Cẩn trọng khi mua sữa đậu nành đóng chai
Sữa đậu nành là thức uống được nhiều người yêu thích vì dễ uống, thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi mua sữa đậu nành đóng chai được bày bán tràn lan trên dường phố, mọi người cần hết sức cẩn trọng.
Đậu nành là thức uống dễ tiêu hóa, đầy đủ chất đạm, chất béo, chất đường, chất khoáng, có nhiều vitamin, enzyme, giúp tái tạo lại màng tế bào, màng các bào quan tế bào kế cả tế bào thần kinh, giúp tạo hình co, gân, xương, tạo năng lượng.
Vì vậy, loại thức uống này thường được dùng để bồi dưỡng cho trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, những người mới ốm dậy, làm việc quá sức, làm việc trí óc, người có cholesterol cao, vữa xơ động mạch, huyết áp cao, bị suy gan, thấp khớp, bệnh gút và đái tháo đường, phụ nữ tuổi mãn kinh,…
Sữa đậu nành chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Thay vì lựa chọn những sản phẩm sữa đậu nành uy tín của các Cty sữa, hay tự làm sữa đậu nành tại nhà, nhiều người thường mua sữa đậu nành được làm sẵn, đóng chai, bày bán trên đường phố. Tuy nhiên, vì lợi nhuận kinh doanh, nhiều người bán hàng đã chế biến sữa đậu nành bằng bột béo hoặc bột đậu hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏa người tiêu dùng. Được biết 1kg đậu nành có thể nấu từ 15-20 lít sữa. Còn để làm ra một nồi sữa 60 lít, chỉ cần sử dụng 1 kg bột béo và vài giọt hương liệu, không cần trải qua quá trình ngâm, xay và vắt đậu.
Sữa đậu nành làm từ bột béo và hương liệu chứa hóa chất, không có bất kỳ một giá trị dinh dưỡng nào. Những hóa chất này nếu cơ thể hấp thụ trong một thời gian lâu dài có thể gây ra bệnh tật, kể cả ung thư, đột biến gen.
Cách nhận biết sữa đậu nành từ bột béo, hương liệu và sữa đậu nành thật:
-Sữa thật có màu trắng ngà giống màu của hạt đậu nành, đôi khi có ngả chút xanh lá nhạt do màu của lá dứa nấu chung để tạo mùi vị. Sữa hóa chất có màu trắng kem đều, nhìn rất đẹp mắt.
-Sữa đậu nành có độ trong hơn sữa hóa chất vì trong quá trình xay đậu không hòa tan hẳn cùng với nước, nhìn kĩ thấy chất sữa hơi trong. Đối với sữa hóa chất có thể thấy được sữa trắng đục, giống như nước vo gạo. Sau khoảng 15 phút, sữa thật sẽ lắng cặn đậu nành dưới đáy và sữa cũng hình thành váng khi sữa được nguội. Còn sữa hóa chất sẽ không có hoặc có rất ít cặn dưới đáy và sữa hầu như không đóng váng khi để nguội.
-Sữa thật có độ béo ít và mùi thanh, mùi đậu nành cũng nhè nhẹ. Trong khi đó, sữa hóa chất có độ béo nhiều do bột béo và mùi đậu nành cũng đậm và gắt, uống nhiều sẽ thấy được vị đắng nhẹ.
-Khi lắc hoặc khuấy, sữa đậu nhành thật sẽ có nhiều bọt nổi lên. Ngược lại, khi quấy lên, sữa đậu nành hóa chất sẽ nổi ít hoặc hầu như không nổi bọt. Đây là dấu hiệu dễ dàng nhất để nhận biết được sữa đậu nành thật hay giả.
Video đang HOT
-Sữa nguyên chất có thời gian bảo quản rất ngắn. Nếu để nhiệt độ bình thường, sữa đậu nành thật rất dễ dễ bị lên men. Nếu mua sữa vào buổi sáng, đến chiều tối có thể sẽ bị chua hoặc thậm chí còn bị đặc lại giống tàu phớ. Sữa đậu nành hóa chất vì có hóa chất nên thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn, có khi đến 2 hay 3 ngày chưa thấy bị hôi chua.
