Cần xác định rõ con đường phát triển cho các trường cao đẳng sư phạm
Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng, cần nhận diện rõ vai trò, sứ mệnh của các trường cao đẳng sư phạm, xây dựng hướng phát triển trong tương lai cho các trường.
Ngày 13/10, Câu lạc bộ Các trường cao đẳng sư phạm tổ chức tọa đàm trực tuyến góp ý cho Dự thảo điều lệ trường cao đẳng sư phạm lần 2.
Chương trình có sự tham dự của Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Tiến sĩ Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn của Hiệp hội; Lãnh đạo văn phòng, các ban thuộc Hiệp hội; bà Phạm Thị Hoa – Chuyên viên Vụ Giáo dục đại học ( Bộ Giáo dục và Đào tạo) cùng đại diện lãnh đạo của các trường cao đẳng sư phạm trên cả nước.
Tọa đàm trực tuyến góp ý cho Dự thảo điều lệ trường cao đẳng sư phạm lần 2. (Ảnh: PM)
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ khẳng định những đóng góp quan trọng của các trường cao đẳng sư phạm trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên cho các địa phương.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, các trường đang đứng trước muôn vàn khó khăn. Luật Giáo dục 2019 có nhiều thay đổi quan trọng liên quan trực tiếp tới trình độ đội ngũ giáo viên. Cụ thể, giáo viên mầm non phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên.
“Nâng cao trình độ giáo viên là một mục tiêu quan trọng và có ý nghĩa đối với ngành giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, các trường cao đẳng sư phạm vô tình bị đẩy vào tình thế khó khăn.
Trước đây, các trường cao đẳng sư phạm đã đào tạo đội ngũ giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở, có nhiều trường với lịch sử xây dựng, phát triển từ 50 – 60 năm, có bề dày kinh nghiệm và thành tích to lớn.
Phải nhìn nhận công bằng, khách quan vai trò, sứ mệnh của các trường cao đẳng sư phạm, cần có định hướng, chiến lược phát triển các trường trong tương lai như thế nào?
Các trường cao đẳng sư phạm cần được liên kết với các cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và đào tạo giáo viên từ mầm non đến trung học cơ sở; trong tương lai có thể phát triển thành các trường đại học đa ngành ở địa phương”, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm.
Tiến sĩ Hồ Cảnh Hạnh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các trường cao đẳng sư phạm, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa Vũng Tàu đã trình bày báo cáo kết quả tổng hợp ý kiến góp ý Dự thảo Điều lệ trường cao đẳng sư phạm lần 2.
Trước đó, các trường thành viên trong câu lạc bộ cũng đã tổ chức tọa đàm góp ý cho Dự thảo Điều lệ trường cao đẳng sư phạm lần 1 vào tháng 6 năm 2021. Ban soạn thảo đã tiếp thu cơ bản hầu hết những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các trường, nhanh chóng biên tập, chỉnh sửa và công bố bản dự thảo mới.
Theo đó, Dự thảo Điều lệ trường cao đẳng sư phạm lần 2 có một số điểm khác so với bản dự thảo lần 1 như: Bổ sung một điều về địa vị pháp lý của các trường cao đẳng sư phạm; Bổ sung một điều về loại hình các trường cao đẳng sư phạm; Hội đồng khoa học đào tạo được đưa riêng vào nội dung của 1 điều (điều 13); Sắp xếp, gộp lại các điều khoản có nội hàm tương đương; Bỏ đối tượng áp dụng là viên chức và người lao động ra khỏi áp dụng Điều lệ trường cao đẳng sư phạm; Không ban hành điều lệ kèm theo thông tư, mà thực hiện theo hình thức thông tư quy định điều lệ trường cao đẳng sư phạm
Đối với dự thảo Điều lệ trường cao đẳng sư phạm lần 2, các trường cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo này. Bên cạnh đó, có một số góp ý bổ sung điều chỉnh liên quan đến nội dung và hình thức.
Cụ thể, các trường mong muốn Điều lệ khẳng định rõ: trường cao đẳng sư phạm được phép liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng chuẩn trình độ giáo viên; trường cao đẳng sư phạm được phép tổ chức các khóa bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, cấp chứng chỉ đào tạo khóa học trong lĩnh vực và trình độ đào tạo của nhà trường.
