Canada công bố danh tính nhà thầu ưu tiên để thay thế các chiến đấu cơ
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, ngày 28/3, Chính phủ Canada đã chọn Lockheed Martin Corp., nhà sản xuất máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ, là nhà thầu ưu tiên của Ottawa trong cuộc tìm kiếm dòng chiến đấu cơ mới trị giá 19 tỷ CAD (15,16 tỷ USD).
Bộ trưởng Bộ Mua sắm Filomena Tassi và Bộ trưởng Quốc phòng Anita Anand đã công bố quyết định này trong một cuộc họp báo vào chiều ngày 28/3 (giờ địa phương).
Một chiếc máy bay F-35 của Lockheed Martin tại Triển lãm Hàng không ILA ở Berlin, Đức, ngày 25/4/2018. Ảnh: Reuters
Quyết định trên có nghĩa là Ottawa sẽ bắt đầu đàm phán duy nhất với Lockheed Martin về hợp đồng cung cấp 88 máy bay chiến đấu. Nếu các cuộc đàm phán thành công, Canada có thể bắt đầu nhận các máy bay mới vào năm 2025. Nếu các cuộc đàm phán thất bại, Canada sẽ chuyển sang nhà thầu xếp thứ hai – Saab AB của Thụy Điển, nhà sản xuất máy bay chiến đấu Gripen.
Hợp đồng này nằm trong kế hoạch thay thế tài sản hiện có của Lực lượng vũ trang Canada, không phải là một cam kết mở rộng đối với chi tiêu quân sự.
Đây là lần thứ hai Chính phủ Canada quyết định chọn Lockheed Martin là nhà cung cấp máy bay chiến đấu. Hồi tháng 7/2010, chính phủ đảng Bảo thủ tuyên bố chọn Lockheed Martin Corp., nhưng sau đó Ottawa đã hủy bỏ thỏa thuận này do vấp phải sự phản đối vì không tổ chức quy trình đấu thầu cạnh tranh. Trong chiến dịch tổng tuyển cử năm 2015, đảng Tự do của Thủ tướng Trudeau đã tranh cử với cam kết không mua máy bay chiến đấu F-35.
Video đang HOT
Vì thế, quyết định mở cuộc đàm phán với Lockheed Martin đã thể hiện một sự đảo ngược lớn về chính sách đối với chính phủ đảng Tự do. “Thông báo này đánh dấu một cột mốc quan trọng khác trong quá trình cạnh tranh của Canada để mua máy bay chiến đấu hiện đại cho Lực lượng Không quân Hoàng gia Canada”, Bộ trưởng Tassi khẳng định.
Chiến hạm 6 nước diễn tập rầm rộ ở Thái Bình Dương
17 chiến hạm của 6 nước, bao gồm hai tàu sân bay Mỹ và một của Anh, tham gia diễn tập chung trên Biển Philippines cuối tuần trước.
Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (JMSDF) ngày 4/10 cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và USS Carl Vinson hội quân với tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh cùng chiến hạm thuộc hải quân Nhật Bản, New Zealand, Hà Lan và Canada trên Biển Philippines cuối tuần qua.
Các chiến hạm sau đó tổ chức huấn luyện phòng không, tác chiến chống ngầm, di chuyển chiến thuật và thông tin liên lạc tới hết 3/10. Trong ảnh là tàu sân bay trực thăng Nhật Bản và tàu sân bay Anh, Mỹ dẫn đầu 13 chiến hạm tham gia diễn tập trên Biển Philippines
Hộ vệ hạm HMZNS Te Kaha của New Zealand (thứ hai từ bên phải của nhóm tàu phía sau) tham gia tập trận cùng các tàu của Anh, Mỹ, Canada, Hà Lan và Nhật Bản ở Biển Philippines.
Tầm nhìn từ hộ vệ hạm HMZNS Te Kaha của New Zealand khi tập trận cùng 5 nước.
Từ ngoài vào trong là các tàu USS Ronald Reagan (CVN-76), HMS Queen Elizabeth (R08), JS Ise (DDH-182) và USS Carl Vinson (CVN-70).
JMSDF cho biết cuộc tập trận đã nâng cao kỹ năng chiến thuật và khả năng tương tác với các lực lượng hải quân tham gia.
Nhật và Mỹ nói cuộc tập trận thể hiện ý chí mạnh mẽ của các nước tham gia nhằm thực hiện một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Biên đội chiến đấu cơ F/A-18E, EA-18G và F-35B/C xếp đội hình bay qua nhóm tàu trong cuộc diễn tập.
Anh cũng khẳng định việc điều chiến hạm tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm khẳng định cam kết của nước này với khu vực.
Cây cầu huyết mạch kinh tế nối biên giới Mỹ-Canada thông thương trở lại Cầu Ambassador nối giữa biên giới Mỹ và Canada đã thông thương trở lại vào 14/2 (theo giờ Việt Nam) sau nhiều ngày "đóng băng" vì biểu tình xe tải tại Canada. Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình gây tắc nghẽn cầu Ambassador tại Ontario (Canada). Ảnh: CNN Cầu Ambassador nối giữa biên giới Mỹ và Canada đã thông thương trở...