Cần Thơ có thêm 24 trường đạt chuẩn quốc gia năm 2019
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, năm 2019, thành phố có thêm 24 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch năm; nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của thành phố lên 327/455 trường (đạt 71,15%).
Cụ thể: Bậc mầm non: 115/175 trường; tiểu học: 141/176 trường; THCS: 50/68 trường và THPT: 21/36 trường.
Một góc Trường Tiểu học Bình Thủy 2 – trường đạt chuẩn quốc gia.
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Ngành tiếp tục xây dựng và triển khai các giải pháp để thực hiện trường đạt chuẩn quốc gia; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Video đang HOT
Tin, ảnh: B.NG
Theo baocantho
Hơn 400 giáo viên hợp đồng của Nghệ An đang chờ được đặc cách
Việc tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng là chủ trương vừa được Bộ Nội vụ đưa ra. Nhưng xét trong điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn.
Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến thời điểm này toàn tỉnh đang còn hơn 700 cán bộ, nhân viên, giáo viên thuộc ngành giáo dục đang thuộc diện hợp đồng ở 21 huyện, thành, thị. Trong đó, riêng đối tượng là giáo viên có 434 người với 80 giáo viên ở bậc mầm non, 187 giáo viên ở bậc tiểu học và 167 giáo viên ở bậc THCS và tập trung chính ở các huyện, ở các đơn vị là Cửa Lò, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành...
Liên quan đến việc tuyển dụng giáo viên hợp đồng, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 5/11/2019 do Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa ký, đồng ý chủ trương cho phép các địa phương thực hiện xét đặc cách đối với số giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
Một thầy giáo đã dạy hợp đồng hơn 10 năm ở huyện Diễn Châu nhưng lại không có cơ hội tuyển dụng đặc cách vì chỉ là giáo viên hợp đồng trường. Ảnh: Mỹ Hà
Hiện Nghệ An đang dự thảo để ra văn bản hướng dẫn nhưng qua trao đổi với đại diện Sở Nội vụ thì việc xét đặc cách đang còn nhiều khó khăn. Cụ thể, theo như hướng dẫn thì đối tượng đặc cách phải là đối tượng ký hợp đồng lao động với huyện từ năm 2015 trở về trước, có đóng bảo hiểm và thời điểm ký hợp đồng địa phương phải có chỉ tiêu biên chế nhưng chưa tuyển dụng. Thực tế cũng cho thấy, đối tượng này hiện nay không nhiều và do thừa giáo viên nên nhiều địa phương hơn 10 năm nay không có chỉ tiêu biên chế.
Qua quá trình triển khai cũng dự báo có nhiều khó khăn bởi lẽ trước đây sau khi tỉnh có chủ trương không được ký hợp đồng, một số địa phương đã cắt hợp đồng với giáo viên hợp đồng huyện. Vì thế, hiện có không ít giáo viên công tác từ 5 năm trở lên nhưng hiện nay lại là giáo viên hợp đồng ngắn hạn, thỉnh giảng ở các nhà trường không được đóng bảo hiểm.
Hiện, có nhiều địa phương, thời gian qua do thừa giáo viên đã điều chuyển nhiều giáo viên tiểu học và THCS thuộc diện hợp đồng xuống dạy bậc mầm non. Vây, các đối tượng này nếu hiện tại có nguyện vọng được trở lại đúng bậc học của họ thì liệu có được xem xét?
Hiện huyện miền núi Kỳ Sơn đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên. Ảnh: Mỹ Hà
Về tuyển dụng đặc cách giáo viên, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Để tạo thuận lợi cho giáo viên nên đặc cách cả với những giáo viên ký trước 2015, có hợp đồng dài hạn và hiện huyện đang còn chỉ tiêu biên chế (không nên tính chỉ tiêu ở thời điểm giáo viên ký hợp đồng). Nếu vậy thì cơ hội cho các giáo viên sẽ nhiều hơn thay vì như hiện tại dù đã có cơ chế, nhưng cơ hội thì đang bị "bó" lại vì không phù hợp với điều kiện thực tế.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Mấu chốt để có "trường học hạnh phúc" Từ nhiều năm nay, cả nước đẩy mạnh xây dựng mô hình "Trường đạt chuẩn quốc gia", ra sức "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Những tiêu chí cần phải đạt của hai loại hình trường này, thực chất cũng chính là mô hình "Trường học hạnh phúc". Ngôi trường xanh - sạch - đẹp, tràn ngập tin yêu...