Cần Thơ thúc đẩy hợp tác với Hungary trong lĩnh vực giáo dục
Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ và Đại sứ Hungary đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi du học sinh và giao lưu văn hóa.
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN)
Ngày 15/11, tại Cần Thơ, giáo sư Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ thay mặt trường tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hungary do Đại sứ Hungary tại Việt Nam Ory Csaba dẫn đầu.
Hai bên đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi du học sinh và giao lưu văn hóa.
Đại diện phía Hungary, giáo sư Krisztián Józsa, cho biết ngày càng nhiều du học sinh và nghiên cứu sinh Việt Nam lựa chọn Hungary là nơi học tập nâng cao trình độ.
Với quan hệ tốt đẹp trong 70 năm qua của hai nước, Hungary luôn dành tình cảm và những hỗ trợ tốt nhất cho người Việt Nam sinh sống và học tập tại đất nước này.
Biên bản ghi nhớ hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực được ký kết sẽ tạo tiền đề cho việc thúc đẩy, mở rộng kết nối trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo: trao đổi giảng viên, hợp tác nghiên cứu, hỗ trợ sinh viên du học, tạo việc làm cho du học sinh trong và sau khi tốt nghiệp theo nhu cầu của học viên.
Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ nhấn mạnh Hungary là một trong những quốc gia lựa chọn hàng đầu của du học sinh Đồng bằng sông Cửu Long cũng như Cần Thơ.
Đây là đất nước thanh bình, xinh đẹp và có nền học thuật lâu đời. Hiện, riêng Cần Thơ đã có khoảng 500 giảng viên và du học sinh đang theo học tại Hungary.
Lực lượng giảng viên của Đại học Cần Thơ đi tu nghiệp tại Hungary là nguồn nhân lực chất lượng cao của nhà trường, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp./.
Ánh Tuyết
Theo TTXVN/Vietnamplus
Trường Đại học Hải Phòng: 60 năm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho cả nước
Trong suốt 60 xây dựng và phát triển, Trường Đại học Hải Phòng đã thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố Cảng và cả nước.
60 năm xây dựng và trưởng thành
Ngày 22/7/1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký ban hành Nghị định số 379 về việc thành lập các trường sư phạm trung cấp ở các tỉnh, liên tỉnh đào tạo giáo viên cấp 2, trong đó Trường Sư phạm trung cấp Hải Phòng là một trong 6 trường cấp liên tỉnh.
Trường có nhiệm vụ đào tạo giáo viên cấp 2 cho các tỉnh Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương, Hồng Quảng, Hải Ninh và vùng phụ cận.
Sự kiện này đã mở đầu cho lịch sử xây dựng và phát triển của Trường Đại học Hải Phòng.
Video đang HOT
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Ngày 21/3/1978, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 164 công nhận 16 trường Cao đẳng sư phạm trong toàn quốc, trong đó có Trường Sư phạm 10 3 Hải Phòng.
Sự kiện này mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển Nhà trường. Bằng sự nỗ lực của mình, Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng đã nhanh chóng khẳng định uy tín, thương hiệu hàng đầu quốc gia trong hệ thống các trường cao đẳng sư phạm toàn quốc.
Đến ngày 27/11/1997, theo Quyết định số 2711 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Trường Trung học sư phạm Hải Phòng sáp nhập vào Trường Cao đẳng sư phạm Hải Phòng trở thành Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng (đa cấp, đa hệ).
Trường có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng các loại hình giáo viên từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở có trình độ trung cấp, cao đẳng và liên kết đào tạo đại học.
Ngày 20/4/2000, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 48 thành lập trường Đại học sư phạm Hải Phòng trên cơ sở hợp nhất 4 cơ sở đào tạo: Trường Cao đẳng sư phạm Hải Phòng, Trường Đại học tại chức Hải Phòng, trung tâm Ngoại ngữ Hải Phòng và Trường Cán bộ quản lý giáo dục và Bồi dưỡng giáo viên Hải Phòng, trong đó Trường Cao đẳng sư phạm Hải Phòng đóng vai trò nòng cốt.
Ngay từ khi thành lập, Trường Đại học sư phạm Hải Phòng đã làm nhiệm vụ của một trường đại học đa ngành với 4 khối ngành đào tạo: khối sư phạm, khối cử nhân khoa học, khối kinh tế và khối công nghệ - kỹ thuật; các khối ngành này vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển đến ngày nay.
