Cẩn trọng những biến chứng sau phẫu thuật cận thị nguy hiểm!
Phẫu thuật cận thị ngày càng hiện đại, an toàn hơn. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể thúc đẩy những biến chứng sau phẫu thuật cận thị xảy ra.
Những biến chứng hay gặp có thể kể đến như khô mắt, chói mắt, nhìn đôi,…
Phẫu thuật cận thị ngày càng trở nên nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn và an toàn hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không mong muốn, biến chứng sau phẫu thuật cận thị vẫn có thể xảy ra đối với sức khỏe người bệnh.
1. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật cận thị
Không phải bất kỳ trường hợp nào thì bệnh nhân cũng sẽ có nguy cơ giống nhau khi phải đối diện với các biến chứng sau phẫu thuật cận thị, một số nhóm bệnh nhân với các tình trạng đặc biệt có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra những biến chứng này trên thực tế.
Nhiều yếu tố khác nhau có thể thúc đẩy xảy ra các biến chứng sau phẫu thuật cận thị (Ảnh: Internet)
- Người bị khô mắt: Tình trạng bài tiết nước mắt kém đã có từ lâu có thể làm phối hợp với tình trạng khô mắt sau phẫu thuật cận thị làm cho tình trạng khô mắt của bệnh nhân ngày càng tồi tệ hơn.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch bị suy giảm do dùng thuốc, do bẩm sinh hay do mắc phải (HIV),… đều làm giảm khả năng chống chọi của cơ thể đối với các yếu tố xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể. Điều này dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng hơn so với trên một bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường.
- Đang có các tổn thương cấp tính tại mắt: Các tổn thương cấp tính đang diễn ra tại mắt như chấn thương mắt, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào,… đều là những yếu tố làm gia tăng các nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật cận thị như nhiễm trùng,…
- Giác mạc quá mỏng: Khi giác mạc của bệnh nhân quá mỏng cũng sẽ khiến cho cuộc phẫu thuật trở nên rủi ro hơn, các vết mổ khó lành hơn và tổ chức sẹo kém chắc chắn,… điều này dễ gây nên những biến chứng sau phẫu thuật cận thị.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các yếu tố khác có thể làm gia tăng nguy cơ mắc biến chứng khi phẫu thuật cận thị, chẳng hạn như mắc các bệnh lý tự miễn, hoặc đã phẫu thuật ít nhất một lần trước đó,…
2. Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật cận thị
Như đã nói, biến chứng của phẫu thuật cận thị ngày càng ít xảy ra. Chúng có thể thay đổi từ những biến chứng nhẹ, cho đến các biến chứng rất nặng, đôi khi làm mất thị lực của người bệnh. Và cùng một biến chứng nhưng cũng có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau tùy thuộc theo phương pháp phẫu thuật cận thị mà bệnh nhân được thực hiện.
- Khô mắt: Khô mắt là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật cận thị. Điều này là do mắt thường giảm sản xuất nước mắt sau phẫu thuật, chính vì vậy khiến cho mắt bị khô. Mắt bị khô làm gia tăng ma sát giữa my mắt và bề mặt nhãn cầu, làm gia tăng nguy cơ tổn thương bề mặt nhãn cầu và vết mổ.
Video đang HOT
Khô mắt là biến chứng sau phẫu thuật cận thị thường gặp nhất (Ảnh: Internet)
Để khắc phục tình trạng khô mắt ở bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại nước mắt nhân tạo giúp giữ ẩm cho mắt. Tuy nhiên, trong các trường hợp mà khô mắt ở bệnh nhân diễn ra quá nghiêm trọng thì ống lệ mũi ở người bệnh có thể được chặn lại để ngăn nước mắt chảy đi khỏi mắt và giữ cho mắt ẩm lâu hơn.
- Nhìn chói, nhìn đôi: Đây là tình trạng diễn ra rất phổ biến sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cận thị. Điều này là do độ dày của giác mác bị thay đổi kéo theo là sự khúc xạ ánh sáng cũng thay đổi, trong khi cơ quan nhận cảm ánh sáng chưa thích nghi với điều này. Nhìn chói hoặc quầng đôi có thể gặp và khiến bệnh nhân khó chịu, tuy nhiên chúng thường sẽ giảm dần theo thời gian.
