Cần Thơ: Công bố Quyết định công nhận đạt chuẩn PC GDMN cho trẻ 5 tuổi
GD&TĐ – Sáng nay (3/2), TP Cần Thơ long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận TP Cần Thơ đạt chuẩn PC GDMN cho trẻ em 5 tuổi và Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển GD&ĐT TP Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1 / 5
Video đang HOT
Sau quá trình nỗ lực thực hiện, 9/9 quận, huyện địa bàn TP Cần Thơ đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, đạt tiêu chuẩn về GV và đạt tiêu chuẩn về trẻ em. Đến thời điểm tháng 9/2014, TP Cần Thơ có 85/85 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn PC GDMN cho trẻ 5 tuổi, đạt tỷ lệ 100%.
Theo con số thống kê, ở cấp học mầm non, hiện nay TP Cần Thơ có 1.584 phòng học (kiên cố 717 phòng; bán kiên cố 799 và 68 phòng học tạm). Trong đó phòng học dành cho lớp MG 5 tuổi là 605 phòng/605 lớp MG 5 tuổi, đạt tỷ lệ 1 lớp/1 phòng; phòng học bán kiên cố 377/605 phòng, tỷ lệ 62,3%; phòng học kiên cố 228/605 phòng, đạt tỷ lệ 37,69%.
Có 605/605 lớp MG 5 tuổi có đủ bộ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện chương trình GDMN… 100% trẻ MG 5 tuổi được chăm sóc GD theo Chương trình GDMN, 100% trẻ dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.
Số GV bậc học MN hiện có 1.225 người, trong đó biên chế 1.009 GV, ngoài biên chế 216 GV; tỷ lệ GV/lớp là 2,0. Về trình độ, GV đạt chuẩn 37,93%, trên chuẩn 61,06%…
* Tại buổi lễ, TP Cần Thơ tổ chức công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển GD&ĐT TP Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu của Quy hoạch phát triển GD&ĐT TP Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TP Cần Thơ. Góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả vùng ĐBSCL và cả nước.
Cơ sở hạ tầng, quy mô trường, lớp ở GD Mầm non, GD phổ thông được mở rộng, sắp xếp hợp lý, đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo có đủ chỗ và tăng tỷ lệ huy động HS đúng độ tuổi đến trường, đủ điều kiện cho sự phát triển toàn diện HS.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng GD Mầm non, GD phổ thông; tiến tới đội ngũ GV GD Mầm non, GD phổ thông và GDTX có trình độ ĐH trở lên; đảm bảo công bằng xã hội trong GD và cơ hội học tập suốt đời cho người dân, từng bước hình thành xã hội học tập
Theo đó, thành phố sẽ tiến hành thành lập mới 129 trường, trong đó MN 59 trường, TH 28 trường, THCS 33 trường và THPT 9 trường. Kêu gọi các nhà đầu tư phát triển 1 – 2 trường quốc tế chất lượng cao. Số trường xây mới tại địa điểm mới là 183 trường, với 2.826 phòng học. Xây thêm và xây lại phòng học do xuống cấp là 2.263 phòng (xây thêm: 2.025 phòng và xây lại 238 phòng); giải quyết cơ bản việc thiếu trường, thiếu lớp, nhất là ở các địa bàn khó khăn.
