Cần Thơ: Hơn 113 tỉ phát triển trường chuyên Lý Tự Trọng
Giai đoạn 2021-2025 trường đạt quy mô 35 lớp chuyên với 1.110 học sinh, dạy học môn Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh ở mức độ 3…
Mới đây, UBND TP Cần Thơ có tờ trình gửi Ban thường vụ Thành ủy TP Cần Thơ về việc xin ý kiến về Đề án phát triển Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (Trường chuyên Lý Tự Trọng) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu Đề án là xây dựng Trường chuyên Lý Tự Trọng trở thành trường trọng điểm thực hiện nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng và phát huy năng lực của học sinh có năng khiếu ở các môn văn hóa, làm cơ sở đào tạo nhân tài và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục phổ thông.
Nguồn vốn dự kiến thực hiện Đề án bao gồm các nguồn ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp giáo dục theo phân cấp về ngân sách; nguồn ngân sách đầu tư phát triển; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn thu của cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa hợp pháp khác. Tổng mức đầu tư dự kiến cho Đề án này là 113, 88 tỉ đồng.
Cụ thể, giai đoạn 2019 – 2020, mở rộng quy mô về số lớp, số học sinh, với 32 lớp, 870 học sinh. Chuẩn bị tốt công tác tuyển sinh, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tin học và ngoại ngữ cho giáo viên. Thực hiện dạy học các môn Toán và khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở mức độ 2…
Giai đoạn 2021 – 2025, đến năm 2025, quy mô số lớp là 35 lớp chuyên (10 môn chuyên), với khoảng 1.110 học sinh. Xây dựng Trường chuyên Lý Tự Trọng thành trường THPT đạt chuẩn ở mức độ cao, ngang tầm với các trường THPT chuyên của các thành phố lớn trong nước, thu hút sự quan tâm của các trường đại học quốc tế. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học, dạy học môn Toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh ở mức độ 3…
Giai đoạn 2026 – 2030, ổn định về cơ sở hạ tầng, tạo dựng môi trường học đường sạch đẹp, văn minh, thân thiện. Xây dựng Trường chuyên Lý Tự Trọng có vị thế cao trong cả nước, trở thành một trong những trường thu hút sự hợp tác của các trường THPT ngoài nước và sự quan tâm của các trường đại học quốc tế. Tiếp tục đầu tư cho giáo viên đi học tập, bồi dưỡng tại nước ngoài, hợp tác trao đổi giáo viên với các trường nước ngoài. Tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia đạt 70% số lượng học sinh tham gia, có học sinh dự thi nghiên cứu khoa học cấp quốc tế, có học sinh đạt giải Olympic quốc tế…
NHẪN NAM
Video đang HOT
Theo plo.vn
'Thiếu, thừa, sai chi tiết nhỏ là các bạn khiếm thị không thể đọc'
Thước, bình đo thể tích, lực kế, nhiệt kế... với các vạch số nổi do hai nam sinh ở TP.HCM làm dành tặng học sinh khiếm thị đã giành giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật phía Nam.
Anh Khôi (trái) và Việt Đức cùng bộ dụng cụ cho học sinh khiếm thị Ảnh: TR.NHÂN
Sản phẩm của nhóm học sinh Trường THCS - THPT Tân Phú, TP.HCM là một trong 13 giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Nam và là giải nhất duy nhất của thành phố.
Bộ dụng cụ do Lê Nguyễn Anh Khôi (lớp 10A1), Nguyễn Việt Đức (lớp 11B3) thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô Lê Thị Thủy Tiên.
Anh Khôi chia sẻ bộ dụng cụ là món quà mà nhóm muốn dành tặng các bạn học sinh khiếm thị của Trường phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu có thể tiếp cận với các môn khoa học, đặc biệt là vật lý, tốt hơn.
Vì các bạn khiếm thị
Bộ dụng cụ học tập gồm có thước thẳng, thước kẹp, bình đo thể tích, lực kế, được làm bằng nhựa cứng với các vạch và số nổi bên trên. Ngoài ra, hai thiết bị khác gồm cân và nhiệt kế được nhóm áp dụng công nghệ lập trình và điện tử có thể tự động phân tích và đọc to thông số trong mỗi lần đo.
Thước thẳng, thước kẹp được đánh số nổi với bội số của 5 kèm theo từng vạch chia tỉ lệ chuẩn từng centimet, trong khi lực kế được nhóm cẩn trọng ghi giới hạn đo, đơn vị đo ngay trên phần đầu dụng cụ.
Bình đo thể tích lại được các bạn sáng tạo bằng một ống hút gắn với quả bóng có thể dâng cao theo mực nước trong ống, đồng thời gắn với một kim chỉ số nổi giúp chỉ cần chạm là biết được thể tích cần tìm.
Với cân và nhiệt kế, giới hạn đo của cân là 1kg, còn nhiệt kế là từ 10C đến 100C. Cả hai vừa phải được gia công, lập trình và lắp mạch điện cẩn trọng để khi muốn đo chỉ cần đặt vật thể lên bề mặt hoặc dùng kim nhiệt kế đưa vào môi trường là máy sẽ tự động phát ra âm thanh thông báo kết quả.
