Cẩn trọng với phòng học máy lạnh!
Chớ lầm tưởng mọi phòng học máy lạnh đều tốt cho con em chúng ta.
Có trường 100% lớp gắn máy lạnh
Bà Vũ Thị Thơ – Hiệu trưởng trường Tiểu học Lương Thế Vinh (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho hay: “Nhà trường có 41 lớp ở 5 khối thì trung bình mỗi khối có khoảng 2 lớp gắn máy lạnh. Cha mẹ muốn tạo điều kiện cho các em học sinh thì nhà trường cũng phải tôn trọng chứ đâu có quyền ngăn cản”. Một phụ huynh của trường THCS Chu Văn An (Q.1) cho biết: “Không chỉ nghỉ trưa mà ngay trong giờ học các cháu cũng hoàn toàn sử dụng máy lạnh”. Trong khi đó, trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền và Phan Văn Hân (Q.3) có 100% phòng học được gắn máy lạnh.
Các bệnh thường gặp
– Nếu nhiệt độ điều chỉnh xuống quá thấp, các mạch máu co lại, giảm lưu thông dễ phát sinh đau khớp nhiệt độ nội, ngoại thất chênh lệch quá cao dễ gây cảm do cơ thể không kịp thích nghi. – Cảm giác “lạnh” làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn, dẫn đến mạch máu trong khoang ngực, bụng co rút, sự vận động của đường ruột giảm dễ gây ra nhiều bệnh đường tiêu hóa. – Đối với nữ giới, giá lạnh có thể ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng, làm phóng noãn bị trở ngại, biểu hiện là kinh nguyệt không đều. – Bộ phận lọc của máy lạnh có thể hút đi quá nhiều ion âm trong không khí, làm ion dương trong phòng tăng nhiều, mất cân bằng tỷ lệ ion âm và ion dương sẽ làm cho các chức năng sinh lý cơ thể bị rối loạn. Tiến sĩ – bác sĩ BÙI MẠNH HÀ
Ông Nguyễn Đạt Sử – Hiệu phó trường Tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM) cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ khi nào họp là phụ huynh lại đề xuất được ráp máy lạnh cho phòng học của con em mình. Có những phụ huynh còn chủ động tặng máy mà không cần đến sự đóng góp của những phụ huynh khác”. Ông Lý Văn Huệ – Hiệu trưởng trường Tiểu học Hòa Bình (Q.1), cũng thông tin: “Trường có gần 40 lớp thì 100% đều sử dụng máy lạnh”.
Với nhiều phụ huynh, điều kiện học tập trong phòng máy lạnh là một trong những tiêu chí lựa chọn trường cho con em. Chẳng hạn trường Mầm non Sân Lá Cọ (Q.3) khi nói về cơ sở vật chất của trường đã dành nguyên một mục để giới thiệu về máy lạnh. Tình hình tương tự ở các trường quốc tế ACG, TIS… Chị Hồ Ngọc Anh – phụ huynh học sinh ở Q.3, cho hay: “Do thời tiết nóng quá nên khi thấy trường học có gắn máy lạnh thì mừng vì nghĩ rằng con mình sẽ mát mẻ”. Bà Võ Ngọc Thu – Trưởng phòng Giáo dục Q.5, kể lại: “Có nhiều phụ huynh xin vào các trường mầm non (chuẩn) học, sau vài ngày, họ phản ánh: trường không có máy lạnh và xin cho con thôi học”.
Chưa lưu ý yếu tố kỹ thuật
Do đây là nhu cầu xuất phát từ phía phụ huynh học sinh nên từ trước đến nay việc lắp đặt máy lạnh mang tính tự phát, phần nhiều chưa chú ý đến yếu tố kỹ thuật. Đề cập vấn đề này, ông Hoàng Trọng Hùng Dũng – Hiệu phó trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền (Q.3), xác nhận: “Khi phụ huynh cho người đến ráp máy, nhà trường chỉ hướng dẫn lắp đặt chỗ nào cho thuận tiện chứ thật tình không tìm hiểu kỹ về quy định thông gió và đều không có quạt hút”. Nhiều trường khác có sử dụng máy lạnh cũng không lưu ý nhiều đến các yếu tố kỹ thuật.
