Cần xử nghiêm lái xe “côn đồ” gây mất ATGT
Không chỉ vi phạm Luật GTĐB, lái xe còn dở thói côn đồ, buông lời lăng mạ và hăm dọa người khác khi không được nhường đường và bị nhắc nhở.
Hình ảnh tài xế xe ô tô BKS 18A – 168.60 đi ngược chiều và dở thói côn đồ khi bị nhắc nhở trên QL1A, đoạn qua tỉnh Hà Nam
Mới đây, mạng xã hội lan truyền clip một tài xế điều khiển chiếc ô tô Hyundai SantaFe BKS 18A – 168.60 di chuyển ngược chiều trên QL1A, đoạn qua huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Lái xe này không chỉ vi phạm Luật GTĐB, còn dở thói côn đồ, buông lời lăng mạ và hăm dọa người khác khi không được nhường đường và bị nhắc nhở.
Sự việc nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Sau khi xem đoạn clip, ai nấy đều “rùng mình” trước việc tham gia giao thông theo kiểu “tự sát” và thái độ “chợ búa” của tài xế xe SantaFe. Nhiều người mong muốn cơ quan chức năng sớm tìm ra người điều khiển phương tiện đó, xử nghiêm theo quy định của pháp luật.
Còn nhớ, cuối năm 2019, tại đoạn đường Lương Thế Vinh, phường Thanh Xuân Bắc ( quận Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều người tham gia giao thông cũng vô cùng phẫn nộ khi chứng kiến một tài xế xe ô tô con dở thói “côn đồ” ngay giữa đường với một lái xe khác khi bị nhắc nhở đi không đúng chiều quy định.
Do đoạn đường Lương Thế Vinh thường xuyên bị ách tắc ở khung giờ cao điểm sáng và chiều nên đoạn đường này chỉ cho phép ô tô lưu thông một chiều theo hướng Nguyễn Trãi – Lương Thế Vinh để tránh ùn tắc. Tuy nhiên, một tài xế vô tư chạy ô tô ngược chiều (từ hướng Tố Hữu) vào, bị một tài xế khác chạy xe đúng chiều nhắc nhở. Song, người đi sai luật không những không tiếp thu mà còn ra khỏi xe, tung cú đấm rất mạnh vào người đang quay clip hành vi vi phạm của mình. Người vi phạm sau khi hành hung người khác, vẫn ung dung đi ngược chiều hết quãng đường còn lại.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho rằng, những trường hợp trên chỉ là một trong số rất nhiều vụ việc liên quan đến hành vi coi thường pháp luật, coi thường tính mạng những người xung quanh.
“Hành vi đi ngược chiều không chỉ khiến tình trạng ùn tắc trở nên nghiêm trọng hơn mà tại các trục quốc lộ, cao tốc sẽ là nguyên nhân gây ra những vụ TNGT thảm khốc khi tài xế cho xe chạy với tốc độ cao và không kịp quan sát”, ông Thạch nói và cho biết, Nghị định 100/2019 đã tăng nặng mức phạt đối với xe ô tô đi ngược chiều từ 800.000 – 1.200.000 đồng lên 3 – 5 triệu đồng, cùng hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 4 tháng.
Riêng trường hợp ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc, mức phạt sẽ là 16 – 18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 5 – 7 tháng.
Theo ông Thạch, đối với những trường hợp ô tô đi ngược chiều, ngoài việc xử lý nghiêm theo khung hình phạt mới, quá trình xử phạt, hình ảnh người vi phạm cũng cần phải được truyền thông rộng rãi để tạo sự răn đe với những người manh nha có hành vi tương tự. Điều này vừa tác động đến tâm lý người phạm luật, để họ phải biết xấu hổ trước cộng đồng, vừa điều chỉnh hành vi trong những lần tham gia giao thông tiếp theo.
Nam Khánh ( GTVT )
Video đang HOT
Hà Nam: Xi măng Xuân Thành "cày nát" môi trường, khai thác quặng trước phép?
Không chỉ bị tố hoạt động khai thác đá sét ở xã Thanh Hương (Hà Nam) gây ô nhiễm môi trường, phá "nát" đường ĐH13, Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành còn bị nhiều người dân "tố" có dấu hiệu khai thác đá sét trước khi được cấp phép?
Xi măng Xuân Thành phá hủy môi trường, "cày nát" mặt đường
Theo phản ánh của nhiều người dân xã Thanh Hương (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), từ khoảng năm 2014 đến nay, Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành (có địa chỉ tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) tiến hành khai thác mỏ đá sét tại khu vực Khe Non 2 (xã Thanh Hương). Việc khai thác khiến cuộc sống của người dân phải hứng chịu những hệ lụy nặng nề do ô nhiễm môi trường.
