Cần tỉnh táo với bảng xếp hạng trường đại học đầu tiên ở Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, với bảng xếp hạng 49 trường đại học, người tỉnh táo sẽ thừa biết giá trị. Kết quả này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải của tổ chức có uy tín.

Chiều 6/9, buổi tọa đàm công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội.

Trong lần đầu công bố, nhóm đã xếp hạng 49 trường đại học có đầy đủ thông tin nhất trong số dữ liệu hơn 100 trường thu thập được từ năm 2014.

Các trường bất ngờ với thứ hạng

Theo bảng xếp hạng, ĐH Lâm nghiệp Việt Nam xếp thứ 15. Ông Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ông hơi bất ngờ với thứ hạng này. Tuy nhiên, việc xếp hạng được nhóm này thực hiện hoàn toàn độc lập.

Theo ông Chứ, một số trường như ĐH Y Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân xếp ở mức trung bình trong bảng xếp hạng có thể do chưa đáp ứng được các tiêu chí về cơ sở vật chất, diện tích sàn/sinh viên…

Ví dụ, sinh viên ĐH Y Hà Nội thực hành ở bệnh viện nên diện tích sàn nhỏ, còn ĐH Quốc gia Hà Nội diện tích sàn rộng, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.

Về sức thu hút sinh viên của những trường như ĐH Y Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân cao hơn những trường khác, nhưng có thể một số tiêu chí cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học chưa đáp ứng được.

TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM – cho rằng nhóm chuyên gia thực hiện đề án xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam chưa phải là tổ chức có uy tín để có kết quả khiến dư luận thừa nhận. Thông tin về bảng xếp hạng 49 trường này chỉ mang tính chất tham khảo.

Ông Nghĩa cũng băn khoăn một số vấn đề trong bảng xếp hạng này. Thứ nhất, nó chưa phù hợp việc phân tầng cả các trường cùng loại với nhau như khối trường có định hướng kinh tế, nghiên cứu hay ứng dụng. Thứ hai, bảng công bố được dựa trên dữ liệu nào, có tin cậy và chính xác không?

“Tôi không hiểu tại sao cơ sở vật chất của ĐH Quốc gia TP.HCM xếp thứ 39, thua rất nhiều trường. Trong khi đó, ĐH Quốc gia Hà Nội lại xếp thứ nhất? Họ dựa vào số liệu nào để đưa ra kết quả này, có thể họ có dữ liệu bí mật chăng?”, TS Nguyễn Đức Nghĩa nói.

Đánh giá về tiêu chí đề ra của nhóm nghiên cứu, TS Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng còn thiếu nhiều và còn khoảng cách rất xa mới có thể vươn tới các bảng xếp hạng quốc tế. Với bảng xếp hạng này, những người tỉnh táo sẽ thừa biết giá trị của nó, còn lại có thể gây hiểu sai lệch vấn đề.

Cần tỉnh táo với bảng xếp hạng trường đại học đầu tiên ở Việt Nam - Hình 1

Danh sách bảng xếp hạng.

Cân nhắc bộ tiêu chí phù hợp

Ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT, cho hay bộ tiêu chí cần được thảo luận để xác đáng hơn, được xã hội, Bộ GD&ĐT, Hiệp hội các trường cao đẳng, đại học Việt Nam công nhận và bản thân các trường “tâm phục khẩu phục”.

Theo ông Ngọc, Việt Nam không nhất thiết phải chạy theo Tây trong xếp hạng đại học. Tại Việt Nam, giáo dục đại học được phân thành đại học nghiên cứu và ứng dụng, nên cách đánh giá hai loại phải khác nhau.

Video đang HOT

Thế giới có nhiều cái không phù hợp với nước ta. Cứ áp dụng như vậy khác nào Việt Nam ăn cơm, Tây ăn bánh mỳ mà giờ lại xét theo tiêu chí bánh mỳ”, ông Ngọc giải thích.

Bản thân các trường phải đấu tranh về tiêu chí xếp hạng. Ông nêu ví dụ trước đây, khi nước ta tổ chức xếp hạng chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, ông phản biện tiêu chí, bao gồm số server/cán bộ cùng số buổi và kinh phí cho tập huấn cán bộ.

