Cẩn trọng với bệnh viêm phần phụ
Bệnh viêm phần phụ là gì? Nếu mắc bệnh viêm phần phụ thì có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Bệnh viêm phần phụ là viêm như thế nào? Nó có tác động xấu đến sức khỏe sinh sản hay không? Mời bạn đọc những thông tin hữu ích dưới đây!
Bệnh viêm phần phụ là gì?
Bệnh viêm phần phụ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống dẫn trứng, buồng trứng và dây chằng rộng.
1. Nguyên nhân gây bệnh viêm phần phụ
Nguyên nhân gây bệnh viêm phần phụ được cho là do các cơ quan thuộc phần phụ bị các loại vi khuẩn có hại tấn công chẳng hạn như song cầu lậu khuẩn, Chlamydia, virus Herpes simplex … từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận này.
Viên phần phụ là viêm như thế nào? (ảnh Internet).
Các loại vi khuẩn này xâm nhập vào vùng kín của nữ giới chủ yếu thông qua con đường tình dục không an toàn. Bên cạnh đó, việc nạo hút thai, đặt dụng cụ tử cung mà các dụng cụ chuyên dụng không đảm bảo vô trùng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phần phụ cho chị em phụ nữ.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh viêm phần phụ còn xuất phát từ yếu tố vệ sinh. Nếu chị em vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc không đúng cách sẽ gây ra tình trạng viêm phụ khoa và nếu không được điều trị kịp thời tình trạng viêm nhiễm sẽ lan rộng sang cả các phần phụ. Đây đều là những bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Cũng bởi vùng kín của nữ giới có cấu tạo mở nên rất dễ bị viêm nhiễm phần phụ. Các các bác sĩ khuyên, bạn nữ nên giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín, quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su, đặc biệt cần khám phụ khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần để tầm soát sức khỏe sinh sản cũng như phát hiện và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).
Video đang HOT
2. Tác hại nguy hiểm của bệnh viêm phần phụ
Theo các bác sĩ, viêm phần phụ là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của chị em mà nó còn có thể để lại những biến chứng nặng nề. Một trong số những biến chứng nguy hiểm của bệnh là hiếm muộn, vô sinh.
Ngoài ra, bệnh viêm phần phụ nếu không được điều trị dứt điểm còn làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, có thể đe dọa đến tính mạng của các chị em.
Viêm phần phụ có thể để lại biến chứng vô sinh ở nữ giới (ảnh Internet).
Chính vì vậy khi thấy có các triệu chứng bất thường dưới đây chị em cần đi thăm khám càng sớm càng tốt bởi chị em đang có biểu hiện của bệnh viêm phần phụ:
- Đau hai bên hố chậu (cơn đau sẽ dữ dội hơn khi chị em làm việc nặng hoặc chị em đến chu kì kinh nguyệt hay khi chị em quan hệ tình dục).
- Xuất huyết giữa chu kì kinh nguyệt.
- Khí hư ra nhiều, đổi màu vàng hay trắng đục kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Sốt nhẹ.
- Đau đầu chóng mặt, cơ thể uể oải.
- Nôn và buồn nôn.
- Đau bụng, đau vùng chậu, lan ra cả phần lưng.
Tùy theo từng nguyên nhân mắc bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, không khó để phòng và điều trị bệnh viêm phần phụ nếu bạn duy trì những thói quen sinh hoạt tốt sau:
- Đi khám phụ khoa định kì từ 3 – 6 tháng/ lần để chủ động phát hiện bệnh (nếu có) và từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục hàng ngày, trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su.
- Chữa dứt điểm các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung (nếu không may mắc phải).
Hi vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu rõ hơn bệnh viêm phần phụ là gì và mức độ nguy hiểm của bệnh viêm phần phụ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vẫn kĩ càng hơn.
Chúc các bạn vui khỏe!
Theo Suckhoehangngay
Cách ngừa ung thư tinh hoàn hiệu quả nhất
Người ta chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ung thư tinh hoàn. Tuy vậy, bằng việc thực hiện những lưu ý dưới đây sẽ hạn chế đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Phẫu thuật tinh hoàn ẩn. Tinh hoàn ẩn là tình trạng bé trai khi sinh ra một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu mà nằm ở bụng hoặc chỉ xuống một phần.
Việc phẫu thuật để đưa tinh hoàn không ở đúng vị trí cần được thực hiện khi còn trẻ. Điều này giúp các em ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực về khả năng sinh sản.
Chú ý về tiền sử mắc bệnh trong gia đình. Việc có người thân từng mắc ung thư tinh hoàn sẽ đẩy bạn đối diện với nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chính vì vậy, nếu trong gia đình từng điều trị ung thư tiền liệt tuyến, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện điều độ và thường xuyên đi khám sức khỏe tổng thể.
Tự kiểm tra. Hàng tháng, nam giới nên tự kiểm tra các khối u bất thường ở "quả bóng" tại nhà mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Cụ thể, trong khi tắm, hãy chú ý kỹ lưỡng từng bên tinh hoàn, da bìu để kiểm tra kích cỡ, hình dạng hay sự xuất hiện của khối u.
Khám riêng một bác sĩ. Không cần thuê hẳn một bác sĩ chuyên kiểm tra sức khỏe tinh hoàn tại nhà, nam giới nên tạo thói quen khám bệnh bởi một bác sĩ bởi như vậy sẽ giúp họ có dễ dàng theo dõi sự phát triển ở bộ phận này.
Lên lịch khám bệnh thường xuyên. Việc phát hiện những dấu hiệu sớm có tác động vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Tập lối sống lành mạnh. Dù chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của ung thư tinh hoàn nhưng việc duy trì sinh hoạt tình dục lành mạnh chắc chắn sẽ góp phần ngăn ngừa ung thư, trong đó có ung thư tinh hoàn.
Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tập thể thao thường xuyên, hạn chế ăn thức ăn đóng hộp, chất béo bão hoà, thịt đỏ; tăng cường rau xanh và các loại trái cây.
Theo Lê Nguyệt - Kiến thức
Đau viêm tinh hoàn càng vận động bìu càng sưng to Bệnh nhân đau viêm tinh hoàn trong thời gian chữa trị luôn được khuyến cáo nghỉ ngơi để tránh tình trạng tinh hoàn sưng to, mức độ thương tổn nghiêm trọng hơn. Tinh hoàn là bộ phận đảm nhiệm vai trò sản xuất tinh trùng giúp nam giới duy trì nòi giống và cũng là bộ phận sản sinh testosterone để quy định...