- Chậm lành vết mổ : Khi mà đường mổ quá rộng khiến một khối lượng lớn mô bị mất đi vượt qua khả năng tái tạo tổn thương bình thường của mắt thì quá trình lành vết thương có thể xảy ra. Hoặc tình trạng giác mạc của bệnh nhân quá mỏng cũng khiến vết thương khó lành hơn so với binh thường.
Khi mà đường mổ quá rộng khiến một khối lượng lớn mô bị mất đi vượt qua khả năng tái tạo tổn thương bình thường thì vết thường có thể lành chậm hơn (Ảnh: Internet)
- Nhiễm trùng: Giữ vệ sinh mắt không tốt sau phẫu thuật hoặc các thao tác trong phẫu thuật không đúng kỹ thuật có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật cận thị. Nhiễm trùng không chỉ gây nguy hiểm do nó có thể lan rộng ra các cấu trúc xung quanh và sâu vào trong mắt mà nó còn trực tiếp ức chế sự khôi phục tổn thương tại vết mổ.
- Loạn thị: Trong cuộc phẫu thuật, việc lấy đi các mô ở giác mạc một cách không đều có thể gây nên các vùng mỏng, dày khác nhau trên giác mạc. Điều này khiến ánh sáng khi qua giác mạc khúc xạ không đều và dễ dẫn đến tình trạng loạn thị ở bệnh nhân.
- Không cải thiện hoặc cải thiện thị lực rất hạn chế: Lấy đi quá ít các mô ở giác mạc nên giác mạc vẫn còn quá dày là nguyên nhân khiến thị lực của bệnh nhân sau khi đã phẫu thuật được cải thiện rất ít hoặc thậm chí không cải thiện gì so với trước khi phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với những trường hợp này thì bệnh nhân có thể được giải quyết bằng một cuộc phẫu thuật sau đó.
Lấy đi quá ít các mô ở giác mạc nên giác mạc vẫn còn quá dày là nguyên nhân khiến thị lực cải thiện hạn chế (Ảnh: Internet)
- Giảm hoặc mất thị lực: Đây là một trong các biến chứng rất hiếm sau phẫu thuật cận thị. Một số rất ít bệnh nhân thấy rằng sau khi phẫu thuật cận thị thì thị lực của họ chẳng những không cải thiện mà còn giảm đi so với trước đó.
Có thể thấy rằng, mặc dù đã trở nên an toàn hơn so với trước kia, tuy nhiên vấn đề biến chứng sau phẫu thuật cận thị vẫn rất cần được quan tâm. Người bệnh nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước phẫu thuật và theo dõi chặt chẽ tình trạng bản thân để phát hiện, xử lý sớm các biến chứng của phẫu thuật cận thị nếu có.
Có thể tái cận sau mổ không? Những điều cần biết về tái cận sau mổ
Tái cận sau mổ cận thị là tình trạng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tái cận sau mổ như mổ quá sớm, chăm sóc không đúng,...
Do đó, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống tái cận sau mổ giúp giảm đáng kể nguy cơ kể trên.
Phẫu thuật cận thị là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó chính là liệu có thể bị tái cận sau mổ không, nguyên nhân gì gây nên tái cận sau mổ và cách phòng tránh như thế nào?
1. Có thể bị tái cận sau mổ hay không?
Có không ít quan điểm cho rằng, bệnh nhân cận thị sau khi được mổ để điều trị thì hoàn toàn không có nguy cơ bị tái cận sau mổ nữa và sẽ có một đôi mắt khỏe vĩnh viễn sau đó. Tuy nhiên tương phản hoàn toàn, không ít các trường hợp người bị cận thị dù đã được phẫu thuật (kể cả bằng các phương pháp hiện đại nhất hiện nay) vẫn bị tái cận sau khi mổ.
Mặc dù không có mốc thời gian cố định để chỉ ra bao lâu thì bệnh nhân sẽ bị tái cận sau mổ vì điều này còn phụ thuộc vào các nguyên nhân gây tái cận và cường độ tác động của các nguyên nhân này lên đôi mắt của người bệnh. Nhưng có thể khẳng định rằng, tái cận sau mổ là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu bệnh nhân không biết cách giữ gìn và chăm sóc đôi mắt của mình tốt nhất.
Chăm sóc đôi mắt đúng cách là như thế nào? Hẳn không ít người thắc mắc về điều này.
