Cần trên 12.000 giáo viên tin học, ngoại ngữ dạy cấp tiểu học
Bộ GD-ĐT cho biết cả nước còn thiếu gấn 107.000 giáo viên, trong đó mầm non thiếu 44.068 giáo viên
Giáo viên Trường Mầm non Ngôi Sao Sáng (phường Linh Trung, Thủ Đức) cùng học sinh tham gia vận động
Cụ thể, cả nước còn thiếu 106.945 giáo viên (mầm non 44.068, tiểu học 32.943, THCS 18.097, THPT 11.837) và thừa cục bộ 2.650 giáo viên (cấp tiểu học 2.302, THCS 2.650, THPT 139).
Việc thiếu giáo viên ở các địa phương trong thời gian qua đã ảnh hưởng nhiều đến việc bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là yêu cầu bố trí đủ giáo viên các môn học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc thiếu giáo viên do nhiều nguyên nhân như: quy mô trường lớp, học sinh tăng, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và đô thị; thiếu biên chế; thiếu cơ chế thu hút; một số địa phương thiếu nguồn tuyển,…
Video đang HOT
Tuy nhiên, ở nhiều địa phương do thực hiện việc tuyển dụng chưa kịp thời, mỗi năm chỉ tuyển 1 đợt, cá biệt có địa phương 2 năm hoặc hơn mới tổ chức tuyển dụng nên một mặt không giải quyết kịp thời tình trạng thiếu giáo viên ở các trường, mặt khác nguồn tuyển tại địa phương sẽ bị hạn chế do sinh viên sẽ phải tìm kiếm việc làm ở những địa phương khác hoặc làm nghề khác nên không có nguồn tuyển dụng.
Bộ GD-ĐT dự báo đối với cấp tiểu học, tin học và ngoại ngữ là các môn mới bắt buộc từ lớp 3. Hiện nay, trong biên chế, cả nước có 8.016 giáo viên tin học và 23.492 giáo viên ngoại ngữ. Với số lượng giáo viên hiện có, việc dạy ngoại ngữ, tin học bắt buộc từ lớp 3 năm học 2022- 2023 hoàn toàn được đáp ứng. Theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ nay đến năm học 2024- 2025, cả nước cần tuyển thêm 6.621 giáo viên tin học và 5.780 giáo viên ngoại ngữ cấp tiểu học để dạy chương trình bắt buộc ở các lớp 3, 4, 5.
Đối với môn nghệ thuật ở cấp THPT, do đây là môn lựa chọn trong 8 môn nên không xác định được cụ thể số giáo viên cần có vì phụ thuộc vào số học sinh lựa chọn môn học này.
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Cấp Tiểu học thiếu phòng học và giáo viên
Năm học 2022-2023 là năm thứ ba ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
Ở bậc Tiểu học, Tiếng Anh và Tin học trở thành môn học bắt buộc với khối lớp 3. Tuy nhiên, thiếu phòng học, thiết bị và nguồn nhân lực đang là rào cản đối với nhiều trường trong năm học này.
Do thiếu giáo viên, thầy giáo Trần Văn Tùng hiện đang phải dạy môn Tin học ở 3 trường tiểu học Trại Cau, Hợp Tiến và Cây Thị (Đồng Hỷ).
Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3 có nhiều thay đổi, trong đó có việc dạy học bắt buộc 2 môn Tiếng Anh và Tin học; có thêm hoạt động trải nghiệm và Công nghệ. Theo nhiều giáo viên, việc tổ chức dạy học, cho học sinh tiếp cận với tiếng Anh và Tin học là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thời đại, giúp phát triển toàn diện năng lực của học sinh.
Tuy nhiên, từ chủ trương đi vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Bởi các trường học ở đây vừa thiếu cơ sở vật chất, vừa thiếu thiết bị để dạy học, Đơn cử như Trường Tiểu học Hóa Thượng, Trường Tiểu học Văn Hán (Đồng Hỷ) vẫn phải sử dụng phòng thư viện, phòng sinh hoạt Đội, thậm chí cả phòng chờ của giáo viên... để làm phòng dạy học cho các em học sinh.
Cùng với thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thì việc thiếu giáo viên dạy môn Tin học và Tiếng Anh cũng khiến nhiều trường tiểu học gặp khó. Trên thực tế, hiện nay, giáo viên Tin học chủ yếu được đào tạo giảng dạy cho cấp học THCS và THPT. Thêm nữa, theo phân công, giáo viên Tin học sẽ dạy luôn phần Công nghệ, nhưng thực tế không phải giáo viên nào cũng được đào tạo, bồi dưỡng và có chứng chỉ dạy môn Công nghệ.
Về vấn đề thiếu giáo viên Tiếng Anh và Tin học, hiện nay, Phòng GD&ĐT huyện Đồng Hỷ đã tham mưu cho huyện khắc phục bằng cách dạy liên trường. Tức là giáo viên ở trường này dạy chưa đủ tiết, thì có thể dạy thêm ở trường khác. Tuy nhiên, do đặc thù các xã miền núi, giao thông còn khó khăn, khoảng cách các trường cách xa nhau và có các điểm trường... nên việc sắp xếp thời khóa biểu tương đối khó khăn.
Như tại Trường Tiểu học Cây Thị, Trường Tiểu học Hợp Tiến và Trường Tiểu học Trại Cau (Đồng Hỷ), chỉ có 1 giáo viên Tin học là giáo viên hợp đồng của trường Tiểu học Cây Thị, dạy cho cả 3 trường. Khoảng cách di chuyển giữa 3 trường khoảng 5-11km nên rất khó khăn cho giáo viên và chuyên môn các nhà trường.
Giáo viên Tin học vì phải dạy liên trường, nên khối lượng công việc lớn, đối tượng học sinh sẽ tăng lên. Theo như Chương trình mới, Tin học sẽ học 1 tiết/tuần và Công nghệ 1 tiết/tuần, nên các nhà trường cần được bổ sung thêm giáo viên chuyên các môn này để san sẻ công việc.
Theo dự báo đến năm 2025, khi Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai thực hiện ở tất cả các khối lớp bậc Tiểu học, huyện Đồng Hỷ sẽ phải bổ sung trên 30 giáo viên dạy môn Ngoại ngữ, Tin học và 23 giáo viên Công nghệ. Các địa phương cho biết, việc thiếu hụt lực lượng giáo viên khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chuyện không mới, nên cần sớm có giải pháp khắc phục.
Bảo đảm biên chế cho ngành giáo dục, đáp ứng yêu cầu dạy - học Bộ Nội vụ khẳng định, hiện nay có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên giữa các cấp học, bậc học, giữa các địa phương và thiếu giáo viên của một số môn học như tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật, do đó để khắc phục vấn đề này cần nhiều những giải pháp đồng bộ. Bộ Nội vụ vừa gửi Quốc...