Canada công bố chuẩn hóa chứng nhận tiêm chủng cho hoạt động đi lại quốc tế
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland ngày 21/10 cho biết, các chương trình hỗ trợ thu nhập được áp dụng trong đại dịch COVID-19 – dự kiến hết hạn theo lịch trình vào ngày 23/10 – sẽ được thay thế bằng giải pháp tiếp cận “có mục tiêu” hơn cho đến đầu tháng 5/2022, với chi phí 7,4 tỷ CAD (5,98 tỷ USD).
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Toronto, Canada. Ảnh: GETTY IMAGES/TTXVN
Thời hạn 23/10 cũng áp dụng cho các chương trình cung cấp phúc lợi trực tiếp đến chủ sử dụng lao động để giúp bù đắp chi phí thuê nhân công và tiền thuê nhà. Đó là các chương trình Trợ cấp tiền thuê nhà khẩn cấp Canada (CERS) và Trợ cấp tiền lương khẩn cấp Canada (CEWS). Với chi phí ước tính hơn 111 tỷ CAD, CEWS cho đến nay là chương trình lớn nhất trong số các biện pháp hỗ trợ trực tiếp trị giá 289 tỷ CAD mà Ottawa công bố trong đại dịch.
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng Thủ tướng Justin Trudeau, bà Freeland tuyên bố: “Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và thu nhập hiện hành sẽ kết thúc vào ngày 23/10 như đã thông báo trước đó. Chúng tôi đang chuyển từ sự hỗ trợ trên diện rộng (vốn phù hợp với lúc cao điểm của tình trạng đóng cửa nền kinh tế), sang các biện pháp có mục tiêu hơn, để đem sự trợ giúp đến những nơi cần thiết, đồng thời quản lý tài chính của chính phủ một cách thận trọng”.
Cùng ngày, Chính phủ Canada cũng thông báo triển khai 2 chương trình mới, bao gồm hỗ trợ tiền lương và tiền thuê nhà dành cho ngành du lịch được gọi là Chương trình phục hồi ngành du lịch – dịch vụ – khách sạn – nhà hàng; và Chương trình phục hồi doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mục tiêu hỗ trợ của Chương trình phục hồi doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các chủ sử dụng lao động đang phải đối mặt với “những tổn thất sâu sắc và lâu dài” do COVID-19. Chương trình sẽ hỗ trợ tiền lương và tiền thuê nhà, với mức trợ cấp tối đa 50%, dành cho các doanh nghiệp bị sụt giảm 75% doanh thu. Hai chương trình này sẽ có hiệu lực đến ngày 7/5, với mức hỗ trợ giảm dần sau ngày 13/3.
Ottawa cũng công bố một chương trình gọi là Trợ cấp cho người lao động trong thời gian đóng cửa, cung cấp mức hỗ trợ thu nhập 300 CAD/tuần dành cho những lao động không thể làm việc do tình trạng phong tỏa tại địa phương.
Mark Agnew, Phó chủ tịch phụ trách mảng chính sách và quan hệ chính phủ tại Phòng Thương mại Canada nhận định, việc chính phủ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp vẫn còn gặp hạn chế về năng lực, là phù hợp; và Ottawa đã đúng khi bắt đầu cắt giảm các chương trình vì chi phí leo thang.
Canada tăng tốc chiến dịch tiêm chủng để mở cửa lại biên giới với Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, những nỗ lực nhằm đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng của Canada đã đưa quốc gia này đi đúng hướng để có thể sớm mở lại biên giới với Mỹ vào tháng 7 tới.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Surrey, Canada, ngày 19/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau đề ra mốc 75% người dân được tiêm chủng đầy đủ là ngưỡng để dỡ bỏ các hạn chế ở biên giới. Con số này hiện ở mức khoảng 20%.
Lịch trình cung cấp vaccine cho thấy khoảng cách để đạt được mốc 75% trên có thể sẽ được thu hẹp đáng kể trong tháng tới. Trong một phát biểu mới đây, Bộ trưởng phụ trách mua sắm và dịch vụ công của Canada, bà Anita Anand, cho biết tỷ lệ người Canada đã tiêm chủng đầy đủ có thể đạt 80% vào cuối tháng 7 tới. Ông Trevor Tombe, Giáo sư trường Đại học Calgary, dự đoán có đến hơn 50% khả năng Canada sẽ đạt mốc đó trong khung thời gian trên. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của chính phủ, Canada sẽ phải tăng đáng kể tốc độ tiêm chủng - hiện vẫn nằm dưới mức 500.000 mũi tiêm/ngày.
Nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng chỉ trích cách tiếp cận thận trọng của Chính phủ Canada đối với việc mở cửa lại biên giới với Mỹ. Canada và Mỹ lần đầu tiên cấm các hoạt động đi lại không thiết yếu qua biên giới giữa hai nước vào tháng 3/2020 trong khuôn khổ các biện pháp kiểm soát đại dịch COVID-19. Kể từ đó, thỏa thuận này đã được hai nước gia hạn hằng tháng và mới được tiếp tục gia hạn đến ngày 21/7/2021. Ước tính, mặc dù dòng chảy của thương mại hàng hóa không bị gián đoạn, các doanh nghiệp liên quan đến du lịch - lữ hành của Canada đã thiệt hại khoảng 20 tỷ CAD (16,5 tỷ USD) trong năm 2020.
Thủ tướng Trudeau bảo vệ cách tiếp cận của Chính phủ Canada, nhấn mạnh việc mở cửa trở lại từng bước một là "con đường đúng đắn và có trách nhiệm". Ông cho biết tỷ lệ tiêm chủng không phải là yếu tố duy nhất mà chính phủ đang xem xét. Giới chức cũng đang tính đến xu hướng lây lan nhanh của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, cũng như tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Canada và nước ngoài.
Theo thống kê trên trang COVID-19 Tracker Canada, tính đến ngày 22/6, hơn 25 triệu người Canada, tức 2/3 dân số, đã tiêm một mũi tiêm vaccine phòng COVID-19. Khoảng 7,8 triệu người đã hoàn thành việc tiêm chủng. Để đạt được ngưỡng 75% người dân tiêm chủng đầy đủ - tương đương với 28,5 triệu người - Canada sẽ cần thêm 24 triệu mũi tiêm nữa. Với tốc độ tiêm chủng hiện tại là khoảng 432.000 liều mỗi ngày, Canada sẽ thiếu khoảng 8 triệu mũi tiêm để đạt được mục tiêu trên vào ngày 31/7 tới.
Chân dung tình báo viên đào tẩu khỏi Liên Xô và châm ngòi Chiến tranh Lạnh Vụ tình báo viên Liên Xô Gouzenko đào tẩu và cung cấp thông tin mật cho phương Tây đã dẫn tới hàng loạt vụ bắt giữ điệp viên trên khắp thế giới. Cựu nhân viên cơ yếu Igor Gouzenko (trái) trả lời phỏng vấn năm 1954 (Ảnh: AP). Vụ việc đồng thời kích hoạt một làn sóng "Sợ hãi Đỏ" ở Mỹ, Anh,...