Cẩn trọng các phương án “hộ chiếu vắc-xin”
Nhiều kỳ vọng được đặt vào “hộ chiếu vắc-xin”, coi đây như là một giải pháp để thế giới sống chung với đại dịch Covid-19, cũng như giúp mở cửa lại du lịch, hàng không…
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có những bước đi thận trọng, trong đó đặt sự an toàn người dân lên trên hết.
Thông tin tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 của công dân được coi là “hộ chiếu vắc-xin” liên thông quốc tế.
Vẫn kiểm soát chặt khâu cách ly
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu – Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế), trong số những trường hợp nhập cảnh về Việt Nam gần đây đã có người có “hộ chiếu vắc-xin”, tức là đã được tiêm đầy đủ vắc-xin phòng Covid-19. Nhưng theo quy định phòng chống dịch của Việt Nam, những trường hợp này vẫn phải cách ly 14 ngày và lấy 2 lần xét nghiệm như bình thường.
Đến thời điểm này, Việt Nam chưa có thay đổi trong các biện pháp phòng chống dịch cũng như cách ly người nhập cảnh có hộ chiếu vắc-xin. Nhiều người kỳ vọng “hộ chiếu vắc-xin” là một giải pháp để thế giới sống chung với đại dịch Covid-19, nhưng vấn đề này hiện nay các nước vẫn còn nhiều tranh cãi.
Ông Phu cho biết, một người được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đầy đủ, nếu thực sự có miễn dịch thì khi sang nước khác không bị lây bệnh và cũng không làm lây truyền bệnh. Như vậy, sẽ giải tỏa được khó khăn cho ngành du lịch, hàng không… Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến các rủi ro, nếu trước đây, để nghiên cứu ra một vắc-xin cần 4 – 5 năm, thậm chí 10 năm; trong khi đó vắc-xin phòng Covid-19 được nghiên cứu, cấp phép trong điều kiện khẩn cấp.
Vì vậy, ông Phu cho rằng, mỗi quốc gia căn cứ vào đánh giá rủi ro, lợi ích, hợp tác giữa các bên để có thể có hình thức áp dụng phù hợp. Có thể kết hợp “hộ chiếu vắc-xin” với xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính để giảm thời gian cách ly.
Chia sẻ việc chuẩn bị triển khai “hộ chiếu vắc-xin” của Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay, “hộ chiếu vắc-xin” vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu thảo luận trên thế giới, do đòi hỏi các nước phải đạt được tỷ lệ tiêm chủng theo quy định để có được miễn dịch cộng đồng và vẫn đang nghiên cứu dựa vào hiệu quả phòng ngừa của vắc-xin đối với sự biến chủng của virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 giao cho Tập đoàn Viettel và Bộ Y tế cùng các bộ, ngành chuẩn bị cơ sở hạ tầng để áp dụng “hộ chiếu vắc-xin”. Hiện nay chúng ta đang triển khai ở bước đầu, việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng là cần thiết cho việc áp dụng hộ chiếu vắc-xin trong thời gian tới. Tiếp đó sẽ bàn việc thực hiện việc hộ chiếu vắc-xin hay “giấy tiêm chủng vắc-xin” theo mẫu nào, loại vắc-xin gì và việc đảm bảo an toàn tránh lây nhiễm.
Thống nhất tiêu chuẩn y tế, thủ tục nhập cảnh
Để sớm ban hành được “hộ chiếu vắc-xin”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế làm việc với các cơ quan y tế nước ngoài để sớm tham gia vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc tạo điều kiện cho giao thương, đi lại thuận lợi của người dân các nước đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Bộ Y tế cùng Tập đoàn Viettel đang thí điểm tại các điểm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhằm đánh giá năng lực, tính tương thích của các cơ sở. Các nhà mạng thông tin, hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ được hoàn thiện và sẵn sàng từ tháng 4/2021.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Tô Việt Thắng – Phó Tổng giám đốc Vietjet cho rằng, việc tiêm vắc-xin Covid-19 sẽ mang du khách quốc tế trở lại Việt Nam trong điều kiện lựa chọn hành khách từ các thị trường đang phòng chống dịch tốt và Việt Nam cũng thực hiện các quy định kiểm soát tốt dịch bệnh.