Theo ông, người trong cuộc cần phản biện để loại bỏ những tiêu chí không phù hợp. Ngoài bộ tiêu chí đánh giá, việc thu thập thông tin dữ liệu rất quan trọng trong xếp hạng đại học.

“Trước hết, các trường cần nhận thức được việc đánh giá để cung cấp thông tin đầy đủ. Sau đó, nhóm hay tổ chức đứng ra đánh giá cũng cần thẩm định thông tin chứ không chỉ dựa trên báo cáo giấy. Dữ liệu, thông tin đầu vào phải khách quan và tin cậy, đầy đủ, chính xác.

Bản thân người tổ chức đánh giá thấy dữ liệu đầu vào không đạt thì nên dừng hoặc làm lại từ đầu chứ liều mình công bố ra thì chẳng khác nào hại mình”, ông Ngọc nói.

Theo ông Quách Tuấn Ngọc, đây là yêu cầu cần thiết đối với việc xếp hạng, đánh giá. Trước đây, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (nay là Cục Quản lý chất lượng), Bộ GD&ĐT, cũng từng kiểm định và chuẩn bị ra báo cáo về xếp hạng nhưng cuối cùng không công bố kết quả vì gặp trục trặc số liệu.

Nhóm nghiên cứu phải uy tín để xã hội ‘tâm phục, khẩu phục’

TS Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng nhóm nghiên cứu có ý tưởng hay và cần thiết trong bối cảnh Chính phủ và Bộ GD&ĐT có ý kiến đề xuất phân tầng đại học, hướng đến sự đánh giá, so sánh giữa các trường cùng nhóm ngành với nhau.

“Tuy nhiên, nhóm nên tập hợp nhiều nhà nghiên cứu có trình độ chuyên môn, am hiểu về giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Họ phải có uy tín vượt lên tất cả đơn vị được đánh giá để khiến dư luận ‘tâm phục, khẩu phục’. Hiện tại, có người thực hiện nghiên cứu tôi cũng không biết họ là ai”, TS Nghĩa nói.

Theo Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nhóm nghiên cứu nên thực hiện độc lập với Bộ GD&ĐT và các trường để đảm bảo khách quan. Việc xếp hạng sẽ có ý nghĩa hơn khi hệ thống kiểm định đánh giá ngoài tương đối ổn định và hoàn thiện. Hiện nay, chính các bộ tiêu chuẩn đánh giá kiểm định các trường đại học còn chưa ổn định, bộ tiêu chuẩn mới chưa vận hành.

Ông Quách Tuấn Ngọc nêu quan điểm nhóm nghiên cứu cần thực hiện “khôn ra”, tức là việc xếp hạng này phải nhận được sự công nhận của Bộ GD&ĐT, Hiệp hội các trường đại học, chính hiệp hội đứng ra tổ chức.

Ông Ngọc lấy ví dụ về cách Hội Tin học đã làm. Theo đó, Hội Tin học đứng ra cùng tổ chức với Bộ Thông tin Truyền thông và Chương trình Nhà nước về Công nghệ Thông tin. Hội Tin học là đơn vị thực hiện trực tiếp, được Bộ Thông tin Truyền thông ủng hộ, có thể có ít kinh phí thực hiện. Quá trình thực hiện, họ luôn xin ý kiến của bộ và của cả các đơn vị được đánh giá.

Như vậy, việc xếp hạng các trường đại học mới “danh chính ngôn thuận”. Khi không chính danh, việc đánh giá này sẽ chỉ mang tính tham khảo, không có nhiều tác dụng.

Thành viên của nhóm nghiên cứu gồm 6 người: TS Lưu Quang Hưng, nhà nghiên cứu làm việc tại Melbourne, Australia (chủ biên báo cáo xếp hạng).

TS Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc và nhà kinh tế trưởng của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách DEPOCEN.

TS Giáp Văn Dương, Chủ tịch Công ty GiapGrou.

TS Ngô Đức Thế, nhà nghiên cứu đang làm việc tại Đại học Manchester, Anh.

Thạc sĩ Trần Thanh Thủy, nhà nghiên cứu tại DEPOCEN.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, nghiên cứu sinh tại Đại học East Angila, Anh.

Theo Zing

Webometrics 2017: ĐH Bách khoa Hà Nội vươn lên xếp thứ nhất

Theo bảng xếp hạng do Webometrics vừa công bố, ĐH Bách khoa Hà Nội vượt ĐH Quốc gia Hà Nội, vươn lên xếp thứ nhất.

Tháng 7/2017, Webometrics công bố bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới. Trong đợt đánh giá này, top 10 trường Việt Nam có sự thay đổi đáng kể.

ĐH Bách khoa Hà Nội soán ngôi

Cụ thể, ĐH Bách khoa Hà Nội xếp thứ nhất và vươn lên xếp thứ 1.099 trên thế giới. Như vậy, không chỉ cải thiện vị trí so với các trường trong nước, trường lên 665 hạng (từ 1.764 lên 1.099) trên bảng xếp hạng thế giới so với tháng một năm nay.

Trong khi đó, ĐH Quốc gia Hà Nội tụt từ vị trí thứ nhất xuống thứ hai song vẫn lên hạng trên thế giới, từ 1.580 lên 1.505. ĐH Sư phạm Hà Nội vươn lên đứng thứ ba trong nước và lên thứ 2.361 trên thế giới.

Trong khi đó, ĐH Cần Thơ giữ nguyên thứ hạng trong nước so với hồi đầu năm nhưng lại tụt từ vị trí thứ 2.281 xuống vị trí 2.578 trên thế giới.

Vị trí của ĐH Quốc gia TP.HCM không xê dịch nhiều, từ thứ 6 lên thứ 5. Trường này cũng lên hạng đáng kể trên bảng xếp hạng thế giới, tăng 84 hạng.

Theo bảng xếp hạng Webometrics đưa ra hồi tháng một, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đứng thứ 3 ở nước ta. Song sau 6 tháng, trường tụt xuống vị trí thứ 6. Thứ hạng trên thế giới cũng giảm mạnh từ 2.070 xuống 2.678.

Đứng vị trí thứ 7 là ĐH Mỏ - Địa chất. So với các đại học trong nước, trường không thay đổi thứ hạng. Nhưng so với thế giới, trường rơi từ vị trí thứ 3.159 xuống vị trí 3.480.

Tương tự, ĐH Thái Nguyên giữ nguyên vị trí trong nước và tụt 321 hạng ở bảng xếp hạng thế giới.

Trong khi đó, ĐH Đà Nẵng và ĐH Y Hà Nội thay thế ĐH Bách khoa TP.HCM và ĐH Nông Lâm TP.HCM, lần lượt xếp thứ 9, 10 trên bảng xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam.

ĐH Đà Nẵng xếp thứ 3.643, ĐH Y Hà Nội xếp thứ 3.777 trên toàn thế giới.

ĐH Bách khoa TP.HCM rời top 10 đồng thời tụt từ thứ 3.550 xuống 4.132. Thứ hạng của ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng giảm mạnh từ thứ 3.576 xuống vị trí 4.083.

Webometrics 2017: ĐH Bách khoa Hà Nội vươn lên xếp thứ nhất - Hình 1

Sự thay đổi vị trí của 10 trường top đầu Việt Nam theo bảng xếp hạng của Webometrics. Ảnh: Nguyễn Sương.

Trong khối đại học ngoài công lập, ĐH Văn Lang vươn lên đứng thứ 1 (23 Việt Nam và 5524 thế giới), so với thứ 74 Việt Nam, 11.990 thế giới ở lần xếp hạng trước. Trong khi đó, ĐH FPT vẫn đứng thứ 2 trong khối trường ĐH ngoài công lập, tuy vậy ĐH này bị tụt nhẹ từ thứ 25 Việt Nam, 5335 thế giới xuống thứ 28 Việt Nam, 5982 thế giới.

Cơ hội cho trường top dưới

Như vậy, với bảng xếp hạng công bố đầu năm nay, thứ hạng của ĐH Bách khoa Hà Nội tăng đáng kể. Sự thay đổi nhanh chóng này khiến một số người nghi ngờ tính chính xác trong việc đánh giá xếp hạng các trường ở nước ta.

Lý giải điều này, ông Phạm Hiệp, nhà nghiên cứu về giáo dục, hiện là nghiên cứu sinh tại ĐH Văn hoá Trung Hoa (Đài Loan, Trung Quốc), cho hay Webometrics vừa thay đổi một chút về trọng số, "có lẽ điều này dẫn đến việc Bách khoa tăng hạng".

Cụ thể, trọng số của mức độ hiện diện (presence) giảm từ 10% xuống 5%, trong khi trọng số của kết quả nghiên cứu xuất sắc (excellence) tăng từ 30% lên 35%.

Theo ông Hiệp, việc tăng trọng số nghiên cứu khoa học giúp ĐH Bách khoa và một số trường khác "hưởng lợi" nhưng việc tang này cũng hợp lý vì chất lượng nghiên cứu rõ ràng cần được ưu tiên.

Ngoài ra, chỉ số Impact của ĐH Bách khoa Hà Nội cũng tăng đáng kể, từ vị trí 3.458 lên 540. Chỉ số này chiếm 50%, góp phần quan trọng giúp Bách khoa lên hạng trong bảng xếp hạng tháng 7/2017.

Ông nói thêm bảng xếp hạng Webometrics vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều từ giới chuyên gia nước ta, một số người không đánh giá cao và cho rằng nó chỉ căn cứ vào số lượng website của trường. Tuy nhiên, sau khoảng 10 năm quan sát, ông Hiệp nhận thấy xếp hạng Webometrics có một số điểm hay và đáng chú ý.

Thứ nhất, bảng xếp hạng này có độ phủ lớn, lên tới hơn hơn 20.000 trường đại học, phản ánh đúng xu hướng đại chúng hoá giáo dục đại học trong thời đại ngày nay, thay vì chỉ tập trung vài trăm trường đại học tinh hoa. Riêng với Việt Nam, Webometrics xếp hạng khoảng hơn 120 trường ở nước ta. Đây là điều không thể tìm được ở các bảng xếp hạng khác.

Thứ hai, họ chủ yếu dựa vào dữ liệu online và kết quả nghiên cứu của trường. Nhưng họ cũng thay đổi liên tục, cải tiến liên tục để thang đo tốt hơn; đồng thời không chịu ảnh hưởng của yếu tố thương mại, chính trị như một số bảng xếp hạng khác.

Ông Hiệp cho rằng các trường đại học ở nước ta nên quan tâm đến Webometrics. Đây là công cụ tốt để các trường, đặc biệt là các trường thuộc top dưới của Việt Nam có thể hội nhập quốc tế.

Ngoài ra, hai tiêu chí về mức độ hiện diện và mức độ ảnh hưởng cũng thúc đẩy các trường minh bạch và số hóa dữ liệu. Đây là việc hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung trong thời đại Cách mạng 4.0.

Webometrics là bảng xếp hạng học thuật các trường đại học lớn nhất thế giới được thực hiện bởi một đơn vị nghiên cứu cấp quốc gia của Tây Ban Nha từ năm 2004.

Mỗi năm 2 lần (tháng một và tháng 7), Webometrics đưa ra kết quả xếp hạng cho các trường đại học trên khắp thế giới dựa trên 4 chỉ số đánh giá các thông số của trang web của các cơ sở giáo dục: Mức độ xuất hiện (số lượng các website con tương ứng với website chủ của một trường), mức độ ảnh hưởng (số lượng backlink từ các website khác trở về website của trường đang xem xét), mức độ mở (số lượng trích dẫn các công trình khoa học trên nguồn dữ liệu Google Scholar) và sự xuất sắc (công trình khoa học công bố trên tạp chí thuộc danh mục Scopus).

