Cẩn trọng khi học liên kết với nước ngoài
Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GD-ĐT vừa đưa ra khuyến cáo bằng văn bản đối với người học Việt Nam trong việc cẩn trọng tìm địa chỉ học liên kết với nước ngoài.
Theo đó, thời gian qua Bộ GD-ĐT đã phát hiện một số cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài chỉ được cấp phép đào tạo trình độ sơ cấp nghề (cấp chứng chỉ, không có giá trị tích lũy để cấp văn bằng) nhưng đã tiến hành đào tạo và liên kết với nước ngoài đào tạo trình độ CĐ, ĐH và thậm chí cả trình độ sau ĐH.
Cục Đào tạo với nước ngoài khuyến cáo các bậc phụ huynh và các bạn sinh viên, học viên cần cẩn trọng tìm hiểu về tính pháp lý của các chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài trước khi quyết định đăng ký tham dự.
Chỉ có các cơ sở giáo dục ĐH mới được phép đào tạo và liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ CĐ, ĐH, sau ĐH.
Video đang HOT
Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ CĐ, ĐH và sau ĐH phải được cấp phép của Bộ GD-ĐT hoặc do ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ĐH Thái Nguyên, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng cấp phép cho các trường thành viên.
NGỌC HÀ
Theo tuổi trẻ
Trường nghề đang... 'ế ẩm'
Chưa có năm nào các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề lại rơi vào cảnh điêu đứng như mùa tuyển sinh năm 2012.
Quá ít người học
Thông tin từ nhiều trường nghề (trung cấp nghề và cao đẳng nghề) cho thấy mùa tuyển sinh năm 2012 hết sức ế ẩm và không biết thí sinh đi đâu. Một trong những trường đào tạo nghề chủ lực của TPHCM là Trường CĐ nghề TPHCM chỉ tiêu đến 1.800 nhưng đến nay chỉ tuyển được khoảng 1.500 chỉ tiêu.
TS Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Tình hình tuyển sinh năm nay rất khó khăn. Những năm trước trường tuyển đủ trong tháng 10 năm nay kéo dài đến tháng 12 nhưng vẫn ít người đăng ký học. Để đủ chỉ tiêu, hiện nay trường vẫn tiếp nhận thí sinh đến đăng ký học".
Trong khi đó, Trường CĐ nghề Kinh tế công nghệ TPHCM chỉ tiêu cần tuyển là 750 nhưng đến nay mới ngót nghét 300 sinh viên theo học. Dù vẫn cố gắng tuyển sinh thêm nhưng Th.S Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng "không còn hy vọng tuyển được vì nguồn tuyển không còn".
Nhiều trường Cao đẳng và trung cấp nghề đang bị 'ế ẩm'
Dù có sự liên kết và đầu tư khá mạnh cho các trang thiết bị, liên kết giải quyết đầu ra cho sinh viên nhưng Trường CĐ nghề Công nghệ thông tin Ispace từ đầu năm đến nay mới tuyển được khoảng hơn 400 chỉ tiêu so với chỉ tiêu cần tuyển là 1.000.
Th.S Nguyễn Hoàng Anh, Hiệu trưởng nhà trường, than thở: "Các trường nghề năm nay tuyển sinh khó quá. Mọi năm đến cuối tháng 10 là trường đã kết sổ nhưng năm nay phải tiếp tục kéo dài đến hết tháng 12. Nhưng hy vọng tuyển được 50% - 60% là không thể vì thí sinh đã bị hút hết vào các trường ĐH, CĐ".
Cùng chung cảnh ngộ, Trường CĐ Nghề Hàng hải đến nay cũng mới tuyển được khoảng 400 sinh viên, học sinh cho cả bậc cao đẳng và trung cấp nghề. Trong đó, nhiều ngành như quản trị mạng máy tính, công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, sửa chữa máy tàu thủy có quá ít thí sinh và không thể mở ngành.
Trong khi đó, phía các trường trung cấp nghề và hệ trung cấp nghề lại càng ế ẩm hơn. Có trường chỉ tiêu đến 1.000 nhưng chỉ tuyển được 100 - 300 học viên. Ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐTB-XH TPHCM, cho biết: "Thông tin từ các trường đào tạo trung cấp nghề cho thấy tình hình tuyển sinh năm nay quá báo động. Có trường dù chỉ tiêu rất nhiều nhưng kết quả tuyển sinh đến thời điểm này lại không tuyển được".
Trước thực tế tuyển sinh quá khó như hiện nay, nhiều trường trung cấp nghề lẫn trung cấp chính quy đã và đang ráo riết sang nhượng trường để tránh tình trạng vỡ nợ.
Giải pháp nào?
Thực tế cho thấy, nhiều trường cho rằng chính việc tuyển sinh ĐH-CĐ kéo dài thời hạn xét tuyển đến 30-11 là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các trường nghề. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi còn nguyên nhân sâu xa vẫn nằm ở bản thân các trường nghề chưa thật sự thu hút được người học.
Ở phía quản lý, ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐTB-XH TPHCM, cho biết: "Bức tranh tuyển sinh hệ nghề năm nay ảm đạm hơn, trong đó hệ trung cấp nghề gặp khó nhiều nhất. Chính bản thân trường nghề cũng chưa đầu tư đúng mức và chạy theo đào tạo các ngành kinh tế nên đầu tư cho các ngành kỹ thuật là rất kém. Do đó, nếu thí sinh vào học nghề ở những trường ĐH, CĐ đào tạo chất lượng hơn những trường CĐ nghề thì tôi hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, nếu người học vào học nghề chỉ lấy cái "mác" ĐH thì đó là quan điểm sai lầm".
Dưới góc độ chuyên gia tư vấn tuyển sinh, TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban Công tác sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết: "Có nhiều nguyên nhân khiến người học chưa mặn mà với trường nghề nhưng chủ yếu là chất lượng đào tạo, đầu ra, thang bảng lương và chính sách liên thông cho người học. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là các trường nghề chưa tự thân "vận động" để đưa thông tin đến với người học. Do đó, người học muốn tìm thông tin đào tạo của trường nghề còn khó hơn tìm thông tin về các trường ĐH".
Một nguyên nhân cũng khá quan trọng nữa là công tác hướng nghiệp ở bậc phổ thông quá yếu. Qua thực tế khảo sát công tác hướng nghiệp ở bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở, giáo viên hướng nghiệp gần như rất ít thông tin về đào tạo ở các trường nghề.
Ngoài ra, ở tầm vĩ mô cũng cần xem xét việc quy về một mối (chuyển đào tạo nghề về cho Bộ GD-ĐT quản lý) nhằm đưa ra giải pháp tổng thể để công tác đào tạo nghề phát triển là điều cần phải tính tới.
Theo Tiin
Vén màn bí ẩn về trường đại học Gregorian của Vatican Mỗi năm, trường nhận từ 2.500-2.800 học viên tu học từ khắp nơi trên thế giới. Hành lang lát đá cẩm thạch của Đại học Gregorian, Vatican, giống như một tháp Babel thời hiện đại nơi các sinh viên Thiên Chúa giáo từ 130 nước trên thế giới đến tu học. "Khi tôi mở cửa và nghe thấy tiếng họ, tôi thấy mình...