Thầy Nguyễn Quyết Thắng - giáo viên dạy toán Trường phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) - nhớ lại nhóm nghiên cứu đã rất tâm huyết khi mỗi sản phẩm mới ra đều đem đến tận trường gặp thầy để nhờ xem trước, khi được góp ý chỉnh sửa thì phải về thiết kế lại.
"Đến khi thực nghiệm ở một lớp học, học sinh ai cũng bất ngờ vì lần đầu chạm được lực kế, nhiệt kế... trước đây chỉ nghe trong sách. Có em sờ đi sờ lại cái thước đo, có em còn thích thú bỏ hết vật này đến vật khác lên cân" - thầy Thắng kể.
Quần quật 4 tháng
Học sinh tại Trường Phổ thông Chuyên biệt trải nghiệm những dụng cụ thực hành vật lý mới do nhóm học sinh THCS - THPT Tân Phú thực hiện - Ảnh: TR.NHÂN
Anh Khôi kể trong một lần cùng nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đến Trường Nguyễn Đình Chiểu trao tặng bộ dụng cụ học tập môn toán; Khôi, Đức và cô Tiên nhận thấy dường như thiết bị thực hành chỉ có cho mỗi bộ môn toán là tương đối ổn, trong khi các lĩnh vực khác như vật lý hay hóa học còn thiếu rất nhiều.
Thế rồi, nhóm quyết định cùng nhau bắt tay thực hiện một bộ dụng cụ thực hành vật lý, kéo dài trong vòng 4 tháng mới được hoàn thành.
Khôi cũng chia sẻ trong môn vật lý cần rất nhiều dụng cụ, chẳng hạn ampe kế, vôn kế, đồng hồ, lăng kính... do đó nhóm nghiên cứu đã phải đọc lại hết tất cả các sách từ lớp 8 đến lớp 11 để có thể xác định được cần làm cái gì trước tiên.
Trong quá trình thực hiện, Khôi đảm nhiệm phần nội dung cũng như những thiết kế về phần chữ nổi và ký hiệu nổi trước khi đem in 3D.
"Tụi mình thiết kế rất nhiều lần bởi thiếu, thừa, hay sai một chi tiết nhỏ trên thiết bị là các bạn khiếm thị không thể đọc. Lần đầu tiên tụi mình đánh số nổi quá sát nhau, các bạn không phân biệt được, riêng lực kế phải sửa đi sửa lại ba lần, phải chú ý cả những chữ in hoa hay in thường" - Khôi nói.
Trong khi đó, Đức là "lập trình viên" của nhóm khi một mình giải quyết những khó khăn thiết kế cân và nhiệt kế điện tử. Dù đã học lập trình và điện tử từ năm lớp 8 đến nỗi trong phòng Đức toàn thấy các bo mạch, IC... nhưng thử thách lần này làm Đức phải "đau đầu" đến gần 2 tháng.
Đức cho biết mình đã lùng sục các diễn đàn trên mạng xã hội và học hỏi các "tiền bối" về công nghệ để biết cách kết nối giữa việc đo số chính xác rồi cho ra hiển thị trên màn hình LED và âm thanh tương ứng. Thậm chí, Đức đã làm cháy một số thiết bị bên trong dụng cụ này đến 5-6 lần mới có thể ra được sản phẩm hoàn thiện.
Theo cô Lê Thị Thủy Tiên, một vài thiết bị trong bộ dụng cụ của các bạn, chẳng hạn như nắp lực kế, gần như là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam, do đó các bạn sẽ xin đăng ký bản quyền trong tương lai gần. Cô Tiên cũng cho biết dù lịch học và làm việc của ba cô trò khác nhau nhưng cả ba đều cố gắng dành thời gian cho dự án vì lời hứa với các học sinh khiếm thị.
Mong tặng cho nhiều bạn khiếm thị hơn
Thầy Thắng cho biết Trường Nguyễn Đình Chiểu những năm gần đây nhận được nhiều quan tâm của các đơn vị trong việc thiết kế các dụng cụ học tập dành riêng cho học sinh khiếm thị. "Dẫu vậy vẫn chưa đủ, làm đồ dùng học tập cho các em phải đi từng bước một, chứ cũng không hi vọng một lần là có đủ mọi thứ" - thầy Thắng cho biết. Những phần thực hành các phản ứng hóa học luôn là thử thách với các em bởi chưa có đủ dụng cụ chuyên biệt.
Trong khi đó, Anh Khôi chia sẻ mình không mong các sản phẩm có thể được sản xuất công nghiệp. "Chỉ mong muốn có thể sử dụng sản phẩm dành tặng cho các bạn học sinh khiếm thị" - Khôi nói.
Theo tuoitre
Hà Nội: Cấm dàn xếp học sinh khi dự thi giáo viên dạy giỏi Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có công văn lưu ý về việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các môn văn hóa cấp thành phố năm học 2018 - 2019. Theo đó, cấm giáo viên dàn xếp, dàn dựng, dạy trước... với học sinh của lớp được phân công thực hiện tiết dự thi. Công văn do Phó Giám đốc Sở...