợ có thể quyết định phần trăm số tiền sẽ được dùng cho học bổng tài năng hoặc những học bổng theo nhu cầu. Một phần khác được dùng để có thể mời được những giáo sư hoặc nhà giáo dục hàng đầu thế giới đến giảng dạy tại trường.
Ngoài những quy định giới hạn trên, các trường hoàn toàn có thể sử dụng phần còn lại được phân bổ như một khoản thu nhập tiêu chuẩn của trường.
Đại học Toronto, ngôi trường nhận được nhiều tài trợ nhất năm 2019 (Ảnh: University of Toronto)
Thu nhập đầu từ bằng tiền tài trợ có thể giúp giảm đáng kể học phí cho sinh viên bởi lẽ các trường đã có một nguồn thu sẵn sàng.
Ví dụ, nếu khoản tài trợ dành cho trường sinh lợi tổng cộng 150 triệu đô và giới hạn chi tiêu là 5%, điều này có nghĩa là trường đã có sẵn một khoản thu trị giá 7,5 triệu đô.
Trong đó, nếu ban đầu số tiền 5,5 triệu đô là dành cho các loại quỹ tài trợ, thì 2 triệu đô có thể được sử dụng để trả các khoản nợ hoặc thanh toán chi phí, các khoản tiết kiệm còn lại có thể dành để hỗ trợ sinh viên.
Tuy nhiên, bởi vì các trường đại học phụ thuộc vào lợi nhuận đầu tư từ thu nhập bổ sung, đôi khi sẽ có rắc rối phát sinh nếu việc đầu tư không sinh lời. Vì vậy, phần lớn các khoản tài trợ được quản lý bởi những chuyên gia để đảm bảo việc đầu tư phù hợp với chính sách phân bổ nói trên.
Dưới đây là 10 ngôi trường tại Canada nhận được nhiều tài trợ nhất năm 2019 (đơn vị tính: đô la Canada)
1. Đại học Toronto: 2,38 tỷ
2. Đại học British Columbia: 2,182 tỷ
3. Đại học McGil: 1,65 tỷ
4. Đại học Alberta: 1,3 tỷ
5. Đại học Calgary: 1,2 tỷ
6. Đại học Queen: 1,085 tỷ
7. Đại học Western: 746,5 triệu
8. Đại học McMaster: 727,4 triệu
9. Đại học Dalhousie: 481,4 triệu
10. Đại học Victoria, Toronto: 473,9 triệu
Du học sinh kêu trời vì phải đóng nguyên học phí dù trải nghiệm học online thực sự tệ Do dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát tại các quốc gia Âu, Mỹ, Úc nên đa phần các trường đại học tại đây đã triển khai học online từ tháng 3 và sẽ được tiếp tục duy trì qua năm học tiếp theo. Thế nhưng việc mức học phí đắt đỏ vẫn giữ nguyên trong khi điều kiện học...