Kể cả khi đã được mổ điều trị cận thị thì tái cận sau mổ vẫn có thể xảy ra (Ảnh: Internet)
2. Nguyên nhân nào gây tái cận sau mổ?
Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng tái cận sau mổ ở người cận thị. Những nguyên nhân này có thể là các nguyên nhân có sẵn (bệnh lý) hay là các nguyên nhân do các tác động chủ quan khác. Một số nguyên nhân chính gây tái cận sau mổ bao gồm:
- Mổ cận khi chưa ổn định : Cận thị gây nhiều cản trở cho sinh hoạt chính vì thế không ít người đã nôn nóng lựa chọn phẫu thuật ngay cả khi cận thị chưa phát triển đến mức ổn định, hoặc do không đi khám thường xuyên nên không thể đánh giá mức độ tiến triển của cận thị.
Hoặc do quy trình khám và tư vấn không đúng dẫn đến các quyết định sai lầm của bệnh nhân và bác sĩ điều trị,... là những nguyên nhân hàng đầu khiến cho không ít các trường hợp can thiệp phẫu thuật quá sớm trên bệnh nhân cận thị và dẫn đến tái cận sau mổ. Cận thị được đánh giá là chưa ổn định khi có mức tăng độ từ 0,75 diop/năm.
- Do chế độ chăm sóc và sinh hoạt sau mổ: Sau mổ cận thị thì chế độ chăm sóc và sinh hoạt đúng cách có vai trò rất lớn đối với sự hồi phục bình thường của bệnh nhân.
Vận động mạnh quá sớm sau mổ, không đeo mắt kính bảo vệ, không có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện các công việc đòi hỏi sử dụng mắt cường độ cao,... đều là những nguyên nhân trực tiếp có thể gây nên tình trạng tái cận sau mổ ở người cận thị.
- Do vết thương lành kém: Khi phẫu thuật cận thị, cấu trúc bề mặt giác mạc sẽ bị thay đổi do sự tổn thương bởi phẫu thuật và quá trình phục hồi tổn thương sau phẫu thuật. Nếu vết thương phục hồi tốt thì những biến đổi trên bề mặt giác mác có thể xem là ít đáng kể và ít khi khiến cho bệnh nhân cận trở lại.
Tuy nhiên nếu vết thương lành không tốt thì nó có thể gây nên các vùng không đều hoặc các rãnh lõm trên bề mặt giác mạc và khiến ánh sáng đi qua đây không được truyền đúng phương hướng như mong đợi và gây tái cận trở lại.
- Do bệnh lý cận thị: Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể mắc cận thị bẩm sinh, đây là một tình trạng bệnh lý do nguyên nhân di truyền gây nên. Chính vì vậy, kể cả khi bệnh nhân có được phẫu thuật điều trị thì nguyên nhân gây bệnh (yếu tố di truyền) vẫn còn tồn tại và không thể thay đổi và loại trừ được nên thường có khả năng tái cận sau mổ rất cao.
Mổ quá sớm, chăm sóc không đúng cách,... là những nguyên nhân hàng đầu gây tái cận sau mổ (Ảnh: Internet)
3. Các biện pháp phòng chống tái cận sau mổ
Chính vì tái cận sau mổ là hoàn toàn có thể xảy ra, do đó làm thế nào để phòng chống tái cận sau mổ là điều cực kỳ quan trọng. Những nội dung chính trong phòng chống tái cận sau mổ bao gồm:
- Thăm khám mắt thường xuyên: Người mắc cận thị cần thăm khám mắt thường xuyên kể cả trước và sau khi phẫu thuật để đánh giá tình trạng của mắt. Nếu các thăm khám mắt trước khi mổ cận chỉ ra mức độ cận thị còn tăng trưởng lớn hơn 0,75 diop/năm thì bệnh nhân chưa nên mổ vì mức độ cận chưa ổn định.
Đồng thời cũng cần thực hiện nghiêm chỉnh lịch thăm khám sau mổ để phát hiện sớm tình trạng tái cận nhằm tìm các biện pháp xử lý sớm để tránh cận thị tiến triển nhanh.
Người bệnh cần thăm khám thường xuyên để đánh giá mức độ cận thị (Ảnh: Internet)
- Thực hiện mổ cận thị tại cơ sở uy tín và an toàn: Người cận thị nên tìm đến các cơ sở điều trị nhãn khoa có uy tín, kinh nghiệm và an toàn để thăm khám, tư vấn lựa chọn và điều trị mổ bằng phương pháp phù hợp nhất. Thực hiện điều trị đúng phương pháp, đúng kỹ thuật sẽ giúp ngăn chặn đáng kể tình trạng tái cận sau mổ ở người cận thị.