Trong đó, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan, doanh nghiệp, Chính phủ các nước, để thống nhất quy định, tiêu chuẩn y tế, thủ tục nhập cảnh… Trước mắt có thể nối lại đường bay với một số quốc gia, vùng lãnh thổ đã kiểm soát tốt dịch bệnh, nơi người dân đã được tiêm vắc-xin như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Singapore…
Còn theo ông Bùi Doãn Nề – Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam chúng ta nên từng bước nối lại đường bay thương mại quốc tế có sự kiểm soát là cần thiết. Giải pháp “hộ chiếu vắc-xin” để nối lại đường bay quốc tế rất khả thi trong giai đoạn hiện nay, vừa giúp các doanh nghiệp hàng không và du lịch phục hồi, vừa hỗ trợ nền kinh tế, tiến tới việc đi lại bình thường.
Đây là giải pháp mang tính chủ động, có kiểm soát, vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, vừa hỗ trợ nền kinh tế, song không được chủ quan. Muốn áp dụng “hộ chiếu vắc-xin”, Bộ Y tế cần sớm ban hành chứng chỉ tiêm vắc-xin và quy trình kiểm tra, nhập cảnh với khách quốc tế đến Việt Nam trên các chuyến bay thương mại.
Ban Chỉ đạo quốc gia bàn về tiêm vắc xin ngừa Covid-19
Về cơ bản, việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 sẽ tiến tới Nhà nước bảo đảm người dân được tiêm miễn phí giống như tiêm chủng các vắc xin phòng, chống dịch bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Bên cạnh đó, vẫn có một phần nhỏ là vắc xin dịch vụ dành cho những người có khả năng chi trả.
Cuộc họp sáng 23-2 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19. Ảnh: VGP/Đình Nam
Tại cuộc họp sáng 23-2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19.
Ban Chỉ đạo cho rằng chúng ta đã rất cố gắng, khẩn trương để sớm có vắc xin ngừa Covid-19, nhưng không có đầy đủ ngay một lúc nên phải phân theo các nhóm đối tượng ưu tiên.
Tuy nhiên, tới đây, vắc xin ngừa Covid-19 sẽ được hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ, tiến tới cơ bản về lâu dài người dân sẽ được tiêm miễn phí giống như trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh đó, có phần nhỏ vắc xin dịch vụ dành cho những người có khả năng chi trả cao hơn.
Theo các chuyên gia, vắc xin Astra Zeneca đang được nhập về Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định chất lượng. Theo đó, về nguyên tắc, khi về đến Việt Nam, vắc xin có thể tiêm ngay được.
Theo ông Trần Đắc Phu, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế), các loại vắc xin khi về Việt Nam, như trước đây là Quinvaxem hay ComBE Five, đều được thử nghiệm đánh giá an toàn.
Tuy nhiên, bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và đây là tình huống khẩn cấp nên Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị để tiêm vắc xin này cho các đối tượng ưu tiên, đối tượng nguy cơ theo đúng kế hoạch.
"Vấn đề vắc xin ngừa Covid-19 được Cục Y tế dự phòng thực hiện phối hợp với Cục Dược cấp phép, lên kế hoạch phân phối và Cục Đào tạo (Bộ Y tế) theo dõi đánh giá hiệu quả. Chúng ta sẽ không phải tiêm ồ ạt và không theo dõi. Đây là cách làm khôn ngoan để vừa chống dịch, vừa kiểm soát độ an toàn để bảo đảm đưa vắc xin ngừa Covid-19 an toàn nhất cho người dân", ông Trần Đắc Phu khẳng định.