Video đang HOT
Trong điều lệ, nên gộp nội dung quản lý nhà nước và quản lý các trường cao đẳng sư phạm vào chung 1 điều; Nội dung về loại hình các trường cao đẳng sư phạm nên đưa vào địa vị pháp lý của các trường cao đẳng sư phạm.
Đồng thời, các trường góp ý Điều lệ quy định giao nhiệm vụ cho các trường cao đẳng sư phạm bồi dưỡng chứng chỉ cho các thầy cô, cán bộ quản lý đối với bậc mầm non; có quy định cụ thể về số thành viên của Hội đồng trường,…
Với những góp ý nhiệt tình của các trường cao đẳng sư phạm, bà Phạm Thị Hoa, chuyên viên Vụ Giáo dục Đại học cho biết, Vụ Giáo dục Đại học rất chia sẻ với những khó khăn của các Trường Cao đẳng sư phạm trong giai đoạn vừa qua, ghi nhận những đóng góp của các trường trong việc đào tạo nguồn lực giáo viên cho các địa phương.
Với những góp ý của các trường, Vụ Giáo dục Đại học sẽ tiếp tục nghiên cứu để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thành Điều lệ trường cao đẳng sư phạm. Với những góp ý vượt quá thẩm quyền của thông tư, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ có giải trình rõ ràng với các trường.
Vụ Giáo dục Đại học sẽ luôn đồng hành, kết nối, phối hợp chặt chẽ với các trường để có những hướng đi mới cho các trường cao đẳng sư phạm.
Cũng tại buổi tọa đàm, Câu lạc bộ Các trường cao đẳng sư phạm đã tổ chức kiện toàn Ban chủ nhiệm của Câu lạc bộ và tổ chức chia tay với các lãnh đạo các trường cao đẳng sư phạm chuyển công tác.
Có phải trình độ cao đẳng của Việt Nam nằm dưới "chuẩn quốc tế" một cấp độ? (1)
Để học thật, thi thật, nhân tài thật ở bậc đại học thì cần đưa quản lý nhà nước bậc cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo, không để như hiện nay.
Ảnh minh họa
"Học thật, thi thật, nhân tài thật" trở thành chủ đề bàn luận thu hút sự tham gia của nhiều người trong thời gian qua.
Vấn đề này cũng được đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề cập một cách nghiêm túc trong bài phát biểu với báo chí hồi tháng 5/2021.
Xung quanh vấn đề này, mỗi học giả khi đưa ra chính kiến của mình đều có một góc nhìn riêng. Trong đó, có nhiều ý kiến cụ thể, trọng tâm với mong muốn cần có sự thay đổi liên quan đến khâu tổ chức, quản lý giáo dục đào tạo để tránh tình trạng học giả nhưng bằng thật, bằng cấp không tương xứng với trình độ đào tạo, thậm chí nhập nhằng trong đào tạo và cấp bằng.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng có chính kiến riêng về vấn đề này đối với hệ đào tạo cao đẳng, đại học.
Theo quan điểm của vị này, để "học thật, thi thật, nhân tài thật" thì cần đưa quản lý nhà nước bậc cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo không để Bộ Lao động, Thương binh và xã hội quản lý như hiện nay.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho biết, về vấn đề này, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi Thường trực Ban Bí thư, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Thường trực Chính phủ, và gần đây nhất là ngày 17/5, Hiệp hội có văn bản gửi Bộ Nội vụ để giải thích thêm về kiến nghị của mình sau khi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có ý kiến gửi Bộ Nội vụ.
Theo Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nhìn vào công văn trả lời của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Bộ Nội vụ cho thấy lập luận về phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế UNESCO năm 2011 (gọi tắt là ISCED-2011) có nội dung thiếu chính xác.
Cụ thể, văn bản của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội giải thích: "Bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay có chương trình thuộc giáo dục sau trung học, nhưng không phải giáo dục đại học" và gán cho đây là cấp độ 5.
Tuy nhiên, khi đối chiếu với ISCED-2011 thì các chương trình thuộc "giáo dục sau trung học nhưng không phải là giáo dục đại học" chỉ thuộc cấp độ 4. Còn các chương trình cấp độ 5 (cao đẳng), cấp độ 6 (cử nhân), cấp độ 7 (thạc sỹ) và cấp độ 8 (tiến sỹ) mới thuộc giáo dục đại học (tertrary education).