- Bảo vệ mắt sau khi mổ đúng cách: Sau khi mổ cận thị, người bệnh cần biết cách bảo vệ mắt đúng cách bởi khi này đôi mắt còn yếu do các tác động của cuộc mổ gây nên như tổn thương trên giác mạc, khô mắt,... Đeo mắt kính bảo hộ mỗi khi ra ngoài, không để xà phòng hay các chất tẩy rửa dính vào mắt, tránh môi trường bụi bặm, không chơi các môn thể thao quá mạnh sau khi mới mổ... là những nội dung cơ bản trong bảo vệ mắt sau mổ cận thị.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho mắt: Mắt sau khi mổ cận thị cần được nghỉ ngơi hợp lý để tránh gây tái cận sau mổ. Người bệnh nên hạn chế tối đa các hoạt động yêu cần mắt làm việc cao độ như nhìn thường xuyên vào màn hình điện thoại, máy tính,... Tránh thức khuya quá nhiều, nên ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng mỗi ngày để mắt có khoảng thời gian nghỉ ngơi tốt.
Hạn chế các hoạt động gây gánh nặng cho mắt để mắt được nghỉ ngơi nhiêu hơn giúp phòng tránh tái cận sau mổ (Ảnh: Internet)
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Những loại thực phẩm tốt cho mắt, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như gấc, bí đỏ, cam,...là những thực phẩm nên được bổ sung và thực đơn của người bệnh sau khi mổ cận thị. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tốt cho mắt khiến cho các vết thương nhanh lành hơn, các chức năng của mắt hoạt động nhịp nhàng hơn từ đó chống tái cận sau mổ cho bệnh nhân.
- Thực hiện tốt y lệnh sau phẫu thuật: Các chỉ định điều trị sau mổ mắt như tra thuốc nhỏ mắt, tái khám theo lịch cần được thực hiện nghiêm túc để phòng chống, phát hiện và xử lý sớm tái cận sau mổ.
4. Điều trị tái cận sau mổ như thế nào?
Một câu hỏi khác cũng được quan tâm không kém chính là khi có tái cận sau mổ thì người cận thị nên được điều trị như thế nào và có thể mổ lần nữa được không?
Đối với vấn đề này, không thể có một câu trả lời chắc chắn và thống nhất cho tất cả các trường hợp bệnh nhân. Việc lựa chọn phương pháp điều trị khi bệnh nhân bị tái cận sau mổ còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau chẳng hạn như điều kiện kinh tế, mức độ cận, mức độ tổn thương giác mạc do cuộc mổ trước đó gây nên, trình độ kỹ thuật của cơ sở điều trị và của phẫu thuật viên,...
Nếu giác mạc sau cuộc mổ cận thị trước đó bị tổn thương nhiều và hiện tại trở nên mỏng nhiều, không đủ bề dày để đáp ứng tốt yêu cầu của một cuộc mổ cận thị diễn ra thì buộc lòng bệnh nhân không thể được can thiệp bằng mổ cận thị mà phải thực hiện các phương pháp điều trị khác như đeo kính,...
Còn nếu trường hợp bệnh nhân bị tái cận sau mổ nhưng bề dày giác mạc còn đáp ứng được yêu cầu thì mổ cận thị còn có thể được xem xét thực hiện, tuy nhiên các ảnh hưởng sau mổ sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều so với lần đầu và có thể gây nên các tật khúc xạ vĩnh viễn do thay đổi cấu trúc của giác mạc.
Có thể thấy rằng, kể cả khi bệnh nhân đã được điều trị mổ cận thì nguy cơ tái cận sau mổ vẫn là rất lớn nếu không biết cách bảo vệ đôi mắt đúng mức. Do đó, người bệnh cần thăm khám thường xuyên, thực hiện điều trị mổ tại các cơ sở y tế uy tín và chăm sóc mắt đúng sau mổ để phòng tránh tái cận sau mổ.
Giật mình với 10 nguyên nhân gây mờ mắt Nguyên nhân gây mờ mắt có thể do cận thị hoặc bị dị ứng với các loại thuốc nhỏ mắt,.. Cần chú ý đến những biểu hiện bất thường của mắt để được thăm khám kịp thời Bạn có thường gặp phải tình trạng mắt đột nhiên bị mờ khi xem phim hay đọc sách? Có rất nhiều người thường bỏ qua biểu...