60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của thành phố Hải Phòng, vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nước. (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Đến ngày 9/4/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 60 đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng.
Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo bậc đại học của thành phố Hải Phòng, ghi nhận toàn bộ quá trình lịch sử hình thành và phát triển đáng tự hào của các nhà trường tiền thân của Trường Đại học Hải Phòng kể từ năm 1959.
Đồng thời mở ra giai đoạn phát triển mới của một trường đại học mang tên thành phố Hải Phòng thân yêu.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng, trường là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao;
Là trung tâm giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và trung tâm văn hóa phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hải Phòng, vùng Duyên hải Bắc Bộ và cả nước.
Tầm nhìn đến năm 2030, Trường trở thành một trường đại học hàng đầu Việt Nam theo định hướng ứng dụng, tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực.
Giá trị cốt lõi của Trường là: Chất lượng - Hiệu quả - Đáp ứng nhu cầu xã hội - Hội nhập và Phát triển bền vững.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Trường Đại học Hải Phòng đã vượt qua mọi khó khăn thách thức, đạt được nhiều thành tựu to lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng bộ, Chính quyền thành phố và ngành giao cho.
Kể từ năm học đầu tiên 1959-1960 đến năm học 2019-2020, Trường Đại học Hải Phòng đã trải qua 60 năm xây dựng và phát triển.
"Trong suốt hành trình 60 năm ấy, thầy trò Trường Đại học Hải Phòng đã cùng nhau nuôi dưỡng, gìn giữ và phát huy truyền thống vượt khó, yêu người, yêu nghề, dạy tốt, học tốt, bền gan vững chí phấn đấu cho sự nghiệp chung của thành phố và đất nước;
Đào tạo nên những thế hệ con người lao động có tri thức, tay nghề, có đạo đức và bản lĩnh để đáp ứng những yêu cầu của mỗi thời kì, giai đoạn lịch sử cụ thể.
Truyền thống đó đó trở thành tài sản vô giá, thành điểm tựa và sức mạnh để những thế hệ hôm nay và sau này tiếp tục không ngừng bồi đắp, phát huy để khẳng định vững chắc vai trò và vị thế của một cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của thành phố, vùng Duyên hải Bắc bộ và cả nước", Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiên nhấn mạnh.
Thực hiện tự chủ đại học từ năm 2020
60 năm qua, đặc biệt từ thời điểm thực hiện đào tạo đa ngành (năm 2004) đến nay, với những bước đi đúng đắn và năng động, Trường Đại học Hải Phòng đã có những bước phát triển nhanh, mạnh cả về quy mô và chất lượng;
Qua đó khẳng định được vị trí nòng cốt của Nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thành phố.
Về quy mô đào tạo: năm 2000, năm đầu tiên đào tạo đại học chính quy, Trường chỉ có 223 sinh viên đại học khóa 1, quy mô đào tạo các hệ khoảng 3.000 người.
Trường Đại học Hải Phòng thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thành phố và cả nước (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Từ những năm tiếp theo, quy mô đào tạo đại học chính quy tập trung đều tăng dần theo các năm, quy mô đào tạo tất cả các hệ thời điểm phát triển mạnh mẽ nhất khoảng 25.000-28.000 người.
Về đội ngũ: Những ngày đầu thành lập trường sư phạm trung cấp (1959), trường chỉ có 19 cán bộ giáo viên, được biên chế thành 2 tổ: Tổ Tự nhiên và Tổ Xã hội.
Vào năm 2000, khi thực hiện sáp nhập 4 đơn vị giáo dục đào tạo của thành phố thành Trường Đại học sư phạm Hải Phòng, trường cũng chỉ có hơn 300 giáo chức, viên chức và người lao động, trong đó có 5 tiến sĩ.
Sau nhiều biến đổi, lúc tăng, lúc giảm, hiện nay đội ngũ nhà trường đang phát triển ổn định với qui mô gần 800 giáo chức, viên chức và người lao động, trong đó có 1 giáo sư, 11 phó giáo sư, 115 tiến sĩ.
Theo cơ cấu tổ chức mới nhất, trường có 36 đơn vị trực thuộc gồm14 khoa, viện chuyên môn; 11phòng, ban; 8 trung tâm và 3 trường thực hành sư phạm.
Cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư xây dựng, mở rộng theo hướng ngày càng khang trang, hiện đại: hiện nhà trường có 3 cơ sở đào tạo nằm ở hai quận Kiến An và Ngô Quyền, có tổng diện tích hơn 30ha với hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng khá đồng bộ, phục vụ tốt công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Nhà trường có: 312 phòng học, 29 phòng thí nghiệm, thực hành; 1 xưởng thực hành cơ khí và điện, điện tử với diện tích 1000 m2 cùng trang thiết bị tương đối hiện đại; 11 phòng máy tính với trên 750 máy; Thư viện có diện tích 2600m2 với 20.000 đầu sách và hệ thống tài liệu số phong phú.
Trường Đại học Hải Phòng đã và đang tích cực, chủ động triển khai xây dựng và thực hiện đồng bộ cơ chế tự chủ đại học (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Ký túc xá sinh viên gồm 8 nhà, trong đó có 3 tòa nhà 8 tầng với sức chứa gần 5.000 sinh viên, nhìn chung đáp ứng đầy đủ nhu cầu nội trú của sinh viên.
Nhiều dự án xây dựng đang được tiếp tục triển khai. Khi các dự án hoàn thành, trường Đại học Hải Phòng sẽ trở thành một trong những trường đại học có khuôn viên rộng, đẹp, hiện đại của Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã có quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học với 59 đối tác quốc tế là các đại học, trường đại học, học viện, các tổ chức giáo dụcđến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ (như Trung Quốc, Nhật bản, Nga, Thái Lan, Phần Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Lào, Campuchia, Singapore,...).
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiên cho biết, trong bối cảnh đất nước và ngành giáo dục đang có nhiều đổi mới, Trường Đại học Hải Phòng xác định mục tiêu chiến lược là:
Phấn đấu trở thành một cơ sở giáo dục đại học đa ngành định hướng ứng dụng đạt chuẩn quốc gia, có một số ngành đạt chuẩn khu vực và quốc tế đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao;
Trở thành một trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có uy tín của vùng duyên hải Bắc bộ phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và vùng phụ cận.
Trường Đại học Hải Phòng phấn đấu trở thành một trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có uy tín của vùng duyên hải Bắc bộ (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Để thực hiện mục tiêu trên, nhà trường đã và đang tích cực, chủ động triển khai xây dựng và thực hiện đồng bộ cơ chế tự chủ đại học với sự thay đổi mạnh mẽ về mọi phương diện tổ chức quản lý, hoạt động cùng các định hướng phát triển cụ thể cho giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 như sau:
Một là, tiếp tục phát triển Trường Đại học Hải Phòng xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vững mạnh của thành phố Hải Phòng và các vùng phụ cận;
Hai là, xây dựng và phát triển một số chuyên ngành đào tạo mới, phù hợp với mục tiêu và thế mạnh phát triển nguồn nhân lực của thành phố Hải Phòng - "động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước", "thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực".
Ba là, xây dựng, phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ giảng viên, đặc biệt cần chú trọng bồi dưỡng đội ngũ các giảng viên giỏi, các chuyên gia các nhà khoa học trong những lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo mũi nhọn; những cán bộ có khả năng nghiên cứu liên ngành.
Bốn là, thường xuyên và tích cực thực hiện việc đánh giá, cập nhật, đổi mới chương trình, kế hoạch đào tạo; nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng đáp ứng chuẩn năng lực nghề nghiệp, giúp sinh viên ra trường có thể thích ứng tốt với thị trường lao động.
Năm là, tổ chức nghiên cứu và công bố những công trình nghiên cứu trọng điểm có giá trị cao, gắn liền nghiên cứu khoa học với việc ứng dụng thành tựu phát triển của công nghệ thông tin, sử dụng các kết quả của công nghệ thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học
Góp phần khẳng định vai trò, uy tín và ảnh hưởng của Trường đối với đời sống khoa học địa phương, tham gia có hiệu quả vào công tác hợp tác và hội nhập quốc tế.
Vui mừng, tự hào vì sau 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Hải Phòng đã trưởng thành, vững vàng và đủ sức để đi tiếp chặng đường sắp tới - chặng đường phấn đấu, nỗ lực để đảm bảo thực hiện thành công lộ trình tự chủ đại học được thực hiện từ năm 2020 tới đây.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Hội đồng Đại học Đà Nẵng thông qua chủ trương thành lập trường đại học quốc tế Việc thành lập Trường Đại học quốc tế công lập đầu tiên ở miền Trung sẽ tạo bước đột phá về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế. Ngày 12/11, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh - VNUK (Đại học Đà Nẵng) cho biết, Hội đồng Đại học...