Khi lắp đặt máy lạnh, chúng ta chỉ quan tâm đến nhiệt độ mà không chú ý đến nồng độ khí độc trong phòng cũng như các nhân tố khác gây ô nhiễm. Vì thế, người trong phòng máy lạnh rất dễ chịu vì luôn mát mẻ, dễ ngủ, nhưng sức khỏe lại bị ảnh hưởng xấu do môi trường trong phòng đã bị ô nhiễm quá nhiều Tiến sĩ – bác sĩ BÙI MẠNH HÀ
Video đang HOT
Về việc này, bác sĩ Nguyễn Tài Dũng – Phụ trách y tế của Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định: “Từ trước đến nay, quy định về phòng học không có đề cập đến chuyện lắp đặt máy lạnh. Vài năm trở lại đây, nhu cầu trường học sử dụng máy lạnh ngày càng nhiều nên sắp tới Sở sẽ tổ chức hội thảo và định hướng cụ thể cho các trường sao cho đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, trong phòng chống dịch, chúng tôi không khuyến khích các trường sử dụng vì mở cửa thông thoáng, ánh sáng chiếu vào phòng học rất tốt cho học sinh tránh được việc tích tụ nấm mốc…”.
Lợi bất cập hại
Trên thực tế, học tập và sinh hoạt thường xuyên trong môi trường máy lạnh dễ sinh ra nhiều chứng bệnh. Bác sĩ Nguyễn Tuấn Như – khoa Tai – mũi – họng – Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đưa ra các biện pháp khắc phục. Bác sĩ cho biết: “Để phòng chống các loại bệnh tật trong môi trường máy lạnh cho học sinh, cần đảm bảo các yếu tố như thiết kế phòng phải đảm bảo tiêu chuẩn thông khí. Hiện nay, nhiều trường học thường bỏ qua hoặc do cơ sở vật chất cũ khi cải tạo lại nên không quan tâm về vấn đề này. Mặt khác, trong một khoảng thời gian nào đó cần cho nắng rọi vào để diệt các vi nấm trên bề mặt sàn phòng. Cần vệ sinh máy lạnh định kỳ bởi máy lạnh sẽ là nơi tích tụ nấm mốc, bụi bẩn, khi mở sẽ thổi bụi, vi nấm vào trong phòng, dễ gây bệnh. Mặt khác, cần lau sàn nhà bằng nước sát khuẩn để giữ vệ sinh. Đối với trẻ em, chúng ta nên để ở nhiệt độ từ 26-27 độ C”.
Hạn chế sự thông minh và khả năng sáng tạo
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy chất lượng không khí trong nhà và cao ốc văn phòng trên toàn thế giới đang sút giảm nghiêm trọng. Gần một tỉ người, phần lớn là trẻ em và phụ nữ, đang hít thở không khí trong nhà với mức ô nhiễm gấp 100 lần cho phép của WHO. Khi máy điều hòa hoạt động, không khí trong phòng vẫn không có lợi cho sức khỏe, do phòng phải thiết kế kín và máy chỉ làm nhiệm vụ bơm vào chứ không hút ra. Do vậy, các khí độc như CO2 (từ hơi thở), ozonradon, sunfur được giải phóng từ chất sơn tường, thảm, hóa chất, khí thơm, máy móc, gỗ chế biến… sẽ tích lại với nồng độ cao, gây bệnh về hô hấp (viêm, dị ứng mũi họng). Ngoài ra, nó làm nặng thêm các triệu chứng hen, khó chịu và có thể biểu hiện: sốt, ớn lạnh, ho, tức ngực, đau cơ khớp, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngứa da, ngạt thở… giống như cảm cúm. Các biểu hiện này sẽ hết dần hoặc biến mất khi ra khỏi phòng máy lạnh. Nếu chúng xảy ra thường xuyên, bệnh trở thành mãn tính. Nồng độ O2 phụ thuộc vào chất lượng không khí bên ngoài hút vào nhưng do các khí thải ra không có đường thoát nên ngày càng tích tụ và tăng dần lên, hậu quả là sẽ khiến trẻ buồn ngủ, giảm tiếp thu cái mới, hạn chế sự thông minh và khả năng sáng tạo. Các nghiên cứu khoa học về an toàn vệ sinh cho biết: khi lắp đặt máy lạnh, chúng ta chỉ quan tâm đến nhiệt độ mà không chú ý đến nồng độ khí độc trong phòng cũng như các nhân tố khác gây ô nhiễm. Vì thế, người trong phòng máy lạnh rất dễ chịu vì luôn mát mẻ, dễ ngủ, nhưng sức