Người dân cho hay, hàng ngày hệ thống máy xúc, máy ủi cùng đoàn xe ô tô của xi măng Xuân Thành hoạt động nối đuôi nhau chạy rầm rầm từ phía mỏ đá sét về nhà máy đã kéo theo những "cơn bão" bụi ập vào người đi đường, bám phủ đầy nhà cửa, cây cối dọc hai bên đường.
Những chiếc xe tải gắn logo "Tập đoàn Xuân Thành" phía trước chạy rầm rầm chở đá sét từ khu mỏ Khe Non 2 về nhà máy.
Một người dân xã Thanh Hương chia sẻ với PV Kiến Thức: "Máy móc họ làm thâu đêm suốt sáng, không bao giờ nghỉ. Trước kia, khi mưa xuống đất ở trên mỏ đá chảy theo nước vùi hết cả vào cả hoa màu, vũng nước tưới tiêu của người dân phía dưới. Công ty xi măng Xuân Thành sau đấy phải đền bù cho người dân.
Ngày trước, khi mới tiến hành khai thác ô tô chạy gây ô nhiễm nhiều, người dân có phản ánh lên chính quyền nhưng không xử lý được. Sau đấy, họ bức xúc mang cả gạch đá ra chặn đường không cho xe tải qua. Đến nay thì đỡ hơn một chút vì Công ty họ cho xe nước rửa và quét đường, nhưng không ăn thua".
Người dân chia sẻ với PV về việc hoạt động khai thác đá sét của Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành gây ô nhiễm môi trường.
Ghi nhận thực tế của PV Kiến Thức ngày 10/3, các phương tiện máy móc của Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành khai thác đá sét ở khu vực Khe Non 2 diễn ra rầm rộ, khu đồi xanh rộng lớn dần dần bị "cạo trọc" nham nhở để lộ ra những "lớp thịt" màu đỏ đen.
Tại khu mỏ, bụi còn bay mù mịt bao phủ cả vùng rộng lớn nhưng không thấy được che chắn hay phun sương để hạn chế.
Tuyến đường dân sinh trên địa bàn xã Thanh Hương, nơi có đoàn xe của Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành chạy qua đang bị "cày nát" mặt, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Mặc dù tuyến đường ĐH13 cắm biển giới hạn trọng tải 10 tấn, nhưng hàng trăm lượt xe ô tô "Tập đoàn Xuân Thành" chở đá sét vẫn chạy rầm rầm mà không thấy bóng dáng lực lượng chức năng?
Trong khi, tuyến đường ĐH13 cắm biển giới hạn trọng tải 10 tấn, nối từ QL1A vào khu mỏ sét dài khoảng 3km liên tục phải "oằn mình" cõng cả trăm lượt xe ô tô tải chở sét gắn logo "Tập đoàn Xuân Thành" chạy rầm rầm, nhưng không thấy bóng dáng lực lượng chức năng xử lý.
Mặt đường thì đất đá rơi vãi, trơn trượt nằm xen lẫn với những ổ voi, ổ gà. Nhiều người đi xe máy qua tuyến đường này đành phải bịt kín mũi miệng, bẻ tay lái "né" liên tục.
Mời độc giả xem video: Bụi bay mù mịt bao phủ cả vùng rộng lớn ở khu mỏ khai thác đá sét của Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành.
Có hay không việc Xi măng Xuân Thành khai thác quặng trước phép?
Liên quan đến nghi vấn Công ty Xi măng Xuân Thành khai thác quặng trước phép, theo tìm hiểu của PV, ngày 29/3/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp giấy phép mang số 780/GP-BTNMT cho Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành khai thác bằng phương pháp lộ thiên đá sét xi măng Khe Non 2 thuộc các xã Thanh Hương, Thanh Lưu, Liêm Sơn (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Trong đó, diện tích khu vực theo giấy phép mà Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành được cấp là 74,5ha, chia làm 3 khu vực với trữ lượng là 30.847.646 tấn đá sét.
Theo giấy phép, thời gian khai thác là 27 năm, trong đó có 1 năm để xây dựng cơ bản. Trước khi tiến hành khai thác, Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành phải nộp thiết kế mỏ được lập, thẩm định. Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam để kiểm tra thực địa, xác định tọa độ, mặt bằng khai thác, cắm mốc giới khu vực được phép khai thác và phải thực hiện đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, phục hồi môi trường của dự án khi khai thác xong.
Thêm nữa, trước khi khai thác, doanh nghiệp này phải đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác, thông báo về giám đốc điều hành mỏ, kế hoạch khai thác, chế biến tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Tuy nhiên, nhiều người dân xã Thanh Hương tiết lộ, từ năm 2014 họ đã thấy máy móc và các đoàn xe của Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành vào khu mỏ quặng Khe Non 2 khai thác rầm rộ chứ không phải đến năm 2019 mới tiến hành khai thác?
"Nếu mà năm 2019 họ mới khai thác thì lấy đâu ngọn núi đã bị đào khoét nham nhở như vậy", một người dân giấu danh tính chia sẻ.
