Cẩn trọng với ôn thi trực tuyến
Kỳ thi THPT quốc gia ” Hai trong một” đã tới rất gần, ngoài hình thức ôn thi ở nhà, tại trường, thì hình thức ôn thi trực tuyến qua mạng Internet cũng là sự lựa chọn của nhiều HS lớp 12.
Theo em Nguyễn Thành Trung, Trường THPT Trần Quốc Tuấn (TP Quảng Ngãi): “Việc học tập, ôn thi qua mạng rất tiện ích. Tuy giáo viên không đứng trước mặt mình để giảng dạy trực tiếp, song qua các video mình có thể hiểu được vấn đề. Hơn nữa, hầu hết thầy cô giáo dạy dễ hiểu và sau khi giảng giải phần lý thuyết, thầy cô lại có thêm bài tập làm ví dụ minh họa… giúp cho người học khắc sâu kiến thức, dạng bài tập”.
Em Thùy Trang, Trường THPT Quốc học (Bình Định) cũng hay vào các trang web luyện thi để củng cố kiến thức. Thùy Trang cho rằng hình thức luyện thi trực tuyến được nhiều HS đón nhận là vì mức học phí vừa phải, chỉ khoảng 5 nghìn đồng/đề thi, 10 -15 nghìn đồng/ bài giảng 60 phút. Học viên có thể trao đổi với các bạn và thầy cô khác và có các bài ôn tập kiến thức tổng hợp sau những bài mình học và kiểm tra theo hình thức trực tuyến”.
Tuy nhiên, theo Thùy Trang, học trên mạng cũng có cái bất cập. Chẳng hạn như sau khi làm một bài văn, các bạn cần thầy cô chấm điểm, nhận xét, đánh giá thì học trên mạng không thể thực hiện được điều đó. Còn đối với các môn học tự nhiên, gặp bài toán khó, các bạn chẳng thể tự làm, xem cách giải trên mạng vẫn không thể hiểu, nên phải nhờ bạn bè hay thầy cô ở trường hỗ trợ thêm…. Bởi vậy, cần có sự kết hợp giữa học truyền thống với học trên mạng thì việc học, ôn thi mới đạt hiệu quả cao.
Theo ý kiến cá nhân tôi, cái được của cách học trực tuyến là có nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, các em có thể chủ động được thời gian, có thể tham khảo, xem lại nhiều lần. Tuy vậy, thực tế nó chỉ đơn thuần là một bài giảng ghi âm, không có giải đáp thắc mắc, không giảng giải những nội dung chuyên sâu, mở rộng hay chú thích thêm cho HS hiểu cặn kẽ vấn đề.
Mặt khác, chất lượng và tính phù hợp của các trang học online cũng là điều các em cần phải tìm hiểu thật kỹ, chớ vội tin vào lời quảng cáo.
Video đang HOT
Đỗ Tấn Ngọc (Phó Hiệu trưởng, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng – Sơn Tịnh – Quảng Ngãi)
Theo giaoducthoidai.vn
Mẹ có biết con đã phải đánh đổi gì để lấy điểm 9, 10 cho mẹ?
Tâm sự của một đứa con ra sức học 'cho mẹ vui' ngay trước thời điểm kết thúc năm học 2017-2018 khiến người đọc xót xa.
Một thí sinh căng thẳng trước giờ thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại TP.HCM - Ảnh: HỮU KHOA
Mẹ không thích điểm 7 đâu. Đó là ý nghĩ luôn thường trực trong đầu con mỗi ngày. Con bị ám ảnh bởi ánh mắt của mẹ mỗi khi nói đến chuyện học tập của con.
Mỗi đêm, con thấy mẹ âm thầm ngồi dậy để làm thêm. Nhìn mẹ ôm laptop hì hụi với mớ công việc để có tiền thuê gia sư về cho con, con thấy buồn.
