Cần triết lý giáo dục nào?
Socrates từng nói: “Triết lý bắt đầu bằng sự suy tư”. Một năm qua đi, với không ít biến động của đất nước, con người trong dòng chảy văn hóa thời hội nhập, tự cảm nhận rõ người Việt đang bỏ dần tư duy “ổn định” sang tư duy “phát triển” bằng bản lĩnh và sáng tạo của mỗi cá nhân, thậm chí dám đối mặt với cơn gió ngược.
Triết lý giáo dục “con ngoan, trò giỏi” cần chuyển sang “con có bản lĩnh, trò dám sáng tạo”. Ảnh: S.T
Là một nhà khoa học, nhà giáo, tôi cảm và thấy sự thay đổi này ở ngay mỗi học sinh, sinh viên trong ghế nhà trường. Cách đây chỉ hơn chục năm thôi, ngoài việc học tập, “nghề” làm thêm của sinh viên chủ yếu là “gia sư” – với một mức thu nhập ổn định vài trăm nghìn một tháng. Nay, rất nhiều sinh viên, thậm chí cả học sinh đã khởi nghiệp từ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Và tất nhiên, khi đã “bước chân” vào thương trường, họ có cơ hội gia tăng lợi nhuận, có thể cấp số cộng, số nhân, nhưng cũng đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận rủi ro, thậm chí phá sản. Tuy nhiên, dù thế nào, đó cũng là tư duy vận động, hướng tới phát triển chứ không phải tư duy an phận thủ thương – bằng lòng “lương tháng” như trước đây.
Nói câu chuyện này để thấy rằng, để bắt kịp với sự vận động nói chung của người Việt và xã hội trong thời đại 4.0 đang phát triển như vũ bão, triết lý giáo dục con người Việt Nam cũng cần phải thay đổi.
Mà triết lý – thực ra không phải là điều gì to tát, nó hiển thị ngay ở thực tế và nhu cầu đời sống, xã hội.
Xã hội Việt Nam truyền thống là xã hội nông nghiệp trồng lúa nước rất “âm tính”, với đặc trưng cơ bản là chỉ muốn sống yên ổn, ổn định. Muốn ổn định thì xã hội cần những con người ngoan ngoãn, biết vâng lời. Bởi vậy mà triết lý giáo dục truyền thống của Việt Nam có thể tóm gọn trong bốn chữ cửa miệng mà mọi người Việt Nam, các trường học Việt Nam thường dùng, là “con ngoan, trò giỏi”. Nói đầy đủ hơn, đó là một triết lý giáo dục hướng đến ổn định. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, triết lý này cần chuyển sang hướng đến phát triển: “con có bản lĩnh, trò dám sáng tạo”.
Xã hội muốn phát triển thì văn hóa phải thiên về “dương tính”. Điều đó có nghĩa là con người sẽ bỏ dần chủ nghĩa cộng đồng làng xã, để thay vào đó là bản lĩnh cá nhân và ý thức cộng đồng xã hội. Sẽ phải coi trọng sự trung thực hơn là khôn khéo; ý thức trách nhiệm thay cho thói dựa dẫm; tính khoa học và sáng tạo thay cho lối làm việc đối phó, tùy tiện…
Vì có bản lĩnh nên mỗi người sẽ nghĩ một kiểu. Cùng học một môn nhưng mỗi người sẽ tiếp thu một cách khác nhau. Mỗi người sẽ là một thế giới riêng biệt không ai giống ai, chứ không phải là những rô-bốt từ trong nhà máy sản xuất ra. Đa dạng hóa xã hội, đa dạng hóa tư duy thì đó mới là xã hội thực sự của con người. Đa dạng nhưng tất cả cùng nhau hướng đến những mục đích tốt đẹp nhất cho xã hội chứ không phải là đào tạo thì theo một khuôn mẫu chung còn khi đi ra xã hội thì mạnh ai nấy làm, không hợp tác được với nhau.
Video đang HOT
Tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) và robot đã khiến nhiều người tin rằng, thời đại robot đang đến rất gần, và đó chắc chắn là một xu hướng tất yếu. Để phát triển trong thời đại như vậy, con người ắt hẳn phải hơn “robot” một cái đầu. Và đó chính là một quá trình khám phá không có điểm dừng. Tất cả mọi phát minh, sáng kiến, khám phá… đều nảy sinh trên cơ sở nghi vấn những gì đã có và đang có, kể cả việc lý giải những hiện tượng tự nhiên, hay chuẩn mực.
