Cần trình độ thạc sĩ?
Theo dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh giáo viên phổ thông công lập, giáo viên hạng I cần có trình độ thạc sĩ. Có ý kiến băn khoăn ‘yêu cầu cao’ này sẽ dẫn đến việc giáo viên đổ xô học sau đại học, đào tạo thạc sĩ từ đó sẽ tràn lan.
Việc thăng hạng giáo viên luôn gắn với các điều kiện về chất lượng.
Vậy, giáo viên hạng I có thực sự cần trình độ thạc sĩ hay không?
Trước hết, cần hiểu rằng, “hạng chức danh nghề nghiệp” là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng ngành, lĩnh vực; “thăng hạng chức danh nghề nghiệp” là khi viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn. Mỗi chức danh nghề nghiệp được liệt kê chi tiết và cụ thể những công việc (nhiệm vụ) phải thực hiện có mức độ phức tạp tương ứng, bên cạnh đó là mức lương tương xứng với vị trí việc làm, nhiệm vụ mà viên chức phải thực hiện.
Với viên chức giáo viên cũng vậy. Phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên phổ thông căn cứ vào mức độ phức tạp của những nhiệm vụ mà giáo viên được giao. Theo đó, hạng càng cao, giáo viên sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ có độ phức tạp khó hơn so với giáo viên hạng thấp.
Với giáo viên hạng I (hạng cao nhất), nhiệm vụ được thiết kế gắn với những yêu cầu cụ thể. Trong đó, có khả năng sử dụng được kiến thức ngành, chuyên ngành, liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành, hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp, hoặc khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn giảng dạy trong trường phổ thông… Yêu cầu này phù hợp với mục tiêu đào tạo thạc sĩ theo quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành. Như vậy cũng có nghĩa, giáo viên có trình độ thạc sĩ mới đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ mà giáo viên hạng I phải thực hiện.
Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Giáo dục 2019, yêu cầu tối thiểu của giáo viên phổ thông là trình độ đại học; nên giáo viên ở hạng cao nhất phải có trình độ thạc sĩ thiết nghĩ cũng phù hợp. Chưa kể, việc thăng hạng là không bắt buộc. Chỉ khi giáo viên có nguyện vọng đạt tới hạng cao hơn mới cần phấn đấu đáp ứng các tiêu chuẩn của hạng tương ứng; từ đó cũng được khẳng định về vị thế nghề nghiệp, hưởng lợi về tiền lương sau khi thăng hạng. Cách làm này sẽ tạo một “sân chơi” lành mạnh, khắc phục tình trạng cứ “sống lâu” lên “lão làng”. Để đạt đến bậc cao hơn trong nghề nghiệp, giáo viên phải thực sự nỗ lực, phấu đấu bằng thực lực. Tinh thần tự học, học suốt đời cũng là yêu cầu không thể thiếu với đội ngũ nhà giáo để đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Học sinh tiểu học tìm hiểu về CNTT.
Nhưng nếu yêu cầu trình độ thạc sĩ với giáo viên hạng I, liệu có dẫn đến tình trạng thầy cô sẽ ồ ạt đi học thạc sĩ, kéo theo đào tạo tràn lan? Có thể khẳng định, lo lắng này là thiếu căn cứ.
Theo quy định, UBND cấp tỉnh phải xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác. Đồng thời, xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền (theo Điều 42 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức). Như vậy, việc giáo viên được đào tạo thạc sĩ là do UBND các tỉnh, thành phố cử theo kế hoạch và đề án, chứ không có chuyện giáo viên phổ thông sẽ ồ ạt đi học thạc sĩ.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục có ngành đào tạo giáo viên xác định chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ được tính bằng quy mô đào tạo tối đa theo năng lực, đáp ứng đồng thời các tiêu chí như: Giảng viên cơ hữu ngành phù hợp, tiêu chí cơ sở vật chất và thiết bị, nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương và của ngành. Bộ GD&ĐT cũng đang kiểm soát việc xác định chỉ tiêu, thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở giáo dục, để hạn chế tình trạng các trường đại học, viện khoa học mở lớp, sẽ chiêu sinh tràn lan ở địa phương.
Có thể nói, khi đưa ra một quy định mới, các yếu tố đã được tính đếm phù hợp để đúng luật, đồng thời bảo đảm quyền lợi đội ngũ, tạo động lực để nhà giáo phấn đấu, khẳng định bản thân, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
Kỳ thi tốt nghiệp "lịch sử": Ngành giáo dục "căng mình" thực hiện 2 từ khóa
Trước kỳ thi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhắc đến 2 từ khóa quan trọng là "an toàn" và "chất lượng". Không chỉ ngành Giáo dục mà toàn xã hội đã phải "căng mình" để thực hiện bằng được 2 từ khóa đó.
Video đang HOT
Kỳ thi tốt nghiệp THPT "lịch sử" vừa khép lại giai đoạn đầu tiên. Cách đây một tuần, khi quyết định vẫn tổ chức kỳ thi được đưa ra, nhiều người đã đặt dấu chấm hỏi cho quyết định này của Bộ GDĐT.