Công văn trả lời của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội gửi Bộ Nội vụ với những lập luận về phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế UNESCO năm 2011 (ảnh chụp tư liệu)
Như vậy để thấy, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa hệ cao đẳng xuống dưới "chuẩn quốc tế" một cấp độ.
Trong bài viết này chúng tôi phân tích rõ hơn về cấp độ 3, cấp độ 5 theo "Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế" do UNESCO ban hành. Phiên bản mới nhất là ISCED -2011, được ban hành năm 2011, có hiệu lực trên toàn thế giới từ 2014, cho tất cả thành viên UNESCO, trong đó có Việt Nam.
Các chương trình ở cấp độ 3 thường được thiết kế để hoàn thiện giáo dục trung học và chuẩn bị cho giáo dục đại học hoặc trang bị các kỹ năng liên quan đến việc làm, hoặc cả hai.
Các chương trình thuộc cấp độ 3 có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn: trung học (giai đoạn 2/ các khối lớp cuối cấp), giáo dục cấp 3, cao trung. Vì mục đích so sánh quốc tế, thuật ngữ "giáo dục trung học bậc cao" được sử dụng để đặt tên cho cấp độ 3.
Cấp độ 3 đòi hỏi phải hoàn thành trung học bậc thấp (cấp độ 2) hoặc phải có khả năng tiếp thu nội dung của cấp độ 3 thông qua việc kết hợp giữa quá trình giáo dục trước đó và trải nghiệm công việc và cuộc sống yêu cầu có một trình độ ở cấp độ 2 hoặc một mức độ thành tích giáo dục nhất định sẽ là điều kiện cần để được nhập học một phần hoặc toàn bộ chương trình cấp độ 3.
Học sinh tốt nghiệp các chương trình trung học phổ thông thuộc cấp độ 3 có thể chọn con đường hoàn thiện một trình độ trung cao nghề; hoặc học sinh tốt nghiệp của các chương trình trình trung học nghề bậc cao có thể lựa chọn con đường nâng cao trình độ hoặc củng cố chuyên môn sâu hơn nữa.
Việc hoàn thành chương trình ở cấp độ 3 là điều kiện cần để vào học các chương trình thuộc cấp độ 4. Những yêu cầu đầu vào này có thể thấp hơn so với các chương trình đại học ở cấp độ 5,6 hoặc 7.
Cấp độ 5 : Căn cứ cấp độ của ISCED có thể thấy, các chương trình thuộc cấp độ 5 có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn: chương trình đào tạo thợ cả, hệ cao đẳng, hệ tú tài 2, giáo dục kỹ thuật cấp cao, cao đẳng cộng đồng, hệ đào tạo kỹ thuật kỹ thuật viên hoặc dạy nghề bậc cao... Vì mục đích so sánh quốc tế, thuật ngữ "hệ cao đẳng" được sử dụng để đặt tên cho cấp độ 5. Cấp độ 5 có thời gian học tối thiểu từ 2 đến 3 năm.
Đây là cấp độ đầu tiên của giáo dục đại học, thường được thiết kế nhằm cung cấp cho nguời học các kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên nghiệp.
Thông thường, những chương trình này có các nội dung định hướng thực hành, gắn với đặc thù nghề nghiệp và chuẩn bị cho người học bước vào thị trường lao động.
Tuy nhiên, những chương trình này cũng mở ra con đường chuyển tiếp/liên thông lên các chương trình giáo dục đại học khác (các cấp độ 6, 7 và 8).
Phân tích như vậy để thấy, muốn vào học các chương trình thuộc bậc giáo dục đại học người học bắt buộc phải hoàn thành cấp độ 3 (trung học phổ thông hoặc tương đương).