Vì thế, tư duy phản biện, vốn đã không phải là điểm mạnh của truyền thống văn hóa “âm tính”, sẽ càng trở nên cấp thiết trong mục tiêu giáo dục của chúng ta. Nó sẽ giữ vai trò to lớn trong đời sống xã hội, giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo.
Mục tiêu của xã hội nào, suy cho cùng cũng là tạo nên những con người thực sự nhân văn, là phát triển năng lực. Vì vậy, trước khi chờ đợi sự thay đổi của môi trường xã hội, nhà trường hay gia đình, chính bản thân mỗi con người, nhất là giới trẻ cần có sự thay đổi. Dám đương đầu, chấp nhận thách thức và sẵn sàng đối mặt với những “cơn gió ngược” để khẳng định bản lĩnh và giá trị bản thân sẽ là hệ giá trị văn hóa cần khuyến khích phát huy trong thời đại mới.
Theo Enternews.vn
Nhà giáo Tây Nam bộ góp ý Dự thảo Luật Giáo dục
Để lắng nghe ý kiến trực tiếp góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà giáo, sáng 14/12, tại TP Cần Thơ, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng; lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ GD&ĐT; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT khu vực Tây Nam bộ.
Giúp cơ quan hoạch định chính sách hiểu sát thực tế
Đây là hội thảo cuối cùng trong số 5 hội thảo được Bộ GD&ĐT tổ chức tại 5 địa điểm trong cả nước tháng 11 và tháng 12 để lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các chuyên gia và đội ngũ nhà giáo...
Hội thảo được tổ chức để lắng nghe ý kiến trực tiếp góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, gồm các Sở GD&ĐT, nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên...
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng đề nghị các đại biểu tích cực, thẳng thắng góp ý cho Dự thảo Luật; trao đổi cởi mở về các vấn đề dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.
Theo Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng: Thông qua hội thảo giúp những người hoạch định chính sách hiểu sát thực tiễn để có được những quy định phù hợp với cuộc sống. Đồng thời, việc lấy ý kiến còn nhằm cung cấp thêm cho Bộ, Ban soạn thảo những thông tin, cách nhìn từ thực tế để từ đó xem xét, cân nhắc và có những điều chỉnh cần thiết đảm bảo cho Dự thảo Luật mang tính cụ thể, sát thực tế và dễ đi vào cuộc sống hơn.
Ý kiến của các nhà chuyên môn, các thầy cô giáo trong ngành rất quan trọng, giúp ích cho Bộ, cho Ban soạn thảo để có cơ sở khoa học và có cách tiếp cận, đánh giá về chuyên môn đối với Dự thảo Luật.
Những kiến nghị tâm huyết
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục như: Mục tiêu giáo dục và cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; nội dung, phương pháp giáo dục và chương trình giáo dục; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; giáo dục mầm non; về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa; giáo dục thường xuyên; trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học; tiền lương của nhà giáo...
Ông Võ Minh Lợi - Phó GĐ Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, đề xuất, Dự thảo Luật cần chú ý về độ tuổi của trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Theo đó, cần phải quy định độ tuổi của trẻ nhà trẻ phải đủ 6 tháng tuổi vì thực hiện giữ trẻ đúng độ tuổi này nhằm đảm bảo cho việc nuôi con bằng sữa mẹ - đó là quyền trẻ em. Từ đó sẽ đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong hiện tại và tương lai. Thực tế nếu gửi trẻ ở nhà trẻ từ 6 tháng tuổi trẻ cứng cáp hơn, được bú sữa mẹ đầy đủ hơn...
Theo ông Lợi, đội ngũ nhà giáo rất vui mừng khi Chương trình giáo dục phổ thông thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, Luật cần phải quy định cụ thể, rõ ràng các đơn vị tham gia biên soạn sách giáo khoa phải đảm bảo đủ các điều kiện nhất định mới được biên soạn sách... Về vấn đề tiền lương của nhà giáo, dự thảo Luật cũng cần bổ sung thêm lương nhà giáo phải phù hợp với vị trí việc làm của nhà giáo ở từng cấp học.
Trao đổi về Dự thảo Luật, ông Ninh Thành Viên - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang, cho biết: Vấn đề miễn học phí của HS THCS và nâng chuẩn trình độ đào tạo GV rất được dư luận xã hội quan tâm và đồng tình ủng hộ. Theo ông Viên, Dự thảo Luật cần phải có quy định cụ thể và xem xét về quy trình thành lập, hoạt động của Trung tâm GDTX. Bên cạnh đó còn có các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, hướng nghiệp cũng phải quy định cụ thể...
