Cần Thơ: Tạm thời không thu học phí học kỳ I năm học 2021 – 2022
UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành công văn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện về việc tạm thời chưa thu học phí học kỳ I năm học 2021 – 2022 tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên.
Ảnh minh họa: Ánh Tuyết/TTXVN
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Chủ tịch UBND quận, huyện và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan tạm thời chưa thu học phí học kỳ I tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên năm học 2021 – 2022 theo quy định tại Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 27/8/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ.
Trước đó, nhằm góp phần giúp học sinh, sinh viên vượt qua khó khăn do dịch COVID-19, vào ngày 24/9, UBND thành phố Cần Thơ cũng đã ban hành công văn về việc tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên vay vốn đóng học phí, mua sách vở, phương tiện học tập.
Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã có văn bản gửi các công ty kinh doanh thiết bị thông minh về việc phối hợp, hỗ trợ cung cấp các thiết bị thông minh (ipad, điện thoại, máy tính…) với giá ưu đãi cho giáo viên và học sinh trong mùa dịch COVID-19.
Video đang HOT
Đồng thời, Sở chỉ đạo các trường rà soát, xác định để có phương án hỗ trợ học sinh khó khăn trong quá trình tham gia học trực tuyến; có phương án gửi bài học cho học sinh hoặc những học sinh ở gần nhau có thể tạo thành nhóm, nhưng phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch…
Nhiều trường còn xây dựng thư viện thiết bị điện tử; thay vì cho mượn sách thì cho học sinh mượn thiết bị thông minh đã qua sử dụng để có thể tham gia lớp học trực tuyến.
Trong khi đó, các trường tiểu học tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập, tự học tại nhà. Giáo viên soạn các bài hướng dẫn tự học dưới dạng file word, file ảnh hoặc video clip để chuyển đến phụ huynh, học sinh thông qua email và mạng xã hội.
Năm học 2021 – 2022, thành phố Cần Thơ có khoảng 250.000 học sinh, sinh viên. Từ ngày 6/9, học sinh trung học bắt đầu học chương trình học kỳ I bằng hình thức học trực tuyến; trẻ Mầm non và học sinh Tiểu học lùi thời gian học kỳ I chờ đến khi có thông báo mới.
Hiện, thành phố Cần Thơ có khoảng 400 học sinh khối Trung học phổ thông và gần 4.000 học sinh Trung học cơ sở khó khăn, thiếu thiết bị vào đầu năm học 2021 – 2022.
Trường chất lượng cao: Học phí phải song hành cùng chất lượng
Tính đến năm học 2021-2022, toàn TP Hà Nội có 22 trường được công nhận là trường chất lượng cao (CLC), trong đó có 16 trường công lập và 6 trường ngoài công lập.
Các trường này được phép thu học phí từ 5,1 đến 5,7 triệu đồng/tháng.
Ảnh minh họa
Mức thu cao nhất 5,7 triệu đồng/tháng
HĐND TP Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập CLC năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo của thành phố. Theo đó, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập CLC năm học 2021-2022 giữ nguyên như năm học 2020-2021.
Cụ thể, trường mầm non thu 5,1 triệu đồng/học sinh/tháng. Mức thu đối với trường công CLC cấp tiểu học là 5,5 triệu đồng/học sinh/tháng. Mức thu cấp THCS, THPT lần lượt là 5,3 và 5,7 triệu đồng/học sinh/tháng.
Trên cơ sở mức trần học phí, hàng năm, thủ trưởng cơ sở giáo dục công lập CLC căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn, cùng với cam kết thực hiện chất lượng giáo dục cao theo tiêu chí cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, kết quả kiểm định để quyết định mức thu học phí sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của UBND quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) theo phân cấp quản lý. Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Hà Nội cũng đề nghị UBND TP chỉ đạo các trường công lập CLC cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục tương xứng với mức thu học phí; xác định và công bố công khai mức thu học phí đối với cả phương thức dạy học trực tiếp và trực tuyến đảm bảo phù hợp.
Chất lượng giáo dục cần tương xứng
Cho đến thời điểm này, nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn về khái niệm trường công lập CLC. So với mức tiền phải đóng bình quân ở trường thường chỉ khoảng trên dưới 1 triệu đồng/tháng, thì mức trần 5,7 triệu đồng/tháng với trường CLC là một khoảng cách đáng kể. Băn khoăn được đặt ra là: Mô hình trường công lập CLC nếu xét từ mức học phí và giá các loại dịch vụ hiện nay thì có khác gì so với trường tư thục hay không? Và với mức học phí cao như hiện nay, cơ hội được vào học của những học sinh khá, giỏi nhưng gia đình không có điều kiện về kinh tế là rất hẹp. Hơn thế, nếu trường học hạch toán theo cơ chế thị trường, tức là tự chủ hoàn toàn, có nên gắn "mác" trường công lập hay không?
Ở các năm học trước đó, việc tăng học phí của các trường công lập CLC đã gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Nhiều người băn khoăn về tiêu chí trường CLC, vấn đề tài chính ở trường công lập CLC, bởi mức thu ở nhiều trường hiện nay không dễ thở với những gia đình có mức thu nhập trung bình. Ngoài tiền học phí, các khoản tiền phụ thu đã "đội" gánh nặng ngân sách với những gia đình có 2 con cùng học trường công lập CLC...
Tại Hà Nội, ngoài các trường THPT CLC do Sở GDĐT quản lý, hiện có thêm một số trường THPT CLC trực thuộc các trường ĐH. Được biết, mức học phí các trường này cũng không hề thấp. Đơn cử như Trường THPT Khoa học Giáo dục (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), học phí từ 3,2 đến 3,6 triệu đồng/tháng (chưa kể tiền ăn trưa và dịch vụ xe tuyến), tổng cộng mức chi tiêu mỗi tháng cho học sinh THPT ước tính khoảng hơn 6 triệu đồng/tháng.
Ủng hộ việc phát triển hệ thống trường công lập CLC, nhưng theo ông Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, khi giao quyền tự chủ cho các trường, cơ quan quản lý cần quy định mức học phí tối đa để các trường không được thu vượt ngưỡng. Tùy thuộc vào cơ sở vật chất để cơ sở giáo dục đưa ra mức học phí tương ứng và lựa chọn là ở phụ huynh.
Còn TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, dù ở môi trường công lập, tư thục hay cơ sở công lập CLC, chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ là thước đo chính xác nhất. Bằng không, việc thu học phí cao, thừa định tính nhưng thiếu định lượng là những lý do chính khiến loại hình trường CLC vẫn khiến xã hội còn nghi ngại. Trong khi chúng ta vẫn còn chưa phân định rõ việc có thị trường giáo dục hay không? Liệu có nên coi giáo dục cũng là một loại hàng hóa hay không?... Do đó việc duy trì mô hình giáo dục kiểu nhà nước thu tiền sẽ gây ra sự phân hóa lớn trong xã hội.
Muốn vào học, sinh viên phải đóng gần 5 triệu... phí nhập học Ngoài các khoản phí cố định như học phí, bảo hiểm xã hội..., nhiều sinh viên thắc mắc với những khoản phí mang tên phí nhập học mà các trường thông báo thu. Đáng chú ý, có trường thu tới 5 triệu đồng. Nộp hồ sơ xét tuyển vào trường đại học. Ảnh minh hoạ: Tuệ Nhi Đa dạng khoản phí Hiện tại,...