2 ngày thi nhẹ nhàng và an toàn vừa đi qua cho thấy, việc bình thường hoàn toàn có thể làm được trong điều kiện bất thường.
Thí sinh bước vào kỳ thi với tâm trạng lo lắng vì dịch bệnh
Năm học "chưa từng có trong lịch sử"
Trước khi có kỳ thi "lịch sử", ngành giáo dục đã có một năm học "chưa từng có trong lịch sử". Mọi kế hoạch, dự tính của năm học hoàn toàn thay đổi khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện và báo hiệu chưa có điểm dừng. 2 lần thay đổi mốc thời gian năm học, 2 lần thay đổi thời gian tổ chức thi THPT.
Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT để phù hợp với Luật Giáo dục 2019 được thực hiện sớm hơn cũng do dịch bệnh.
Theo kế hoạch, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ chính thức bắt đầu từ chiều ngày 8/8 và kết thúc vào chiều 10/8. Mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng cho đến trước khi kỳ thi diễn ra 10 ngày. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại tại Đà Nẵng và lần này nhanh hơn, lan rộng hơn và nguy hiểm hơn.
Sát khuẩn tay trước khi vào phòng thi
Bộ GDĐT lần thứ hai phải lên phương án báo cáo Chính phủ về kỳ thi, trước đó là phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thay cho kỳ thi THPT quốc gia như 5 kỳ trước đó.
Phương án được Bộ GDĐT "chốt" lần này là chia kỳ thi thành 2 đợt, đợt 1 là những địa phương không thuộc diện giãn cách, đợt 2 cho những địa phương đang thực hiện giãn cách và những thí sinh diện F1, F2.
Vậy là lần đầu tiên trong lịch sử, có 2 đợt thi trong một kỳ thi cuối cùng cấp THPT.
Ngay sau khi phương án được chốt, Bộ GDĐT, Bộ Y tế đã liên tục có những chỉ đạo, hướng dẫn địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các điểm thi, những người tham gia kỳ thi.
Thí sinh nào cũng phải đo nhiệt độ trước khi vào phòng thi
Bộ GDĐT cũng kịp thời chỉ đạo các trường đại học thực hiện phương án tuyển sinh phù hợp với 2 đợt thi để đảm bảo công bằng, không gây tâm lý lo lắng "hết suất vào đại học" cho các thí sinh thi đợt 2.
Bộ trưởng Bộ GDĐT khẳng định, sẽ chỉ đạo tổ chức 2 đợt thi hoàn toàn công bằng.
Các điểm thi dự phòng, phòng thi dự phòng, phòng cách ly trước đó đã được bố trí, nhanh chóng được bổ sung thêm.
Tất cả các tình huống phát sinh hàng ngày, hàng giờ về số học sinh, giáo viên trong diện F1, F2 được xử lý ngay.
Cho tới sát ngày thi vẫn có những thí sinh, thậm chí là cả điểm thi phải chuyển từ thi đợt 1 sang thi đợt 2.
Trước kỳ thi người đứng đầu ngành Giáo dục - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhắc đến 2 từ khóa quan trọng của kỳ thi năm nay là "an toàn" và "chất lượng". Không chỉ ngành Giáo dục mà toàn xã hội đã có những ngày "căng mình" để thực hiện bằng được 2 từ khóa đó.
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ, dù là một năm có nhiều khó khăn, vất vả trong tổ chức thi, nhưng Bộ GDĐT cũng như các địa phương đều sẵn sàng các phương án để tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc.
Thí sinh vào phòng thi với tâm trạng lo lắng
Một kỳ thi nhẹ nhàng
Chiều 8/8, các thí sinh tập trung làm thủ tục dự thi, ghi nhận tại các điểm thi, các yêu cầu về đảm bảo an toàn đã được thực hiện nghiêm túc, ngay tại cổng điểm thi bố trí nhiều bàn để nước sát khuẩn và nhân viên y tế trực đo thân nhiệt.
Thí sinh làm thủ tục dự thi tại điểm thi được hướng dẫn xếp hàng, đảm bảo giãn cách để chờ gọi vào phòng thi. Các phòng thi cũng bố trí chỗ ngồi, đảm bảo khoảng cách giữa các thí sinh.
100% thí sinh đeo khẩu trang đến trường thi. Để đảm bảo an toàn cũng như phòng chống tiêu cực trong kỳ thi, nhiều điểm thi đã thực hiện phát khẩu trang cho thí sinh trước khi vào phòng thi.
Chia sẻ trong ngày làm thủ tục dự thi, thí sinh Khang Hy, dự thi tại điểm thi THPT Nguyễn Văn Trỗi (TP Nha Trang) cho biết: "Em thấy Bộ GDĐT, Bộ Y tế đã làm hết sức mình để bảo vệ cho các thí sinh, để kỳ thi diễn ra tốt đẹp. Và em đã sẵn sàng cho kỳ thi".