Thay vì lựa chọn sữa đậu nành được bày bán tràn lan trên đường phố, mọi người hãy mua các sản phẩm có chất lượng, nhãn mác rõ ràng của các Cty uy tín, ghi rõ nơi sản xuất có giấy phép kinh doanh, hạn sử dụng,… hoặc có thể tự nấu sữa đậu nành uống tại nhà để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn trong trường hợp chúng ta muốn mua sữa đậu nành bán sẵn, hãy chọn nơi uy tín, mang chai lọ của mình đi dựng thay vì dùng chai của cửa hàng vì không phải nơi nào chai lọ cũng được súc rửa sạch sẽ. Nên mua sữa đậu nành khi họ mới làm xong để nóng hổi và hương vị thơm ngon hơn.
Nếu muốn uống sữa đậu lành được chế biến sẵn, mọi người hãy chọn những địa chỉ tin cậy, uy tín
Sữa đậu nành có thể dùng mọi lúc trong ngày vì nó ít khi có tác dụng phụ, nhưng nếu muốn các thành phần dinh dưỡng phát huy tối ưu thì bạn nên uống sau buổi sáng thức dậy, tức là dùng cùng lúc với bữa ăn sáng. Lúc này cơ thể con người càng dễ dàng hấp thu các dưỡng chất trong sữa đậu nành và còn giúp bạn thuận lợi hơn cho việc tiểu tiện, đại tiện vào sáng sớm.
Hoặc bạn có thể uống sữa đậu nành vào buổi tối trước khi ngủ khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Bởi vì thời gian này cơ thể dễ hấp thu Isoflavones trong sữa đậu nành, ngoài ra nó còn kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, hỗ trợ cho người muốn giảm cân.
An Nhiên
Theo PLXH
Mẹ hiến thận cho con gái bị suy thận mãn tính do chủ quan, xem thường sức khỏe
Mới 23 tuổi nhưng Tiểu Linh đã mắc căn bệnh về thận nguy hiểm, biến chứng thành suy thận mạn tính buộc cô phải chạy thận suốt phần đời còn lại. May thay người mẹ có thận phù hợp đã hiến thận cho cô.
Tiểu Linh kể lại, căn bệnh của cô bắt đầu từ nửa đầu năm 2014. Lúc đó, cô mới học lớp 11. Có một quãng thời gian, cô luôn cảm thấy chóng mặt nhưng chỉ nghĩ đơn giản là do nghỉ ngơi không đủ. Một năm sau, dù rất hay bị chóng mặt nhưng vì áp lực học tập, bận rộn khiến cô thờ ơ tình trạng sức khỏe của mình.
Bởi vì sắp đến kì tuyển sinh đại học, nhà trường tổ chức kiểm tra thể chất. Tiểu Linh được bác sĩ khám và phát hiện huyết áp cao (khoảng 140mmHg). Tuy nhiên, ngoài huyết áp cao thì không còn vấn đề sức khỏe nào khác. Tiểu Linh cũng an tâm hơn và chỉ lo vùi đầu vào học để chuẩn bị thi đại học.
Hay chóng mặt là dấu hiệu bệnh tình đầu tiên của Tiểu Linh.
Kì thi tuyển sinh của cô kết thúc khá suôn sẻ, áp lực học hành được giảm bớt phần nào nhưng huyết áp của Tiểu Linh vẫn liên tục cao khiến bản thân và gia đình có chút lo lắng. Cô quyết định đi khám tại Bệnh viện thuộc Đại học Chiết Giang.
Lần kiểm tra này, vấn đề sức khỏe của Tiểu Linh mới được làm rõ. Trong nước tiểu của cô có chứa protein được gọi là protein niệu. Bác sĩ chẩn đoán cô có khả năng mắc bệnh về thận, cần làm những xét nghiệm về thận sâu hơn.
Lúc đó, cô không hề biết rằng protein niệu nghiêm trọng như thế nào. Lúc đó, gia đình khuyên Tiểu Linh nghỉ một năm để dưỡng bệnh nhưng cô không đồng ý bởi không cảm thấy cơ thể có đau đớn, bất thường gì, nên không cần phải làm quá lên.
Cứ thế thời gian trôi qua hơn nửa năm, việc kiểm tra thận cũng bị hoãn lại từng ấy thời gian. Năm 2016, Tiểu Linh trở thành sinh viên năm nhất của một trường đại học ở Giang Tô. Một kì học qua đi và đến kì nghỉ đông, cô quyết định về nhà. Gia đình giục cô đi kiểm tra thận thêm lần nữa. Vài ngày sau, cô nhận được giấy chẩn đoán bệnh.