Cũng theo ông Trần Đắc Phu, ở những nước đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trên diện rộng, như Israel, vẫn khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, các biện pháp khử khuẩn và giữ khoảng cách.
"Vi rút SARS-CoV-2 lây theo giọt bắn, do đó, đây vẫn luôn là các biện pháp phòng dịch hữu hiệu đầu tiên. Chúng ta phải hiểu rõ vắc xin khi tiêm vào sẽ không tạo miễn dịch ngay và đặc biệt chúng ta còn phòng ngừa biến chủng vi rút, hướng tới miễn dịch cộng đồng với 70% dân số", ông Trần Đắc Phu nói thêm.
Các thành viên Ban Chỉ đạo khẳng định, Chính phủ đang chỉ đạo để triển khai vắc xin Covid-19 sản xuất trong nước. Theo đó, sẽ rút ngắn các thủ tục hành chính nhưng vẫn bảo đảm các khâu an toàn và hiệu quả trong sản xuất, phát triển vắc xin.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trả lời về kế hoạch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 từ nguồn hỗ trợ của giải pháp tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 toàn cầu (COVAX Facility) dành cho Việt Nam. Ảnh: VGP/Đình Nam
Trả lời thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch tổng thể từ tập huấn, tuyên truyền cho đến lập danh sách các đối tượng được tiêm vắc xin.
Là người ký kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 do giải pháp tiếp cận vắc xin phòng Covid-19 toàn cầu (COVAX Facility) hỗ trợ, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, vắc xin từ nguồn của COVAX Facility là một nhánh trong kế hoạch tổng thể này, bên cạnh đó, còn có nguồn vắc xin do chúng ta đặt mua của nước ngoài, sau này có thể có cả vắc xin sản xuất trong nước.
Đối với vắc xin từ nguồn COVAX Facility, dự kiến cuối quý I, đầu quý II-2021 sẽ có 4,8 triệu liều đầu tiên về Việt Nam.
Về khả năng ứng phó các tai biến tiêm chủng có thể xảy ra khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, việc đánh giá hiệu quả, độ an toàn, liều lượng tiêm, chúng ta đang tuân theo các thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc các cơ quan y tế quốc tế có thẩm quyền. Việt Nam đang cho phép nhập khẩu và lưu hành, triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trong điều kiện khẩn cấp để phòng, chống dịch bệnh. Do vậy, việc đánh giá, dự báo khả năng xảy ra tai biến tiêm chủng cũng như hiệu quả của vắc xin phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Vì vậy, trong kế hoạch tổng thể mà Bộ Y tế sẽ ban hành, bên cạnh những lợi ích, tác dụng của vắc xin, chúng ta cũng phải tuyên truyền về những tác dụng, phản ứng không mong muốn có thể xảy ra để người dân biết và đồng hành với ngành Y tế.
Với dự kiến sẽ tiêm chủng cho hàng triệu người trong một thời gian ngắn, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, việc ứng phó, xử lý những tai biến có thể xảy ra sau tiêm chủng hoàn toàn trong khả năng của ngành Y tế khi chúng ta đã có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng hàng chục năm qua.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết thêm, việc lập danh sách các đối tượng tiêm vắc xin miễn phí sẽ theo nguyên tắc ưu tiên cho những lực lượng tuyến đầu chống dịch và thực hiện trước ở những địa phương đang có dịch.
"Dù tiêm miễn phí hay theo diện xã hội hóa, dịch vụ thì đều phải theo lộ trình, kế hoạch tổng thể của Bộ Y tế", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên khẳng định.
Vắc xin COVID-19, "lá chắn" cần thời gian kích hoạt Lô vắc xin COVID-19 đầu tiên về Việt Nam, kế hoạch tiêm chủng. lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 triệu liều cùng những dấu mốc quan trọng trong công tác nghiên cứu vắc xin trong nước đã và đang được kỳ vọng giúp đẩy lùi dịch bệnh trong tương lai gần. Theo các chuyên gia, tuy có vắc xin nhưng...