2 ngày thi chính thức diễn ra. Tất cả các bước đảm bảo an toàn tiếp tục được thực hiện nghiêm ngặt. Với những ai đã từng chứng kiến những mùa thi trước sẽ cảm thấy kỳ lạ với cảnh trước cổng các điểm thi vắng lặng vào giờ thi trong mùa thi năm nay, bởi mỗi phụ huynh đã trở thành những người trợ giúp đắc lực cho một mùa thi an toàn.
Niềm vui khi làm được bài
Trước kỳ thi, không ít người lo lắng rằng, với mục tiêu kỳ thi, với sự khó khăn của năm học, đề thi có thể sẽ dễ và tạo ra "mưa điểm 10" nhưng trên thực tế, đề thi năm nay không chỉ đảm bảo bám sát chương trình đã tinh giản, bám sát đề thi tham khảo, có phần nhẹ nhàng hơn để phù hợp với năm học khó khăn do dịch bệnh, mà còn tạo ra bất ngờ về độ phân hóa.
Nhận định của học sinh, giáo viên cho thấy, với đề thi năm nay sẽ không dễ để có "đột phá" về điểm 9-10. Nhìn vào đề thi, các trường đại học cũng bày tỏ sự yên tâm sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Đánh giá sau giai đoạn coi thi, Bộ GDĐT cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đã đáp ứng được mục tiêu kép, vừa đảm bảo chống dịch, đồng thời đáp ứng được yêu cầu tổ chức thi gọn nhẹ, thiết thực, khách quan, công bằng.
So với kỳ thi năm ngoái, số thí sinh vi phạm quy chế thi năm nay giảm hơn nhiều. Sau 2 ngày thi, có 39 thí sinh vi phạm quy chế thi, trong đó 01 thí sinh bị khiển trách, 38 thí sinh bị đình chỉ - năm ngoái con số này là 71; 18 cán bộ vi phạm quy chế thi bị xem xét kỷ luật.
Một số sự cố do lỗi từ giám thị đã được khắc phục kịp thời, đảm bảo quyền lợi cao nhất cho thí sinh.
Nỗ lực đạt mục đích
Kỳ thi tốt nghiệp THPT mới hoàn thành giai đoạn đầu tiên, vẫn còn nhiều việc tiếp theo cần phải làm như chấm thi, công bố điểm thi, so sánh phổ điểm với học bạ..., ở phần việc nào, ngành Giáo dục cũng phải đặt ra mục tiêu kép, an toàn cho người tham gia và chất lượng của kỳ thi.
Đặc biệt, là những chuẩn bị tiếp theo để tổ chức kỳ thi đợt 2 cho 26.308 thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chưa thể dự thi đợt 1, đảm bảo an toàn sức khỏe và quyền lợi cho các em.
Thời điểm này chưa thể khẳng định về sự thành công của kỳ thi, nhưng 2 ngày thi nhẹ nhàng và an toàn vừa đi qua cho thấy, có thể hoàn toàn làm được một việc bình thường trong điều kiện bất thường nếu có đủ quyết tâm và quyết liệt trong chỉ đạo và thực hiện.
Đánh giá về nỗ lực của Việt Nam trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những vừa qua, ông Philip Dowler, trưởng cơ sở Hà Nội của Đại học RMIT cho rằng, ngành Giáo dục đã nỗ lực rất nhiều vì mục đích đảm bảo quyền lợi của các em học sinh cũng như đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
"Nỗ lực này theo tôi hiểu nằm trong nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, đưa các hoạt động học tập, sản xuất kinh doanh dần ổn định", ông Philip Dowler nói.
Xóa nhầm lẫn việc bỏ thi tốt nghiệp THPT 2020 Thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2020 vào sáng qua (3-8), Bộ GD&ĐT đã quyết định: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 vẫn sẽ được các địa phương tổ chức vào hai ngày 9 và 10-8. Riêng các thí sinh ở những địa phương có cách ly xã hội hay thuộc...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

'Lật mặt 8' bị chê kịch bản cũ, Lý Hải nói 'phải xem phim mới biết'
Hậu trường phim
23:05:30 26/04/2025
Nữ diễn viên gợi cảm khiến Lê Tuấn Khang ngại không dám chụp ảnh cùng
Sao việt
22:45:40 26/04/2025
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"
Sao châu á
22:43:04 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
Danh tính 4 người tử vong vụ lật xe khách ở Tam Đảo
Tin nổi bật
22:30:21 26/04/2025
Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Pháp luật
22:21:54 26/04/2025
Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU
Thế giới
21:49:22 26/04/2025
Tố My: Không đặt nặng chuyện giữ tên tuổi, chỉ muốn làm nghề tử tế
Nhạc việt
21:17:12 26/04/2025
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump
Thế giới số
20:47:10 26/04/2025
Hé lộ những trang bị 'siêu khủng' cho iPhone 17 Air sắp ra mắt
Đồ 2-tek
20:39:53 26/04/2025