Tiểu Linh bị huyết áp cao cũng là do bệnh thận IgA gây nên. Bệnh thận IgA là một loại viêm thận mãn tính. Biểu hiện của bệnh có thể bị đi tiểu ra máu hoặc protein niệu.
Bệnh thận IgA xảy ra khi kháng thể IgA tích tụ trong thận, dẫn đến viêm, cản trở khả năng lọc chất thải.
Vì tình trạng của cô vào thời điểm đó không nghiêm trọng cho nên bác sĩ kê đơn thuốc hằng ngày và lên lịch kiểm tra định kỳ mỗi tháng. Nhưng bởi vì nơi khám chữa lại cách quá xa trường học hiện tại, cứ đi đi về về khiến Tiểu Linh cảm thấy phiền phức.
Sau một năm, cô cảm thấy sức khỏe mình đã ổn định và tự ý dừng thuốc, không đi khám định kỳ nữa. Cuộc sống đại học của cô dần buông thả hơn, thường xuyên ăn đêm, giờ giấc sinh hoạt không khoa học, điều độ.
Một lần nữa, cơ thể của Tiểu Linh lại "kêu cứu". Vào năm cuối đại học, năm 2018, cô thường bị sốt, nhất là vào mùa đông. Tuy nhiên, cô vẫn không nhận ra sự nguy hiểm của căn bệnh đang rình rập.
Một năm sau, Tiểu Linh mất hứng thú với việc ăn uống, nhìn thấy thức ăn là cảm thấy buồn nôn và nôn. Có lúc chỉ ăn một chút điểm tâm nhưng cô vẫn nôn ra nước dịch màu vàng. Cô vẫn chỉ nghĩ chắc là bị dạ dày không tốt hoặc bị viêm dạ dày.
Thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn có thể là triệu chứng của các bệnh về thận.
Thời điểm tốt nghiệp năm 2019 gần đến cũng là lúc Tiểu Linh thực sự phải đối mặt với bệnh tình vô cùng nghiêm trọng của mình. Nhịp tim đập nhanh đến mức khiến cô không thể thở nổi và phải nhập viện điều trị khẩn cấp.
Trải qua hàng loạt xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp CT, bác sĩ nhận thấy chỉ số creatinine (chỉ số đánh giá suy thận) ở mức cao 500mmol/l và không ngừng tăng lên đến 1200mmol/l, quá cao so với chỉ số của người bình thường.
Người cô bị sưng vù, đặc biệt là ở mặt, tay và chân. Lúc đó, Tiểu Linh mới nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề. Cô bị suy thận mạn tính là biến chứng từ bệnh thận IgA. Hiện giờ chỉ phương pháp lọc màng bụng, chạy thận, ghép thận để chữa trị mới có thể giúp cô sống sót.
Tiểu Linh ngày ngày tiếp nhận điều trị, chạy thận nhân tạo và cũng may mắn khi thận của người mẹ phù hợp với cơ thể của cô. Ca cấy ghép diễn ra rất thành công. Sức khỏe của cô dần ổn định hơn.
Chạy thận, ghép thận là phương pháp điều trị dành cho những người mắc suy thận mạn tính giai đoạn cuối.
Bệnh thận IgA (hay còn được gọi bệnh berger) thường không có triệu chứng nổi bật nào ở giai đoạn đầu, bởi vậy bệnh rất dễ bị bỏ qua trong nhiều năm hay nhiều thập kỉ. Đôi khi, không thể xét nghiệm ra được protein và tế bào hồng cầu trong nước tiểu nếu không có kính hiển vi.
Một số người mắc bệnh trong nhiều năm mà không xuất hiện vấn đề gì. Một số trường hợp khác có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như huyết áp cao, cholesterol cao, hội chứng thận hư, suy thận cấp tính, suy thận mạn tính.
Bởi vậy, có điểm bất thường về sức khỏe dù là nhỏ nhất cũng không nên chủ quan, nên đi kiểm tra, thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất, tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: QQ, Mayoclinic, Kidney
Theo kenh14.vn
Những bài tập giúp giảm đau xương khớp, phục hồi chức năng vận động Những bệnh xương khớp gây đau đớn, giảm khả năng vận động. Tập luyện giúp giảm đau xương khớp, tránh phẫu thuật khớp, tránh tác dụng phụ của thuốc giảm đau chống viêm. Tìm hiểu các bài tập giúp giảm đau xương khớp Những bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp... không chỉ gây đau đớn mà...