Đặc biệt, tại tài liệu về ISCED-2011 đã nêu rất rõ mối quan hệ giữa Khung trình độ quốc gia và bảng phân loại ISCED, cụ thể: " Các khung trình độ quốc gia và khu vực có thể là những công cụ hữu hiệu để tách biệt kiến thức, kỹ năng và năng lực liên quan đến các chương trình và trình độ giáo dục khác nhau. Ở nhiều quốc gia có khung trình độ này để mô tả các mức độ năng lực và kỹ năng của người dân theo nghĩa thành tựu giáo dục. Đề nghị các quốc gia phải minh bạch hóa mối liên hệ giữa phân loại ISCED và các khung trình độ quốc gia hay khu vực nếu như đó có khung trình độ ".
Tuy nhiên trong công văn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội lại chỉ thừa nhận rằng: "Trên thế giới không phải nước nào cũng có hệ thống giáo dục theo đúng Bảng phân loại ISCED-2011 vì bảng này chỉ có tính chất để so sánh, phân loại các trình độ giáo dục của các nước. Thực tế, hiện nay các nước đều đang tồn tại một loại khung trình độ quốc gia, tương đồng với khung trình độ của châu lục hoặc của một khu vực...".
Câu hỏi đặt ra là tại sao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ "bám" vào Khung trình độ quốc gia mà hoàn toàn "lờ" đi ISCED-2011.
Chưa kể đến việc, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn khẳng định "tại một số quốc gia trên thế giới, trình độ cao đẳng hoặc tương đương được phần lớn các nước xếp vào trình độ của giáo dục nghề nghiệp..." tuy nhiên, theo ISCED-2011 không hề có bậc giáo dục nghề nghiệp mà chỉ có giáo dục đại học và giáo dục trung học, giáo dục nghề/ giáo dục chuyên nghiệp....
Rõ ràng nhầm lẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi đồng nhất khái niệm lĩnh vực đào tạo với khái niệm bậc học (chỉ gắn với trình độ học vấn) là không thể chấp nhận được.
ISCED-2011 được chia thành 9 cấp độ, cụ thể:
Cấp độ 0 cho giáo dục mầm non.
Cấp độ 1 cho tiểu học.
Cấp độ 2 cho trung học bậc thấp, tách ra theo hai luồng là trung học cơ sở dành cho giáo dục phổ thông và một luồng theo hướng dạy nghề được gọi là sơ học nghề.
Cấp độ 3 cho trung học bậc cao (bên giáo dục phổ thông là trung học phổ thông, còn nhánh theo hướng nghề là trung học nghề).
Cấp độ 4 cho giáo dục sau trung học, nhưng chưa phải đại học.
Cấp độ 5 cho cao đẳng.
Cấp độ 6 cho trình độ cử nhân và tương đương.
Cấp độ 7 cho thạc sĩ.
Cấp độ 8 cho tiến sĩ.
Đặc biệt, theo ISCED-2011, các cấp độ 2,3 thuộc về bậc Giáo dục trung học, các cấp độ 5,6,7 và 8 thuộc về bậc Giáo dục đại học. Không có khái niệm "Bậc Giáo dục nghề nghiệp" như ở Việt Nam.
* Chủ đề này, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục phân tích ở 2 bài viết sau.
Các trường đại học phải công khai, minh bạch để xã hội giám sát chất lượng Các trường đại học phải tăng cường thực hiện trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch thông tin theo quy định để người học, và toàn xã hội giám sát hoạt động và chất lượng. Bộ GD-ĐT vừa có văn bản đề nghị các đại học, học viện, trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm thực hiện nhiệm vụ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thanh Huế: 'Có người nói mặt tôi chỉ hợp đóng vai hư hỏng, ăn chơi'
Sao việt
22:49:00 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Khoảnh khắc MIN ôm chầm "trai lạ" mãi không buông, liên tục cúi đầu gây khó hiểu
Nhạc việt
22:10:24 18/05/2025
TP.HCM truy vết thuốc giả, siết toàn bộ chuỗi cung ứng y tế
Tin nổi bật
22:05:10 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025
LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube
Nhạc quốc tế
21:42:00 18/05/2025
Tạm giữ hình sự tài xế dừng xe rút tiền gây tai nạn chết người
Pháp luật
21:30:02 18/05/2025
Bố chồng nằng nặc đòi cho cháu trai đích tôn thừa kế ngôi nhà 3 tầng, dù cháu mới 11 tuổi, khiến vợ chồng tôi chấn động
Góc tâm tình
21:27:00 18/05/2025