Cẩn trọng du học nghề
Khác với xuất khẩu lao động, du học nghề đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm vì vừa được đào tạo nghề, vừa đi làm chính nghề đó ở nước ngoài để có thu nhập. Tuy nhiên đến nay chưa có các văn bản quy định về hình thức du học này.
Du học nghề thu hút vì người học vừa có bằng cấp, chứng chỉ nghề, vừa đi làm bằng chính nghề đó với mức thu nhập cao – ẢNH: M.Q
Nhiều chương trình
Trong thời gian qua, phổ biến nhất là các chương trình du học tại Hàn Quốc, Đức, Úc, Canada…
Tại Úc, các chương trình nghề do trường CĐ hoặc trường phổ thông giảng dạy, dành cho học sinh đã học xong lớp 10 đến lớp 12, với 8 loại bằng cấp, chứng chỉ từ thấp đến cao; thời gian ngắn nhất từ 4 – 6 tháng và dài nhất là 1 – 1,5 năm.
Video đang HOT
Tại Hàn Quốc, có 2 hình thức du học nghề khác nhau, theo thị thực D2 hoặc D4-6. Hình thức D2 là du học nghề cơ bản được đào tạo nghề tại các trường ĐH, CĐ, sau khi ra trường sẽ được cấp bằng nghề. Còn D4-6 là chương trình đào tạo nghề tại các trung tâm đào tạo tư nhân, sau khi ra trường sẽ được cấp chứng chỉ chứ không phải bằng nghề.
Đối với các chương trình du học nghề tại Đức, người học phải đạt trình độ tiếng Đức là B2. Bà Thúy Hà, nhân viên một trung tâm du học tại TP.HCM, cho biết: “Các nghề tại Đức đang thu hút nhiều bạn trẻ theo học gồm có điều dưỡng, nhà hàng, khách sạn, đầu bếp, cơ khí… Muốn có thị thực du học nghề ở Đức, ứng viên phải chứng minh tài chính, mức tối thiểu là có 4.800 euro trong tài khoản phong tỏa”. Khác với chương trình dự bị và ĐH tại Đức, du học nghề không yêu cầu phải có điểm học bạ cao, không đòi hỏi các thủ tục phức tạp như TestAS, APS…
Cần lưu ý vì chưa có quy định
Tuy nhiên, vấn đề du học nghề đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản quy định cụ thể, nên người học cần thận trọng tìm hiểu kỹ để tránh bị thiệt thòi.
Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh – sinh viên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhìn nhận: “Đối với chương trình du học lấy bằng cử nhân thì có Bộ GD-ĐT quản lý và công nhận tương đương bằng cấp. Với chương trình xuất khẩu lao động thì có Cục Quản lý lao động ngoài nước quản lý. Nhưng với du học nghề thì hiện nay mới đang bắt đầu trình để đưa vào nghị định quy về việc quản lý du học sinh đi học nghề tại nước ngoài và người nước ngoài học nghề tại VN”.
Theo một cán bộ Bộ LĐ-TB-XH, ranh giới giữa việc học và làm trong các chương trình du học nghề chưa rạch ròi. Có nơi gọi là tu nghiệp sinh, có nơi lại gọi là xuất khẩu lao động. “Với những người du học nghề thông qua các công ty tư vấn du học, chương trình học có thực hiện đúng hay không, việc trả lương như thế nào, liệu có đúng như cam kết thì chưa có ai quản lý, xác minh. Có nhiều người du học nghề lại được đưa tới những khu nhiễm xạ để làm việc, ảnh hưởng tới sức khỏe, hoặc đi làm chui, không đúng với luật pháp nước bạn. Khi gặp rủi ro trong quá trình du học nghề, bị tước quyền lợi, bị lừa… thì rất khó có người đứng ra bảo vệ, vì cơ quan ngoại giao VN ở nước ngoài chỉ bảo vệ quyền lợi cho những người đi học, đi làm hợp pháp. Chính vì vậy, người học cần hết sức cân nhắc, tìm hiểu kỹ những chương trình du học nghề để tránh gặp phải rắc rối”, vị cán bộ này đưa ra lời khuyên.
Theo thanhnien.vn
Phó Chánh thanh tra 54 tuổi thi tốt nghiệp THPT: Sở LĐTBXH nói gì?
Sở Lao đông - Thương binh và Xa hôi (LĐTBXH) Gia Lai khẳng định, việc ông Mai Xuân Khiêm (54 tuôi, Pho Chanh thanh tra Sở LĐTBXH) đi thi THPT Quôc gia 2018 để bổ sung đầy đủ thêm văn bằng là không sai. Điều này đã thể hiện sự cố gắng ham hoc cua ban thân ông Khiêm, du đa lơn tuôi.
Trươc thông tin vê viêc thây tên cua ông Khiêm trong bang danh sach cac thi sinh đi thi tốt nghiệp THPT tai điêm trương THPT Huynh Thuc Khang (huyên Ia Grai, tinh Gia Lai), nhiêu PV ơ cac cơ quan bao đai đa đê nghi Sơ LĐTBXH cung câp thông tin vê ông Khiêm, cung vơi đo la viêc băng câp cua ông.
Văn ban cung câp thông tin vê ông Khiêm.
Theo đó, văn bản cua Sơ LĐTBXH cung cấp thông tin về việc ông Mai Xuân Khiêm dự thi tốt nghiệp do ông Lê Văn Thành (Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Gia Lai) ký ngày 28.6 nói rõ: Ông Mai Xuân Khiêm SN 10.12.1964, trình độ chuyên môn là Trung cấp chuyên nghiệp (hệ chính quy 9 3), chuyên ngành hạch toán xí nghiệp lâm nghiệp khóa 1, là cử nhân Kinh tế (hệ tại chức), chuyên ngành quản trị kinh doanh do Trường Đại học KT&QTKD Đại học Đà Nẵng cấp. Hiện ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trình độ lý luận chính trị cao cấp, chuyên viên chính, ngoại ngữ B Anh văn và các văn bằng chứng chỉ khác có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Điêm thi tai TrươngTHPT Huynh Thuc Khang công khai tên ông Khiêm.
Cu thê, quá trình bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý và công tác của ông Khiêm được nêu rất rõ. Năm 1985, ông được huyện Chư Păh tuyển dụng làm kế toán Phòng Nông lâm nghiệp. Năm 2002, ông được huyện Ia Grai bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng phòng, quyền Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính huyện. Năm 2006, ông giư chưc Trưởng phòng Tài chính kế hoạch huyện Ia Grai. Năm 2010, ông là Trưởng phòng LĐTBXH huyện Ia Grai. Đến năm 2013, ông được điều chuyển lên Sở LĐTBXH tỉnh Gia Lai với chức danh là Phó trưởng phòng KHTC. Đến năm 2016, ông được điều động qua làm Phó Chánh thanh tra sở cho đến nay.
Sở LĐTBXH khẳng định, việc ông Khiêm đi thi để bổ sung đầy đủ thêm văn bằng là không sai. Điều này đã thể hiện sự cố gắng của bản thân mặc dù đã lớn tuổi. Việc ông không báo cáo với cơ quan, bản thân ông đã nhận khuyết điểm của mình.
Theo Dân Việt
Du học, coi chừng không được công nhận bằng cấp Tốt nghiệp các chương trình du học ngắn ngày hoặc đào tạo từ xa, nhiều người ngã ngửa khi bằng cấp của mình không được công nhận. Nhiều người Việt Nam tham gia khóa học 'tiến sĩ ngắn ngày' tại Hong Kong - Ảnh: N.T. PGS.TS Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho...