Cần Thơ đề nghị xây dựng tượng đài hơn 201 tỷ đồng
UBND thành phố Cần Thơ vừa đề nghị Chính phủ dùng ngân sách Trung ương hỗ trợ hơn 201 tỷ đồng để xây dựng Tượng đài Thanh niên xung phong Tây Nam bộ. Tượng đài sẽ được xây ở khu đất rộng 3,5 ha, tại phường Ba Láng (Cái Răng, Cần Thơ) gần ngã ba đường lên cầu Cần Thơ về tỉnh Hậu Giang.
Tượng đài sẽ được xây ở khu đất rộng 3,5 ha, tại phường Ba Láng (Cái Răng, Cần Thơ) gần ngã ba đường lên cầu Cần Thơ về tỉnh Hậu Giang.
Phối cảnh mặt bằng khu tượng đài. Ảnh: Sáu Nghệ
Ý tưởng xây tượng đài do Ban Liên lạc Khu Đoàn thanh niên Tây Nam bộ khởi xướng, gọi là “Tượng đài Thanh niên xung phong tuyến 1C”. Sau đó, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đề xuất và Chính phủ chấp thuận chủ trương năm 2013. Sang năm 2014, từ ý kiến của Sở VHTT&DL thành phố Cần Thơ, đổi tên “Tượng đài Thanh niên xung phong Tây Nam bộ”.
Trước đây, Kiên Giang đã xây dựng tượng đài Thanh niên xung phong tuyến đường 1C ở tỉnh này. Tuy nhiên, Ban Liên lạc Khu Đoàn thanh niên Tây Nam Bộ hiện chủ yếu sống ở Cần Thơ và đánh giá Cần Thơ là trung tâm văn hóa-kinh tế của ĐBSCL, nên cần xây dựng tượng đài.
Theo văn bản của UBND thành phố Cần Thơ, đây là “quần thể nghệ thuật-điêu khắc” có nhiều hạng mục. Trong đó, tượng đài Trung tâm bằng đá granit cao 25 m, rộng hơn 220 m2, “thể hiện một cách khái quát hoạt động của thanh niên xung phong khu Tây Nam bộ”.
Video đang HOT
Trong tổng kinh phí hơn 201 tỷ đồng, “chi phí nghệ thuật hơn 108 tỷ đồng”. Một số nghệ sỹ điêu khắc và họa sỹ cho rằng, các nhóm tượng đài vẫn phong cách “cổ động hóa”, thiếu một đặc trưng nghệ thuật, nhất là tượng về các nữ anh hùng.
Về việc xây dựng “Tượng đài Thanh niên xung phong Tây Nam bộ”, Sở VHTT&DL thành phố Cần Thơ thừa nhận “không tập trung đem lại hiệu quả kinh tế”. Nhưng Sở cũng mong sớm xây dựng vì “mang tính giáo dục về truyền thống văn hóa và nhân văn rất cao, đậm đà bản sắc Nam bộ và đem lại hiệu quả về mặt xã hội”.
Theo Sáu Nghệ (Tiền Phong)
Hà Nội thêm nhiều tượng đài "để ai ngắm"?
"Nhiều nơi làm tượng đài chẳng có ai ngắm, giao thông không tấp nập, không gian chật hẹp lại dựng tượng đài là kỳ lạ", Kiến trúc sư Phạm Ngọc Thảo bày tỏ.
Theo đề xuất của Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia, mỗi thị trấn của Thủ đô Hà Nội cần xây dựng 1 tượng đài. Kinh phí thực hiện mỗi tượng đài ít nhất từ 20 tỷ đồng trở lên.
Trao đổi với phóng viên, Kiến trúc sư Phạm Ngọc Thảo - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội cho rằng, đề xuất mỗi thị trấn một tượng đài là kỳ lạ.
Tượng đài "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" đặt ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm
"Tượng đài phải thể hiện được bản sắc, truyền thống của địa phương, trong khi có những thị trấn mới thành lập, không có truyền thống gì ghê gớm hay vị anh hùng đặc biệt hoặc làm gì có đặc thù gì mà cứ phải có tượng đài?", ông Thảo bày tỏ.
Ông Thảo cho rằng, bắt buộc mỗi thị trấn có một tượng đài là không hợp lý.
"Theo quan sát ở Hà Nội, tôi thấy nhiều chỗ thuộc trung tâm Thủ đô cần phải có tượng đài, nhưng hiện lại chưa có. Trong khi đó, nhiều nơi chẳng có ai ngắm, giao thông không tấp nập, không gian chật hẹp, người ta lại dựng tượng đài", ông Thảo nói thêm.
Kiến trúc sư Phạm Ngọc Thảo khẳng định, giá trị của mỗi tượng đài là khác nhau, không thể đưa ra định mức kinh phí là 20 tỷ đồng trở lên được. Sẽ có những tượng đài chỉ trị giá vài ba tỷ đồng và đương nhiên cũng sẽ có những tượng đài giá trị hơn thế.
Đồng quan điểm, kiến trúc sư Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng đại học Kiến trúc Hà Nội nhận định, đề xuất trên hơi phi lý.
Ông Hanh phân tích, cần dựa vào yêu cầu thiết thực của người dân. Thị trấn xây tượng đài phải có giá trị về lịch sử, tinh thần, văn hóa... Do vậy, có thị trấn cần hơn một tượng đài, nhưng cũng sẽ có nơi không cần xây dựng.
"Do mang ý nghĩa về mặt tinh thần nên trên thế giới không có một nơi nào có quy định về chuyện xây tượng đài cả. Việc này cũng không thuộc phạm trù về quy chuẩn.
Hơn nữa, muốn xác minh chi phí của mỗi tượng đài phải dựa vào quy hoạch, giá vật liệu, thiết kế... Không thể áng chừng ít nhất 20 tỷ đồng/tượng đài được", ông Hanh khẳng định.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng cũng không đồng tình với đề xuất mỗi thị trấn xây dựng một tượng đài của Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia.
"Xây dựng tượng đài để đơn ơn, đáp nghĩa và cũng là nơi thể hiện văn hóa, lịch sử nhưng không nhất thiết thị trấn nào cũng phải có. Nó sẽ gây nhàm chán", ông Hùng nói.
Ông Hùng đánh giá, năng lực làm tượng đài của người Việt Nam rất thấp. Do đó, nếu xây dựng tượng đài thì làm cho dứt điểm và chỉ cần tập trung xây dựng một vài cái.
"Làm tượng đài phải ra tượng đài, chứ không phải làm xấu rồi đập đi, gây lãng phí tiền của Nhà nước, nhân dân", nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng bày tỏ.
Ông cho biết thêm, số lượng tượng đài nhiều không quan trọng bằng chất lượng, hình ảnh. Trên thế giới, họ xây dựng tượng đài rất ít nhưng chất lượng. Họ tôn vinh được các bậc anh hùng, danh nhân văn hóa còn ở Việt Nam, làm tượng chưa đạt được độ thẩm mỹ dù vẫn đầy đủ các bộ phận.
Theo ông Hùng, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia nên xây dựng tượng đài ở một vài nơi chứ không nhất thiết mỗi thị trấn phải có một tượng đài.
Theo Minh Quân- Diệu Thu (Khám phá
Chuyện ít biết về tượng đài được làm từ 7.000 vỏ đạn Tượng đài Mẹ dũng sĩ Thanh Khê được dựng lên sừng sững giữa lòng Đà Nẵng, nhưng ít ai biết rằng để có được biểu tượng này, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã phải chế tác từ 7.000 vỏ đạn bằng đồng. Chu du khắp mọi miền đất nước, nhưng mỗi lần về Đà Nẵng, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng lại...