Cần Thơ: Tâm huyết sáng tạo tại Hội thi Giáo viên dạy giỏi THPT
Ngày 9/11, Sở GD&ĐT thành phố Cần thơ tổ chức Hội nghị tổng kết Hội thi Giáo viên dạy giỏi trung học phổ thông cấp thành phố năm học 2019- 2020. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, các cán bộ quản lý và các thầy cô giáo trên địa bàn thành phố.
Hội thi Giáo viên dạy giỏi trung học phổ thông
Hội thi đã thu hút đông đảo giáo viên tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Các trường có số lượng giáo viên đăng kí tham gia nhiều và đạt kết quả cao như: Trường THPT Thới Lai, THPT Lưu Hữu Phước, THPT Chuyên Lý Tự Trọng, THPT Châu Văn Liêm…
Hội thi là cơ hội để các thầy, cô giao lưu, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về công tác giảng dạy. Hội thi đã chọn ra 6 giải nhất, 16 giải nhì, 18 giải ba và 26 giải khuyến khích để trao thưởng cho các thầy cô giáo xuất sắc nhất.
Thầy Huỳnh Thanh Lộc, Phó trưởng phòng Giáo dục trung học, sở GD&ĐT cho biết: Ở phần thi thực hành các thầy, cô giáo đã chuẩn bị công phu, chu đáo. Giáo án giảng dạy được biên soạn cẩn thận, có tham khảo ý kiến và học hỏi từ các đồng nghiệp đi trước.
Nhiều thầy, cô sử dụng thành thạo các trang thiết bị và đồ dùng dạy học giúp cho tiết dạy đạt hiệu quả cao. Đa số các tiết dạy đều thực hiện đổi mới về phương pháp dạy học, dạy học theo định hướng STEM, đảm bảo tính chính xác khoa học về nội dung.
Video đang HOT
Trao tặng giấy khen cho các GV đoạt giải
Nhiều thầy, cô có chữ viết đẹp, trình bày bảng khoa học, giọng nói rõ ràng, truyền cảm và cuốn hút học sinh tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Có những tiết dạy thầy, cô đã công phu sưu tầm những video clip sinh động, hấp dẫn phù hợp với nội dung giảng dạy.
Từ đó, làm cho học sinh thích thú và tích cực hơn trong học tập. Có nhiều giáo viên đăng ký dạy trực tuyến. Điều này có thể giúp cho đồng nghiệp ở các đơn vị khác tham khảo tiết thực hành của mình để nhận xét, đánh giá và học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Tuy nhiên, hội thi vẫn còn những hạn chế như: Về phía giáo viên dự thi trình độ chuyên chưa đồng đều. Một số tiết dạy: giáo viên còn ôm đồm về kiến thức, thiếu sự chắt lọc về nội dung làm cho tiết dạy bị dàn trải, thiếu trọng tâm; tổ chức hoạt động nhóm chưa phù hợp…
Đối với môn Quốc phòng và an ninh: Công tác tuyên tuyền về Hội thi chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức của một số ít giáo viên đang giảng dạy bộ môn ở các trường còn mặc cảm, e ngại khi tham gia Hội thi.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết, thầy Nguyễn Phúc Tăng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Cần Thơ nhấn mạnh: Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố đã tạo được một hiệu ứng tốt và có tính lan tỏa cao trong ngành Giáo dục.
Ban giám khảo hội thi đã làm việc rất tích cực, đánh giá khách quan, công tâm và chọn lựa được những thầy cô có năng lực, tâm huyết với nghề để trao các giải thưởng.
Ngành GD&ĐT Cần Thơ mong muốn các thầy cô luôn rèn luyện, gương mẫu, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp tục tâm huyết, có trách nhiệm để cố hiến cho sự nghiệp giáo dục trong tương lai.
Minh Châu
Theo giaoducthoidai
Đồng Tháp: Trên 500 giáo viên cốt cán được bồi dưỡng về chương trình mới
Theo Quyết định số 918/QĐ-SGDĐT về việc cử thành viên tham gia bồi dưỡng giáo viên cốt cán thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Đồng Tháp có 520 giáo viên cốt cán từ 12 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh đến thành phố Cần Thơ tham dự.
Đại diện nhóm giáo viên cốt cán trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Chương trình tập huấn - bồi dưỡng do Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chi Minh thực hiện chia ra 2 đợt học, đợt 1 từ ngày 28/10/2019 đến 30/10/2019 và đợt 2 từ ngày 31/10/2019 đến 02/11/2019.
Cùng với Đồng Tháp còn có giáo viên cốt cán của 9 tỉnh, thành phố gồm: An Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long.
Giáo viên cốt cán Đồng Tháp tham gia tập huấn được phân chia thành nhiều lớp học: Tiếng Việt, Toán, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Giáo dục Thể chất, Tin học và Công nghệ. Mỗi lớp học giáo viên được bồi dưỡng chuyên sâu hơn về quan điểm chỉ đạo, quan điểm thực hiện những nội dung đặc thù của từng môn học.
Trước khi được tập huấn trực tiếp 3 ngày tại Cần Thơ, các giáo viên cốt cán được học trực tuyến 5 ngày. Trong 5 ngày này, giáo viên được tìm hiểu về chương trình tổng thể, được hiều biết qua mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn của từng môn học. Sau đó, giáo viên tiếp tục được tham gia học trực tuyến 7 ngày để hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình lớp tập huấn.
Giáo viên cốt cán tham gia hoạt động nhóm trong lớp học.
Tại mỗi lớp học, tất cả giáo viên cốt cán được tham gia đầy đủ các hoạt động tương tác rất tích cực. Đặc biệt hoạt động trải nghiệm vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn phải thực hiện lúc nào và làm sao để học sinh được phát triển năng lực phẩm chất năng lực của học sinh thông qua mỗi tiết học.
Thầy Phan Song Đại Ân - giáo viên cốt cán Trường Tiểu học Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc - tham gia lớp Toán tiểu học cho biết: "Được tham gia lớp học, tôi mở mang rất nhiều. Lớp học đã tháo gỡ tất cả những khó khăn, vướng mắc khi tìm hiểu trực tuyến 5 ngày tại địa phương. Tôi rất vui mừng vì từng hoạt động cụ thể khi giảng dạy tôi đã thông suốt, am tường hơn".
Sau đợt tập huấn lần, những kiến thức thầy cô thu nhận được, những cách làm mà thầy cô được chia sẻ, được thực hành sẽ được chuyển tải lại cho toàn thể giáo viên tại địa phương. Việc tiếp nhận và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã không còn mới đối với giáo viên Đồng Tháp.
Tô Ngọc Sơn
Theo giaoducthoidai
Cần Thơ: 150 giảng viên tập huấn cho giáo viên cốt cán thực hiện chương trình GDPT mới Sau hơn 5 tháng chuẩn bị, Trường ĐH Sư phạm TPHCM (HCMUE) vừa xuất quân bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT mới) tại TP Cần Thơ. Các giảng viên HCMUE chuẩn bị lên xe di chuyển về TP Cần Thơ Đây là hoạt động trọng điểm của Chương trình ETEP (Chương...