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng bảng xếp hạng của Webometrics dựa trên những tiêu chí này chỉ mang tính chất tham khảo chứ không nói lên chất lượng đào tạo của các trường đại học.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Người phụ nữ bị chồng cũ đâm, bò ra khỏi nhà kêu cứu
    12:38:10 15/11/2024
    Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
    09:06:32 15/11/2024
    Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên lộ diện, "hóa bướm" cực đã mắt gây bùng nổ sân khấu!
    12:30:32 15/11/2024
    Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ
    09:17:39 15/11/2024
    Bạn gái của Huỳnh Hiểu Minh bị chồng cũ gọi là "Kẻ nói dối"
    10:02:09 15/11/2024
    Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ
    11:43:24 15/11/2024
    Bán kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên liên tục "tung chiêu" diễn bikini nhưng gây thất vọng
    13:56:44 15/11/2024
    Sự kiện khủng quy tụ dàn sao Vbiz: Lộ thái độ nhà Gil Lê với Xoài Non, chi tiết liên quan Hoàng Thuỳ Linh gây chú ý
    09:13:10 15/11/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Bellingham làm rõ cảm xúc khi Kane chỉ trích đội tuyển Anh

    Sao thể thao

    14:59:45 15/11/2024
    Jude Bellingham là một trong những ngôi sao tỏa sáng khi đội tuyển Anh đánh bại Hy Lạp tại Athens với tỉ số 3-0 ở Nations League B hôm nay 15-11, trong một trận đấu bị lu mờ trước thông tin 9 cầu thủ rút khỏi đội hình Tam Sư trước đó.

    Hiếm có MV nào được Hồ Ngọc Hà giấu kỹ như Cây Đèn Thần

    Nhạc việt

    14:57:58 15/11/2024
    Tối 13/11, Hồ Ngọc Hà tung poster MV Cây Đèn Thần, gây ấn tượng với visual sắc sảo, thần thái bén ngót chuẩn nữ hoàng Vpop.

    Liên tiếp các đêm nhạc tại Mỹ Đình bị huỷ, trách nhiệm thuộc về ai?

    Nhạc quốc tế

    14:52:34 15/11/2024
    Việc show huỷ ngay khi công tác bán vé đã được tiến hành để lại hậu quả khó lường, mà khán giả là người gánh chịu nặng nhất.

    Hé lộ về người bạn trai độc hại của Rosé (BLACKPINK): "Ghen tuông, chiếm hữu, giỏi thao túng"

    Sao châu á

    14:44:55 15/11/2024
    Ca khúc Toxic Till The End được cư dân mạng quan tâm đặc biệt vì lời bài hát được cho là hé lộ về mối quan hệ độc hại mà Rosé từng trải qua.

    Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

    Tin nổi bật

    14:27:49 15/11/2024
    Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

    Mối quan hệ của Chi Dân và An Tây trước khi bị bắt

    Sao việt

    14:21:25 15/11/2024
    Việc ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây bị bắt để điều tra gây xôn xao dư luận và cư dân mạng quan tâm đến mối quan hệ ngoài đời của hai người.

    Tác nhân gây chia rẽ chính trị giữa cử tri nam và nữ trẻ tuổi trên toàn cầu

    Thế giới

    14:01:38 15/11/2024
    Hai năm sau, tại cuộc tổng tuyển cử của Anh, có đến 23% cử tri nữ trẻ tuổi bỏ phiếu cho đảng Xanh, trong khi cử tri nam trẻ tuổi chỉ là 12%. Cử tri nam trẻ tuổi ưu ái bỏ phiếu cho đảng Cải cách Anh.

    Những trường hợp sẽ bị khóa tài khoản mạng xã hội vĩnh viễn từ ngày 25/12

    Netizen

    12:32:34 15/11/2024
    Người dùng Internet tại Việt Nam sẽ bị xóa tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội nếu vi phạm các quy định được nêu trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12 tới.

    Đề nghị y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn

    Pháp luật

    12:15:23 15/11/2024
    Sáng 15/11, phiên tòa phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 được mở lại sau khi đại diện VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đề nghị ngưng phiên tòa để nghiên cứu hồ sơ vì có một số tình tiết mới.

    3 con giáp phất lên như diều gặp gió, giàu sang phú quý, tiền vào như nước năm 2025

    Trắc nghiệm

    12:07:00 15/11/2024
    Vận mệnh con giáp luôn là đề tài được bàn tán sôi nổi, giống như việc mỗi năm có người gặp nhiều may mắn, thuận lợi, cũng có người gặp nhiều xui xẻo, trắc trở.

    Biểu hiện của thiếu vitamin C

    Sức khỏe

    11:46:31 15/11/2024
    Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.