Cần Thơ có hiện tượng giả hồ sơ bệnh tâm thần không?
Giám đốc Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ khẳng định không có trường hợp nào tiêu cực xảy ra tại đây.
Trong hai ngày 16 và 17-4 giám sát “thực hiện pháp luật về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự” tại TP Cần Thơ, ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư phápcủa Quốc hội nêu vấn đề: Thông tin báo chí vừa qua cho thấy một số địa phương để xảy ra tiêu cực liên quan đến hoạt động giám định tư pháp.
Cụ thể, có nhiều đối tượng giang hồ cộm cán tự nhiên bị tâm thần, rồi có những vụ việc phạm tội tham nhũng, kinh tế thì cũng bị tâm thần, phải đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra. Có nơi khám phá ra đường dây làm giả hồ sơ tâm thần để chạy án. Báo đăng cả trường hợp giả hồ sơ để chạy chế độ chính sách và nó có giá cả đàng hoàng…
Theo ông Cường, ngay từ năm 2013, Ủy ban Tư pháp cũng đã có cảnh báo trong báo cáo trước Quốc hội về tình trạng có những trường hợp làm giả hồ sơ thương tật để chạy án, chạy chính sách. Tuy nhiên năm 2018, tình trạng này vẫn diễn ra.
“Vì vậy, chúng tôi đề nghị cho biết có tình trạng này ở TP Cần Thơ hay không? Và có bao nhiêu vụ đình chỉ, tạm đình liên quan đến tâm thần… Các bị can bị tâm thần thì có trường hợp nào cơ quan giám định nghi ngờ hay không, có trường hợp nào dư luận nhân dân nghi ngờ không?”.
Video đang HOT
Giám đốc Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ Vương Ngọc Hải thông tin các vấn đề liên quan với đoàn giám sát ngày 17-4. Ảnh: NN
Trả lời câu hỏi này, Giám đốc Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ Vương Ngọc Hải cho biết tại Trung tâm không có hiện tượng tiêu cực như báo chí phản ánh.
Ông Hải cho biết trong số 256 trường hợp giám định tại Trung tâm năm 2018 thì không bệnh chỉ có 9 trường hợp, còn lại là có bệnh, “nhưng chưa hẳn có bệnh đó là mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi”.
“Không phải cứ có bệnh tâm thần là đương nhiên không đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Trung tâm Pháp y Tâm thần chỉ kết luận có bệnh hay không bệnh và có năng lực hành vi hay không thôi. Nhưng trong số 256 trường hợp giám định trên thì có hơn 60 trường hợp cơ quan chức năng hỏi có đủ khả năng chịu trách nhiệm hình sự hay không. Trung tâm có trả lời bằng văn bản, nhưng việc xác định trách nhiệm hình sự là của cơ quan tố tụng, chúng tôi chỉ giúp thôi” – ông Hải bộc bạch.
NHẪN NAM
Theo PLO
Cần ban hành quy chế phối hợp trong công tác giám định tư pháp
Ngày 16/4, Đoàn công tác Ủy ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ để giám sát "Việc chấp hành pháp luật về giám định tư pháp trong tố tụng hình sự".
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường phát biểu tại buổi làm việc
Báo cáo trước Đoàn công tác, ông Võ Văn Chính, Giám đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ cho biết, thời gian qua, công tác giám định tư pháp trên địa bàn TP Cần Thơ không ngừng được củng cố, kiện toàn, từng bước đi vào nền nếp.
Đội ngũ giám định viên tư pháp có trình độ chuyên môn, kỹ thuật ngày càng cao, chất lượng vụ việc giám định được nâng lên đáp ứng được yêu cầu trưng cầu giám định của cá nhân, tổ chức và cơ quan tiến hành tố tụng. Đã thực hiện công tác giám định tư pháp hơn 1.500 vụ/năm (mức trung bình so với cả nước).
Hiện, TP Cần Thơ có 3 tổ chức giám định tư pháp công lập. Trong đó, có 2 đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương là: Trung tâm pháp y trực thuộc Sở Y tế và Phòng Kỹ thuật hình sự trực thuộc Công an TP Cần Thơ.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện đã bộc lộ ra một số điểm hạn chế, bất cập. Cụ thể, vẫn còn tình trạng chồng chéo, trùng lắp chức năng nhiệm vụ trong công tác giám định tử thi (cơ quan nào được trưng cầu giám định thì cơ quan đó thực hiện công tác giám định). Ngoài ra, công tác giám định liên quan đến các vụ việc do cháy nổ, âm thanh, điện tử chưa thể giám định được do nguyên nhân khách quan.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường khẳng định, hoạt động giám định tư pháp là công cụ hỗ trợ đắc lực phục vụ công tác tố tụng hình sự, góp phần nâng cao công tác tư pháp, xét xử, đưa sự thật ra ánh sáng tạo công bằng cho xã hội. Đồng thời, việc chồng chéo giữa các cơ quan chức năng trong công tác giám định, cần sớm ban hành quy chế phối hợp để đảm bảo sự thuận lợi, hoạt động hiệu quả trong công tác giám định tư pháp trong bối cảnh Luật Giám định tư pháp 2012 chưa thể sửa đổi.
Nguyễn Cuộc
Theo PLVN
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp Sáng 11/4, Đoàn Giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Văn Pha làm Trưởng đoàn đã làm việc tại Hà Nội về việc chấp hành pháp luật về giám định tư pháp (GĐTP) trong tố tụng hình sự. Hình minh họa Theo báo cáo của TP Hà Nội, thời gian qua, công tác chấp...