khỏe lại bị ảnh hưởng xấu do môi trường trong phòng đã bị ô nhiễm quá nhiều. Kết quả điều tra của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh của nhân viên làm việc trong phòng kín thường 60 – 98%. Trong đó, 70 – 98% bị viêm mũi – họng, 51,97% bị đau đầu, 48% mệt mỏi, 47% bị đau lưng, 35 – 38% bị đau mỏi cơ xương, 37,8% mất ngủ, 36% đau vùng trước tim, 32% bị chóng mặt, 21 – 25 % giảm thị lực, 17,82% bị các bệnh ngoài da, 13,68% bị sẩy thai… Tỷ lệ mắc các bệnh phụ khoa dao động từ 20 – 60%. Rõ ràng học tập, làm việc hay sinh hoạt trong phòng máy lạnh liên tục sẽ có hại cho sức khỏe. Vì thế bất đắc dĩ mới phải sử dụng máy lạnh, nếu có thể thì tranh thủ sử dụng không khí trong lành của thiên nhiên là tốt nhất. Tiến sĩ – bác sĩ BÙI MẠNH HÀ
Theo B.Thanh – M.Luân (Thanh Niên)
Thầy trò lo thấp thỏm vì phòng học nứt tường
Hang trăm giao viên va hoc sinh Trương THCS Trưng Vương (Q. Hai Châu, Đa Năng) vưa tưu trương đa thâp thom lo khi day va hoc trong cac phong hoc bi nưt tương do anh hương sư cô trong khi thi công cua công trinh lân cân trương hoc.
Ông Nguyên Tiên Khai, hiêu trương Trương THCS Trưng Vương cho biêt: co 5 phong hoc cho khoang gân 500 hoc sinh cua 10 lơp hoc ca hai buôi sang, chiêu ơ day phong hoc 3 tâng thuôc khu B cua Trương THCS Trưng Vương bi nưt tương. Nguyên nhân do anh hương sư cô trong khi thi công xây dưng văn phòng đại diện Ngân hang thương mai cô phân Công thương Viêt Nam tai Đa Năng ơ ngay gân trương.
Theo quan sat cua PV, chiêu 23/8, tai cac day phong hoc noi trên, tuy nha trương đa cho sơn vôi mơi lai cac phong hoc, vân con lô ra nhưng vêt nưt dai trên tương phong hoc, co chô nưt lơn. Lo nhât la không biêt cac phong hoc xuông câp do sư cô co đam bao an toan hay không khi vân đươc sư dung phuc vu cho viêc day va hoc. Gân 500 hoc sinh va hang chuc giao viên giang day cac bô môn đưng lơp hang ngay ơ nhưng phong hoc nay đêu phai trong tư thê đê cao canh giac sư cô nguy hiêm.
Du đươc sơn vôi mơi vân lô ra nhiêu vêt nưt dai trên tương cac phong hoc.
Điêu đang noi la cac phong hoc cua nha trương đa bi nưt tương do sư cô trên tư ngay 25/5/2011, tưc đa 3 thang nay, nhưng chu đâu tư cung như đơn vi thi công công trinh vân chưa co kêt luân chinh xac vê viêc kiêm đinh an toan cho cac phong hoc bi anh hương do sư cô đê giao viên, hoc sinh nha trương yên tâm day va hoc.
Hiệu trưởng Nguyên Tiên Khai cho biêt: Ngay 28/5/2011, ngay khi xay ra sư cô trong khi thi công gây sâp quan ca phê ơ bên canh công trinh, gây nưt đương gân công trinh lam ach tăc giao thông va gây nưt tương phong hoc ơ trương, Ngân hang thương mai CP Công thương Viêt Nam - chu đâu tư công trinh đa gưi văn ban đên nha trương, thông bao sư cô "không co kha năng gây mât an toan cho trương". Nhưng đây la đanh gia chu quan cua chinh chu đâu tư va đơn vi thi công chư không phai kêt luân khach quan cua môt đơn vi tư vân kiêm đinh đôc lâp.
Lo ngai cac phong hoc co thê không đam bao an toan, trươc đo, Sơ GD-ĐT Đa Năng, tiêp đên la ĐH Đa Năng đa phai chuyên đôi đia điêm thi cho cac thi sinh dư đinh thi tôt nghiêp va thi đai hoc tai điêm trương THCS Trưng Vương.
Trong suôt hai thang sau khi xay ra sư cô, vân chưa co kêt luân chinh thưc đam bao an toan khi sư dung cac phong hoc trên tư môt đơn vi tư vân kiêm đinh đôc lâp, cung như chưa thây chu đâu tư hay đơn vi thi công co đông thai gi đê xư ly, khăc phuc sư cô. Trong khi, mua tưu trương năm hoc mơi đa gân kê.