Diện tích đất xây dựng trường được mở rộng thêm khoảng 145 ha (khoảng 55% diện tích đất trường học hiện tại), trong đó MN: 34,4 ha; TH: 53 ha, THCS 39 ha và THPT: 17,7 ha. Số trường chuẩn quốc gia tăng thêm là 507 trường (bình quân tăng 25 trường/năm); 81/85 xã phường có trường THCS (đạt tỷ lệ 96%); số phường, xã có trường MN, TH và THCS đạt chuẩn quốc gia tăng lên, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của TP Cần Thơ.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng thêm khoảng 5.300 người, trong đó có khoảng 5.000 GV; số GV và cán bộ được đào tạo nâng chuẩn là 4.800 người, trong đó, có 5 – 7 tiến sĩ, từ 250 – 280 thạc sĩ, số còn lại là ĐH và CĐ…
Tổng kinh phí thực hiện Quy hoạch là hơn 9.613 tỉ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước 88% và xã hội hóa là 12%. Bình quân mỗi năm ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách thành phố, ngân sách quận, huyện, ngân sách Trung ương) chi từ 520 – 550 tỉ đồng và huy động nguồn xã hội hóa từ 55 – 60 tỉ đồng. Kinh phí đầu tư cho thiết bị công nghệ thông tin bình quân 11 tỉ đồng/năm và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của toàn ngành khoảng 20 tỉ đồng/năm…
Theo Giaoducthoidai.vn
Siết chặt an toàn vệ sinh và phòng bệnh cho học sinh dịp Tết Nguyên đán
Sở GDĐT Hà Nội vừa có công văn chỉ đạo tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng, sởi, bệnh mùa đông xuân và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho giáo viên, học sinh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi
Cụ thể, thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND TP Hà Nội về công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Ất Mùi, Sở GDĐT yêu cầu các phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã và các trường học, các cơ sở giáo dục triển khai các nội dung:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Sở GDĐT và hướng dẫn của ngành Y tế trong thời gian qua. Trước mắt tổ chức ngay chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng, sởi, dịch bệnh mùa đông xuân,... cho cán bộ quản lý giáo dục, y tế trường học, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và người chăm sóc trẻ, đặc biệt chú trọng tuyên truyền về tiêm chủng phòng bệnh.
Thứ hai, đảm bảo 100% các cơ sở giáo dục Mầm non (kể cả các nhóm trẻ gia đình) phối hợp với cơ quan y tế địa phương triển khai đợt cao điểm làm vệ sinh môi trường phòng chổng bệnh tay chân miệng: - Tiến hành vệ sinh khử trùng sân chơi, lớp học, sàn nhà, hành lang, cầu thang, tay vịn, nhà vệ sinh, đổ chơi, đồ dùng cá nhân...theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế. Tổ chức hướng dẫn việc rửa tay đúng cách cho học sinh, giáo viên và người chăm sóc trẻ
Thứ ba, thực hiện đúng các quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn, căng tin trong trường học; đảm bảo cung ứng thực phẩm an toàn chú ý các loại thực phẩm tiêu thụ nhiễu trong dịp Tết (Thịt, giò, chả, thủy hải sản, trái cây, rau, củ, quả, nước giải khát, bánh kẹo). Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện ăn uống chín, không dùng chung cốc, thìa, bát, đũa khi ăn. Duy trì vệ sinh khử trùng khu vục nhà ăn, bếp, dụng cụ chế biến, bát đũa. BGH nhà trường kiểm tra việc đảm bảo ATVSTP hảng ngày.
Thứ tư, đảm bảo việc theo dõi, giảm sát sĩ số và diễn biến tình hình sức khỏe học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên tại trường học để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh. Tất cả các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch phải nghỉ học, nghỉ làm việc và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Phải thực hiện nghiêm việc cách ly và chăm sóc y tế theo đúng hướng dẫn. Khi có bệnh dịch, ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường học phải phối hợp với cơ quan y tế địa phương giám sát và xử lý ổ dịch theo qui định.
Thứ năm, các phòng GDĐT quận huyện, thị xã phải kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch, ATVSTP tại các trường, các cơ sở giáo dục trực thuộc.
Cuối cùng, hàng ngày, các trường học phải thực hiện đầy đủ việc báo cáo số lượng học sinh nghỉ học nghi mắc các bệnh dịch, các sự cố về ATTP cho các cấp quản lý giáo dục và cơ quan y tế địa phương: Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS báo cáo về phòng GDĐT, phòng tổng hợp báo cáo Sở GDĐT và Trung tâm Y tế địa phương. Các trường trực thuộc báo cáo về Sở, qua phòng Công tác HSSV.
Theo Baomoi.com
Đồng Tháp: Giáo viên sẽ có quà Tết GD&TĐ - Nhằm động viên tin thần đội ngũ GV, dù không thưởng tết nhưng các trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vẫn có quà tết cho GV. Theo ngành GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp cho biết, toàn ngành hiện có 23.000 biên chế. Nếu tính thưởng mỗi biên chế 500.000 đồng thì tỉnh phải chi số tiền không nhỏ. Tuy nhiên, để...