Ông Nguyễn Hồng Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hương.
Đáng chú ý, tại buổi làm việc với PV Kiến Thức sáng ngày 10/3 về việc hoạt động khai thác đá sét của xi măng Xuân Thành gây ô nhiễm, ban đầu ông Nguyễn Hồng Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hương trả lời một cách quanh co rằng: "Chúng tôi không nhận được đơn từ, phản ánh nào của dân về vụ việc này". Về thời điểm khai thác mỏ, ông Thanh nói lấp lửng: "Tôi mới tiếp nhận Phó Chủ tịch vài tháng nay cũng không nắm được".
Thế nhưng, ngay sau đó, ông Nguyễn Hồng Thanh nhanh chóng thừa nhận "có việc các xe ô tô chở đá sét của Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành gây ô nhiễm môi trường". Ông Thanh nói: "Bản thân tôi vào trong khu đấy đám ma thấy đường ô nhiễm. Bây giờ ảnh hưởng môi trường, chúng tôi đang đề nghị Công ty xi măng Xuân Thành phải phun tưới nước đường".
Tiếp đó, ông Thanh cung cấp cho PV văn bản số 07/BC-UBND xã Thanh Hương do ông Nguyễn Xuân Thái - Phó Chủ tịch UBND xã ký ngày 12/2/2019 gửi: UBND huyện Thanh Liêm; Phòng kinh tế và hạ tầng huyện Thanh Liêm; Công an huyện Thanh Liêm về việc: Xe quá tải chạy trên đường ĐH13 gây hỏng đường và ô nhiễm môi trường từ Quốc lộ 1A và thôn 2 Lời - xã Thanh Hương.
Trong văn bản, ông Thái nhấn mạnh: "Việc khai thác mỏ núi sét của Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành có nhiều xe chở sét có trọng tải lớn chạy qua tuyến đường trên đã làm hỏng đường, mặt đường một số vị trí bị gãy, xuất hiện hố to, nhỏ, một số xe chạy không phủ bạt, chở quá tải làm văng vãi sét, công tác tưới nước mặt đường không đảm bảo...".
"UBND xã đã nhiều lần có văn bản đề nghị các Công ty khai thác sét giảm tải và tưới nước đường thường xuyên nhằm đảm bảo không làm hỏng đường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp hai bên đường. Nhưng đến nay, các Công ty khai thác sét vẫn thường xuyên có nhiều xe quá tải, gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các hộ dân hai bên đường và người tham gia giao thông", văn bản nêu.
Khu vực nhà máy xi măng Xuân Thành ở tỉnh Hà Nam.
Trả lời báo chí ông Nguyễn Văn Duy - Phó Chủ tịch thị trấn Tân Thanh (trước đây là xã Thanh Lưu và Thanh Bình nhập lại - PV) cho biết, Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành khai thác mỏ đá sét xi măng thuộc địa bàn xã Thanh Hương từ khoảng 7-8 năm nay. Tại địa bàn thị trấn Tân Thanh, cuối năm 2019, Công ty Xuân Thành khai thác chạm vào ranh giới, tuy nhiên chưa có đền bù cụ thể, một số chỗ vướng dân, nên yêu cầu dừng. Đồng thời lãnh đạo thị trấn Tân Thanh cũng khẳng định, trong quá trình khai thác tại mỏ đá xi măng Xuân Thành thì lượng đất gió thổi bụi xuống khu dân cư phía dưới nên ô nhiễm môi trường, đồng thời có ô nhiễm tiếng ồn.
Trong khi đó, ông Vũ Quang Bắc - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành lại khẳng định với báo chí: "Công ty được cấp phép khai thác khoáng sản từ tháng 3/2019". Ông Bắc đã phủ nhận việc khai thác và nói đó chỉ là quá trình xây dựng mỏ cơ bản, công ty tận thu đá sét vận chuyển về nhà máy.
Vị Giám đốc điều hành Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành cũng chia sẻ thêm với báo chí, tính đến hết năm 2019, Công ty đã tận thu được 200.000 tấn đá sét vận chuyển về nhà máy xi măng. Tuy nhiên vị này lại khước từ khi báo chí đề nghị được xem các giấy tờ liên quan đến tính pháp lý của xây dựng cơ bản mỏ, thiết kế xây dựng mỏ, giấy tờ thể hiện nộp tiền thuế, phí khai thác khoáng sản.
Đoàn Khang
Theo Kinthuc
Nơi đây từng có chuyện nửa đêm trai tráng ra chùa "cướp" 1 cụ già Theo nhà văn Đoàn Ngọc Hà, trước đây ở xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) có tục "cướp" lão hết sức độc đáo và ý nghĩa. Tục "cướp" lão được diễn ra tại Phúc Khê tự (còn gọi là chùa Ba Chạ) vào đêm rằm tháng 2. Phúc Khê tự có từ thế kỷ thứ XIII. Tên Phúc Khê tự...