Tại hội thảo, các đại biểu cũng kiến nghị Ban soạn thảo Luật cần xem xét vai trò của các Trung tâm GDTX và duy trì các trung tâm này ở cấp huyện để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc học tập cho các em bỏ học ở trường phổ thông.
Theo ông Nguyễn Minh Chí - Phó Trưởng Phòng GD Trung học, Sở GD&ĐT Bến Tre: Không nên bỏ các Trung tâm GDTX cấp huyện vì nhu cầu học tập suốt đời của người dân rất lớn. Nếu chỉ còn duy trì TT GDTX ở cấp tỉnh thì người dân ở các huyện sẽ gặp khó trong việc học tập vì đường xa; không khéo người học GDTX sẽ bỏ học.
Bên cạnh đó, các đại biểu kiến nghị sáp nhập các Trung tâm học tập cộng đồng vào các trung tâm văn hóa cấp xã. Việc sáp nhập này vừa đảm bảo các thiết chế văn hóa trong vệc xây dựng nông thôn mới và đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân...
Cần chính sách tiền lương phù hợp
Vấn đề lương của nhà giáo được nhiều đại biểu quan tâm tại hội thảo, theo ông Nguyễn Bá Long - đại diện Sở GD&ĐT Bạc Liêu: Khái niệm "nhà giáo" hiện nay nghĩa là những người trực tiếp tham gia giảng dạy; còn những người công tác ở Phòng GD, Sở GD không phải nhà giáo. Vậy theo Dự thảo Luật, vấn đề lương nhà giáo được xếp cao nhất khung bậc lương, vậy lương của những cán bộ công tác ở phòng GD, sở GD có được xếp vào luật hay không?
"Thực tế có nhiều giáo viên giỏi, có uy tín nhưng khi rút về phòng, sở họ không chịu về. Vì khi về họ bị mất phụ cấp thâm niên, mất phụ cấp đứng lớp và cả việc xét danh hiệu nhà giáo ưu tú cũng bị vướng! Do đó, Ban soạn thảo Luật cần xem xét lại định nghĩa nhà giáo, nếu không những nhà giáo công tác ở phòng, sở bị thiệt thòi rất nhiều", ông Long kiến nghị.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Minh Chí - Phó Trưởng Phòng GD Trung học, Sở GD&ĐT Bến Tre, cho biết: Ban soạn thảo Luật cần phải xem xét lại định nghĩa "nhà giáo". Nếu tăng lương cho nhà giáo - những người trực tiếp đứng lớp thì những người làm ở phòng GD, sở GD sẽ bị thiệt thòi. Ông Chí dẫn chứng: Lương GV được cho là thấp, còn những người làm ở phòng GD, sở GD còn thấp hơn. Bản thân tôi có gần 20 năm công tác trong ngành giáo dục, nếu hiện nay tôi công tác ở trường chuyên lương khoảng 10 triệu đồng, nếu ở trường phổ thông lương khoảng 8 triệu, nhưng tôi về Sở công tác thì lương hiện chỉ còn 5,8 triệu đồng...
Cùng trao đổi về vấn đề khái niệm nhà giáo, ông Bùi Quang Viễn - đại diện Sở GD Cà Mau, kiến nghị: Khái niệm "nhà giáo" nên được thay bằng cụm từ "những người đang công tác trong ngành giáo dục". Như vậy, khái niệm này sẽ bao gồm những nhà giáo đang đứng lớp và cả những người làm ở phòng, sở. Theo đó, lương của "những người đang công tác trong ngành giáo dục" được xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương... như thế sẽ rõ ràng và cụ thể hơn.
Đánh giá lại các ý kiến góp ý, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng ghi nhận và đánh giá cao tâm huyết, những ý kiến , góp ý của các đại biểu cho Ban soạn thảo.
Thứ trưởng đề nghị thường trực Ban soạn thảo lắng nghe, ghi chép và tiếp thu tất cả các ý kiến góp ý của các đại biểu phát biểu tại hội thảo để nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo Luật. Sao cho Dự thảo Luật khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ, Quốc hội có tính khả thi cao, đảm bảo phản ánh đầy đủ nguyện vọng và ý chí của đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh của Luật.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hai kẽ hở trong xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư Nhiều nhà khoa học chỉ ra việc bỏ phiếu kín tại các hội đồng và chấm điểm công trình khoa học còn chủ quan, dễ phát sinh tiêu cực. ảnh minh họa Phó giáo sư nổi tiếng của một trường đại học thuộc tốp đầu Việt Nam trong đợt xét công nhận chức danh giáo sư năm 2010 đã bị đánh trượt ở...