Cần trang bị gì để du học thành công?
Du học là một chặng đường mới mẻ với hầu hết sinh viên, nơi các bạn góp nhặt những tri thức mới, văn hoá mới, những người bạn mới… Để có được thành công, sinh viên cần trang bị cho mình những kĩ năng và thông tin cần thiết.
Phương pháp học tập ở nước ngoài như thế nào?
Sinh viên châu Á nói chung và cụ thể là sinh viên Việt Nam thường không theo kịp chương trình học ở nước ngoài trong thời gian đầu. Nguyên nhân chính là do phương pháp học tập không phù hợp. Học đại học ở những nước như Mỹ, Anh, hay Úc đòi hỏi tính độc lập cao, điều này hiện còn thiếu và yếu đối với sinh viên Việt đặc biệt khi học tập ở nước ngoài. Nhiều bạn không có thói quen tự học, không để ý tích lũy thông tin xã hội từ các nguồn sách tham khảo, internet để phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Điều này dẫn đến những khó khăn cho chính các bạn khi du học vì hầu như sinh viên không được thầy cô giáo “ốp”, lại không có gia đình bên cạnh để nhắc nhở, nên các bạn phải chủ động đọc sách, mầy mò tài liệu tham khảo… để có được kiến thức cho riêng mình.
Cũng cần phải nói đến sự khác nhau trong cách làm bài thi, chấm điểm, và đánh giá ở nước ngoài so với Việt Nam. Nếu như ở Việt Nam, bài văn cuối kỳ của bạn nhiều khi sẽ được đạt điểm cao vì thể hiện sự “thuộc bài” thì ở nước ngoài, sinh viên được đánh giá rất cao khi đưa ra được những tư duy sáng tạo và quan điểm mới của riêng mình. Nếu không quen với những điều này, sinh viên Việt Nam rất dễ bị sốc và ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân.
Văn hoá sống của nước bạn khác gì Việt Nam?
Nếu sinh viên không có ý thức tìm hiểu sâu sắc về văn hoá nước du học của mình trước khi lên đường, các em dễ có những cú sốc văn hoá và trở nên tự ti rồi “thu mình lại”.
Sốc văn hoá khiến sinh viên cảm thấy lạc lõng với cộng đồng xung quanh, luôn có cảm giác mình không thuộc về nơi này. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên, thậm chí nhiều bạn muốn quay về nhà ngay lập tức hoặc khóc ròng qua điện thoại khiến gia đình “lo sốt vó”.
Sốc văn hoá rất dễ có thể xảy ra vì cách giao tiếp, ứng xử, vui chơi từ Việt Nam không giống với văn hóa các nước phương Tây. Sinh viên nếu không được chuẩn bị trước tâm lý này để thích nghi kịp thời, sẽ dẫn đến cô lập bản thân, và luôn sống trong trạng thái buồn bã, lo âu.
Video đang HOT
Làm thế nào để có hành trang tốt khi du học?
Một cách để sinh viên có thể trang bị cho mình những kĩ năng, kiến thức cần thiết cho chặng đường du học là hãy đặt mình “sống thật” trong một môi trường như vậy. Trước đây, các em không có điều kiện để thực hiện điều đó ngay trong nước. Nhưng trong 5 năm trở lại đây, khoá Dự bị Đại học Quốc tế ngay từ Việt Nam được cấp bằng bởi Tổ chức giáo dục NCC, Anh Quốc và triển khai duy nhất tại Language Link Việt Nam đã đem lại được cho sinh viên Việt Nam sự chuẩn bị tốt nhất trước khi các em du học.
Chương trình đã tạo môi trường tiếng Anh 100%, giúp các em nâng cao trình độ ngôn ngữ và làm quen với việc phải liên tục sử dụng tiếng Anh. Ngoài ra, các khoá học chuyên về phương pháp học tập, văn hoá, viết luận bằng Tiếng Anh, luyện thi IELTS,… giúp sinh viên được chuẩn bị tốt nhất cho những năm học đại học tiếp theo ở nước ngoài. Khoá học cũng giúp sinh viên có nhiều cơ hội học bổng hơn cho bậc học đại học, và tăng khả năng thành công visa cho sinh viên.
Thông tin liên hệ:
Phòng Tuyển sinh Quốc tế – Language Link Việt Nam
62 đường Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội (gần dốc Hàng Than)
Tel: 04 3972 3399/ 3776 5452
Email: ask@languagelink.vn
Website: www.llv.edu.vn/ify
Theo Zing New
Du học sinh Việt làm chương trình truyền hình ở Nga
Svirk365 là tên chương trình truyền hình dành riêng cho du học sinh tại Nga do một nhóm sinh viên Việt Nam thực hiện.
Khi Nguyễn Hoài Đảm, sinh viên năm 3 ngành Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền sang du học tại thành phố Irkutsk, Liên bang Nga, cậu để ý thấy sinh viên Việt Nam bên này mới chỉ có phát thanh và báo mạng. Vậy tại sao không thành lập thêm một kênh truyền hình dành riêng cho du học sinh nhỉ? Svirk365 - chương trình truyền hình "cộp mác" du học sinh Nga đã được ra đời như thế.
