Cẩn trọng khi cho trẻ đeo vòng tay chống muỗi
Vòng đeo tay có tác dụng chống muỗi thường chứa hóa chất diệt côn trùng như Tetramethrin, D-Phenothrin…, trẻ nhỏ đeo thường xuyên sẽ có hại.
Con gái 2 tuổi của chị Trịnh Thị Kim (Hà Nội) thường xuyên bị muỗi đốt, tay chân có nhiều nốt sưng đỏ. Chị phun thuốc diệt muỗi trong nhà, song đứa trẻ ngửi mùi thuốc nên bị ho, thở khò khè. Chị cho con đeo vòng chống muỗi. Kết quả bé không bị muỗi đốt nữa, nhưng cổ tay đeo vòng xuất hiện những nốt mẩn như rôm sảy.
Vòng đeo tay chống muỗi cho trẻ được bán trên thị trường. Ảnh: T.Q.
Vòng đeo tay chống muỗi có nhiều nút cài giống như cúc áo, dễ dàng đeo vào tay và tháo gỡ. Loại vòng này được người bán giới thiệu là có một viên nang hóa chất pha trộn trong lớp lưới của vòng có tác dụng ngăn muỗi. Vòng đeo vào tay hoặc chân cho trẻ trên 6 tháng tuổi, mỗi viên nang sử dụng trong 15 ngày. Giá của mỗi chiếc vòng 75.000-200.000 đồng.
Người bán giới thiệu viên nang này không tiếp xúc với da người nên không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy vậy nhiều phụ huynh phản ánh trẻ đeo vòng đuổi muỗi xuất hiện triệu chứng ngứa rát, nổi mụn nước quanh chỗ đeo vòng, có bé phải nhập viện.
Tiến sĩ Trương Sỹ Niêm, Phó Trưởng khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cảnh báo, vòng chống muỗi thực ra chứa các hóa chất diệt côn trùng như Tetramethrin, D-Phenothrin, Pemerthrin… Những chất này có ảnh hưởng cả trên người, ví dụ tác động lên hệ thần kinh gây ngứa, tê, nhức đầu, buồn nôn, ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ nhỏ.
“Vòng càng khiến côn trùng sợ hãi, chết nhanh thì chứng tỏ nồng độ các thành phần trong vòng cao và có tác dụng rất mạnh. Vì vậy, cần hết sức lưu ý khi sử dụng”, tiến sĩ Niêm nhấn mạnh. Ông khuyên bố mẹ dùng vòng chống muỗi cho con chỉ để hỗ trợ tạm thời. Quan trọng khi phòng tránh muỗi cho trẻ vẫn là giữ vệ sinh nơi ở, quần áo và đồ ăn sạch sẽ, cho bé mặc quần áo dài, ngủ màn.
Lưu ý khi sử dụng vòng diệt muỗi:
Video đang HOT
- Vòng chống muỗi không thấm nước, đeo vào tay có thể khiến phần da tiếp xúc với vòng bị ứ mồ hôi, nguy cơ viêm da, rôm sảy. Vì thế, nên cho trẻ đeo khi ngủ, còn bé thức hay vui chơi thì phụ huynh tháo vòng ra.
- Vòng được đeo vào tay hoặc chân cho trẻ, không để bé cầm nắm chơi đùa vì có thể không may trẻ cắn rơi cúc vào họng sẽ nguy hiểm.
- Thị trường có nhiều loại vòng diệt muỗi xuất xứ từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, với nhiều tên gọi như vòng chống muỗi Parakito, vòng chống muỗi mosball, vòng chống muỗi bikit… Người dùng phải cân nhắc khi chọn mua.
Theo Vnexpress
Bật mí tác dụng không ngờ của lá tía tô với trẻ sơ sinh vào mùa hè
Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc một số bệnh như ho, sốt hay rôm sảy vào mùa hè. Không cần dùng nhiều thuốc hãy sử dụng phương pháp dưới đây sẽ đánh bay những căn bệnh này ở trẻ.