Quần áo mẹ chẳng dám mua, mấy bộ cũ vẫn mặc đi mặc lại. Lúc nào mẹ cũng nghĩ tạo điều kiện tốt nhất để con học tập. Cùng với đó, những chỉ tiêu mẹ đặt ra cứ lớn dần.
Những khi con bị điểm 7 hoặc điểm 8, mẹ không mắng, nhưng mắt mẹ buồn lắm. Chính sự thất vọng hiển hiện trong đôi mắt buồn của mẹ ám ảnh con từng ngày.
Rồi con lại tự hứa với lòng mình: "Sao mình lại bị điểm 7 nhỉ? Mẹ không thích đâu. Mẹ buồn đấy". Con cứ như vậy, học để mẹ vui, học để mẹ tự hào, học để mẹ hạnh phúc.
Lại thêm những lần khác con chỉ đạt điểm 6 môn toán, mẹ vẫn không mắng nhưng tiếng thở dài của mẹ đủ để con biết mẹ thất vọng đến thế nào. Nhiều lúc con tự trách mình sao không cố lên chút nữa? Sao không phải là điểm 9, điểm 10?
Mỗi buổi sáng thức dậy, con tự dặn mình chăm chỉ học, đạt nhiều điểm cao về cho mẹ. Mỗi buổi đến lớp, con chẳng dám xao nhãng, giờ ra chơi con ngồi ôn bài chứ chẳng ra ngoài chơi với các bạn.
Mỗi bữa ăn, con luôn nhận sự động viên quá lớn của mẹ, những miếng thịt kèm theo lời nhắc "con ăn đi cho khỏe còn học". Trong từng giấc ngủ, bao nhiêu niềm hy vọng của mẹ "neo đậu" trong ấy.
Cũng như nhiều đứa trẻ khác, con cũng học thêm. Trước lễ 30-4 vừa rồi mẹ bảo: "Mẹ đã đăng ký cho con ôn luyện thêm môn Anh văn rồi. Nghỉ mấy ngày phải tranh thủ con ạ". Nghĩa là, ngày nghỉ đối với mẹ, với con có gì đó... vô nghĩa lắm. Bởi mẹ cũng sẽ không được nghỉ ngơi mà đưa đón con đi học thêm.
Tự nhiên, con cảm thấy mình đang khát khao những ngày nghỉ - điều tưởng dễ mà sao khó quá.
Phải chăng mẹ đang phải cất công không ít cho chuyện học của con? Và phải chăng ngay cả bản thân con cũng đang đánh đổi quá nhiều để lấy về những điểm cao cho mẹ?
Mẹ muốn con tỏa sáng, mẹ muốn con rinh về biết bao thành tích. Con hiểu mẹ cần những thứ đó, vậy nên con luôn cố gắng hoàn thành từng mục tiêu của mẹ đặt ra từng học kỳ, từng năm.
Nhưng có lúc cầm tờ giấy khen trên tay, con thấy hoang mang và lo lắng. Bởi mẹ sẽ không bao giờ bằng lòng. Bởi mẹ sẽ lại đặt ra những chỉ tiêu lớn hơn, cao hơn.
Tự khi nào con thấy ngột ngạt, lọt thỏm trong bữa cơm gia đình. Con thấy hoảng sợ với mỗi buổi đến lớp, con sợ làm mẹ buồn, con sợ nếu không được như kỳ vọng thì mẹ sẽ lại phảng phất nỗi buồn qua ánh mắt. Con bất an và không ngừng lo lắng.
Con không còn là chính mình nữa rồi, mẹ ơi...
Theo tuoitre.vn
Cà Mau: Số thí sinh đăng kí dự thi THPT Quốc gia 2018 tăng 1.500 so với năm trước Chiều 10/5, tại UBND tỉnh Cà Mau, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân chủ trì buổi họp Ban chỉ đạo Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Trần Hồng Quân phát biểu tại cuộc họp Năm nay, Bộ GD&ĐT điều động Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Trường Đại học...