Chuyên nghiệp một cách "rất sinh viên"
Svirk365 có một format khá đa dạng với các phần chính: Tin cộng đồng và sinh viên Irkutsk, Tin thể thao, Từ Moscow đến Hà Nội (tổng hợp tin tức nổi bật tại Irkutsk và Nga cũng như những sự kiện quan trọng trong nước và thế giới...), Thời tiết và điểm đến (cập nhật tình hình thời tiết và những điểm vui chơi giải trí hấp dẫn tại Irkutsk), Nhân vật và khoảnh khắc (giao lưu các nhân vật tiêu biểu trong cộng đồng sinh viên Irkutsk cũng như những khoảnh khắc ấn tượng tại Irkutsk thông qua ảnh, video.
Mỗi số Svirk365 tập trung vào một chủ đề chính, bám sát các sự kiện thời sự, các lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước. Số đầu tiên "trình làng" ngày 28/4 với chủ đề "Tinh thần chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động bất diệt", số thứ 2 ngày 18/5 với chủ đề "Nhớ mãi ơn Người". Số gần đây nhất là "Hướng về biển Đông", ngày 8/6 - ngoài những nội dung chính còn có phần phỏng vấn nhanh của các du học sinh Việt Nam và du học sinh quốc tế về việc tàu Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Chương trình có hình hiệu, nhạc cắt riêng, có phát thanh viên dẫn trực tiếp tại "trường quay", có phóng viên dẫn tại "hiện trường", các tin, phóng sự được dựng rất "nghề"... Tuy là chương trình truyền hình của sinh viên nhưng Svirk365 không đi theo con đường "xì tin hóa" lấy việc hài hước vui vẻ làm chính mà luôn hướng tới tiêu chí chuyên nghiệp.
Hiện giờ, chương trình đang được phát online trên website sinhvienirk.net và mạng xã hội Facebook, mạng chia sẻ video trực tuyến YouTube với tần suất 2 lần một tháng.
Năm chàng ngự lâm quân
Ê kíp thực hiện chương trình Svirk365 gồm 5 thành viên chính, đều là những chàng trai còn rất trẻ. Nguyễn Hoài Đảm, sinh viên báo chí năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là người đề xuất ý tưởng và tổ chức sản xuất chương trình. Nguyễn Khắc Điệp, anh cả của nhóm, đang chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ tại đây, giữ vai trò đạo diễn. Đinh Xuân Trường, Phan Ngọc Anh, Lê Trọng Nghĩa Hiệp, những sinh viên báo chí năm nhất của Đại học Tổng hợp Irkutsk giữ các vị trí khác như quay phim và biên tập.
Năm chàng trai trẻ mỗi người một tính cách, trong quá trình thực hiện chương trình không tránh khỏi những va chạm, cãi vã. Nhưng rồi tình bạn và niềm đam mê truyền hình đã xoa dịu "những cái đầu nóng" và tất cả lại vui vẻ ngồi vào bàn vạch kế hoạch Svirk365 số sắp tới.
Toàn bộ kinh phí của chương trình do nhóm tự bỏ tiền túi ra làm. "Trường quay" cũng trưng dụng phòng của một thành viên trong nhóm. Lịch học căng thẳng, ê kíp phải tranh thủ dựng đêm và đã nhiều lần phải thức trắng. "Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" nhưng cả nhóm không ai than phiền gì, lúc nào cũng giữ tâm trạng vui vẻ nhiệt tình như những chàng ngự lâm hào hoa đích thực.
Đêm ngắn ở Irkutsk...
Svirk365 mới "ra mắt" 3 số đầu tiên, lịch phát và thời lượng vẫn chưa cố định - đó là điều Đảm, người tổ chức sản xuất chương trình còn trăn trở. Đảm chia sẻ trước mắt dự định của nhóm sẽ là tăng độ chuyên nghiệp của các bản tin và những người làm chương trình hơn nữa. Còn dự định lâu dài sẽ là mở rộng mạng lưới liên kết để xây dựng một chương trình cho toàn thể cộng đồng du học sinh Nga nói riêng và tiến tới là một kênh truyền hình sinh viên quốc tế nói chung. Đảm kể: Ở Irkutsk, thành phố các cậu đang theo học, gần cực Bắc nên 10h tối trời mới bắt đầu nhá nhem.
Để thực hiện chương trình Svirk365, Đảm cùng ê kíp thường phải thức đến rạng sáng là chuyện thường. Có vẻ ở đây đêm luôn quá ngắn cho những giấc mơ thật dài.n
"SV là viết tắt của từ "sinh viên", Irk là Irkutsk, thành phố bọn tớ đang theo học. 365 biểu trưng cho 365 ngày của 1 năm, vòng quanh biểu tưởng quả đất, mà tâm điểm là bản đồ Việt Nam.
Nghĩa là: Svirk365 sẽ chuyển tải hoạt động, nhịp sống trong suốt 365 ngày một năm của chúng tớ và cộng đồng du học sinh ở Nga tới mọi người, và dù ở đâu, thì tâm điểm trong suy nghĩ của chúng tớ vẫn luôn là Việt Nam", đảm giải thích về tên gọi và ý nghĩa hình hiệu của chương trình.
Theo Dân Trí
28 sinh viên Việt Nam khiến hiệu trưởng ĐH Mỹ "kinh ngạc" Chương trình Học giả Việt Nam của Intel hỗ trợ đào tạo về nhân sự làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam vừa cho kết quả đầu tiên: 28 sinh viên sang Mỹ học về cơ khí và điện tử đã tốt nghiệp xuất sắc ngày 13/6. Đây là những "tài sản thật sự" cho Việt Nam - chủ...