Hạ sốt cho bé bằng lá tía tô
Uống nước lá tía tô để hạ sốt cho bé là một trong những công dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh. Nhiều bà mẹ bỉm sữa chia sẻ cách sắc nước lá tía tô để uống hoặc nấu cháo tía tô ăn rồi cho bé bú thật nhiều vào hôm trước khi cho bé đi tiêm phòng. Như vậy bé đỡ bị sốt cao. Thực hư vấn đề này thế nào?
Uống nước sắc lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi. Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố.
Lưu ý: Bên cạnh việc dùng lá tía tô để hạ sốt cho bé, khi bé bị sốt ra mồ hôi nhiều, mẹ nên mặc đồ thoáng mát cho bé, dùng khăn mềm ấm lau lưng, nách, bẹn cho bé tránh tình trạng để mồ hôi ướt người bé lâu dễ gây cảm lạnh.
Bài thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng nước lá tía tô
Dưới đây là các bước cụ thể để thực hiện bài thuốc hạ sốt bằng lá tía tô cho trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức.
Đối với trẻ bú mẹ: Lấy khoảng 10 cành tía tô, mẹ rửa sạch để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp sau đó cho bé bú trước khi đi tiêm phòng cho trẻ và sau khi đi tiêm phòng. Khi bé bị sốt không do tiêm phòng, mẹ cũng áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt.
Đối với trẻ uống sữa công thưc: Đối với những bé bú sữa công thức, mẹ giã khoảng 20g lá tía tô lấy nước cốt, pha với một chút nước ấm cho bé uống mỗi lần 2.5ml(nửa muỗng cà phê), ngày uống 3 lần.
Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tía tô
Một trong những tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh là trị ho cho bé. Các ghi chú về Đông Y mô tả lá tía tô có tác dụng bổ tỳ vị, giảm ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lá tía tô cũng có tác dụng long đờm nên rất có ích cho trường hợp trẻ sơ sinh bị ho có đờm. Bài thuốc với lá tía tô trị ho cho trẻ rất đơn giản dễ thực hiện.
Chuẩn bị:
20gr lá tía tô
5-10g hoa đu đủ đực
5gr hoa khế
5gr đường phèn
Cách làm: Các nguyên liệu này rửa sạch để ráo nước. Cho vào cối giã nát tất cả hỗn hợp này rồi lọc lấy nước cốt, thêm 5gr đường phèn vào hỗn hợp rồi hấp cách thủy. Để nguội cho bé dùng dần. Mỗi ngày uống 5 lần, mỗi lần 2,5ml (nửa muỗng cà phê). Bài thuốc này đặc biệt hiệu quả với trẻ sơ sinh bị ho khan, ho nặng tiếng và có đờm nhiều. Cho bé uống lượng nhỏ một vài giọt mỗi lần để các chất tinh dầu ngấm dần giúp diệt khuẩn, làm giảm các cơn đau rát cổ họng gây khó chịu cho bé.
Tác dụng của lá tía tô trong điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Lá tía tô được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt vi khuẩn nên mẹ có thể dùng tía tô để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu da bé bị ngứa, mụn nhọn chỉ tắm đều đặn một tuần sẽ thuyên giảm rồi khỏi hẳn mà không cần bôi bất kì một loại thuốc nào khác.
ưu ý, không nên dùng nước lá tía tô tắm cho bé trong trường hợp da bé bị lở loét, trầy xước hay mưng mủ dễ gây nhiễm khuẩn.
Cách nấu nước lá tía tô tắm cho bé:
Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch với muối để loại bỏ hết bụi bẩn và lông tơ trên lá dễ gây kích ứng với làn da mỏng manh của bé. Sau đó đem xay nát, rồi dùng rây lọc lấy nước cốt dùng nấu nước tắm cho bé. Hoặc mẹ cũng có thể để nguyên lá nấu nước cho bé, sau đó gạn nước lấy nước loại bỏ phần lá.
Theo www.phunutoday.vn
Bác sĩ Nhật gợi ý các cách bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ trong mùa hè Muỗi đốt, rôm sảy, côn trùng cắn... là những rắc rối liên quan đến làn da của trẻ rất phổ biến vào mùa hè, mùa nắng nóng. Mùa hè được con là "kẻ thù số 1" với làn da mịn màng, mỏng manh của trẻ nhỏ. Dưới đây, bác sĩ người Nhật Katsuhiro Keiko, công tác tại một phòng khám gia đình ở...