Mai đên 18/7, mơi thây 1 văn ban tiêp theo tư chu đâu tư công trinh gây sư cô thông bao se cua đoan công tac cua đơn vi kiêm đinh chât lương công trinh đên trương tiên hanh kiêm đinh trong thơi gian tư ngay 18 - 31/7.
Đên 21/7, nhân thây đây la vân đê quan trong, liên quan đên sư an toan cua tâp thê giao viên va hoc sinh toan trương, trương đa co văn ban trinh bao thông bao trên đên UBND va phong GD-ĐT quận Hai Châu đê câp trên co y kiên chi đao kip thơi cho trương va cac bô phân chưc năng trưc tiêp lam viêc vơi đơn vi đâu tư.
Ngay 3/8, Sơ Xây dưng TP Đà Nẵng cung co văn ban gưi Ngân hang thương mai CP Công thương Viêt Nam yêu câu khân trương thuê đơn vi tư vân kiêm đinh đôc lâp tiên hanh kiêm đinh chât lương công trinh Trương THCS Trưng Vương, đanh gia mưc đô nguy hiêm va co biên phap khăc phuc triêt đê trươc ngay 8/8/2011, đê đam bao an toan cho hoc sinh tưu trương.
Nhưng Công ty CP tư vân xây dưng CN&ĐT Viêt Nam tai Đa Năng, đơn vi đươc chon tiên hanh kiêm đinh chât lương công trinh lai bao vê Sơ Xây dưng va trương, viêc kiêm đinh muôn co kêt luân chinh xac phai mât môt khoang thơi gian dai. Sơm nhât, sau 31/8 mơi co bao cao kêt qua kiêm đinh.
Vây la, chưa biêt đên han 31/8 đa co kêt qua đam bao phong hoc an toan, chưa biêt đên khi nao cac phong hoc bi nưt tương đươc sưa chưa, khăc phuc, xư ly sư cô triêt đê, trong khi ngay 22/8, HS tưu trương. Hang trăm HS thâp thom hoc trong cac phong hoc chưa đam bao an toan. Hang chuc giao viên đưng lơp giang day cac bô môn cung phai luôn đê cao canh giac, dăn do HS "săn sang trât tư di chuyên ra khoi phong hoc ra hanh lang va đên nơi an toan khi co nguy hiêm" như cô Nguyên Thi Thuy Vân, chu nhiêm lơp 6/13 - lơp sư dung môt trong cac phong hoc bi xuông câp do sư cô, chia se.
Ngay 22/8, thây tro trương Trưng Vương đa tưu trương, phai day va hoc ơ cac phong hoc bi nưt tương...
va thâp thom lo âu trong tâm trang đê cao canh giac va săn sang ưng pho khi co nguy hiêm
Hiệu trưởng Khai noi: "Viêc đê cho HS phai hoc trong nhưng phong hoc như vây la viêc bât đăc di. Không sư dung cac phong đo, thi lây đây ra phong hoc cho gân 500 HS, gân 1/4 tông sô HS toan trương (khoang 2.200 HS). Chi con cach lưu y giao viên đưng lơp đê cao canh giac va năm vưng biên phap xư ly tinh huông khi co nguy hiêm".
Ông Khai nhân manh: "Bưc xuc nhât la tai sao sư cô xay ra qua lâu, tư cuôi năm hoc trươc ma chu đâu tư cung như đơn vi thi công qua châm trê xư ly. Nêu tiên hanh kiêm đinh khach quan rôi khăc phuc sư cô triêt đê ngay khi xay ra thi đâu đê đên hêt he, vao năm hoc mơi rôi ma vân con nguyên như vây. Nhin binh thương thi nhưng vêt nưt không đên nôi anh hương nghiêm trong dân đên sâp lơp hoc nhưng đo la nhin bê ngoai, con thưc chât vân con an toan hay không phai kiêm đinh chât lương đang hoang, chung tôi lam sao yên tâm đươc".
Theo Dân Trí
Quá tải, học sinh phải học tại nhà văn hóa phường Nhiều năm nay học sinh từ khối lớp 2 đến lớp 5 trường tiểu học Phước Bình, quận 9, TP HCM được luân chuyển sang học nhờ tại Nhà văn hóa của phường. Trong khuôn viên Nhà văn hóa phường Phước Bình, xen lẫn giữa các phòng tập thể dục, văn nghệ... vang lên tiếng các em nhỏ đọc bài. Ở đây có...