Cần Thơ: Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho HS trung học
TP Cần Thơ có 100% đơn vị trường học xây dựng và triển khai thực hiện tốt các nội dung, chủ đề tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống trong các môn học, hoạt động giáo dục.
HS Trường THPT Nguyễn Việt Hồng (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) trải nghiệm nghề Hướng dẫn viên du lịch tại Chợ nổi Cái Răng.
Đây là một trong những điểm sáng tại Hội nghị tổng kết năm học 2018 – 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 Giáo dục Trung học do Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức sáng 7/9.
Theo Sở GD&ĐT TP Cần Thơ, thành phố có 100% trường THCS thành lập Tổ tư vấn hướng nghiệp, tư vấn học đường cho HS tại trường, bố trí phòng tư vấn cho HS, tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
Ngành phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức 3 đợt tuyên truyền pháp luật hình thức sân khấu hóa các tiểu phẩm về phòng chống ma túy, bạo lực học đường, phòng chống xâm hại trẻ em với hơn 3.000 lượt cán bộ quản lý, giáo viên và HS tham gia. Tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ năng sống, phòng chống xâm hại với 600 cán bộ quản lý, giáo viên. Phối hợp Sở VH-TT&DL triển khai thực hiện mô hình “Sân khấu học đường” tại 6 trường THCS trên địa bàn…
HS TP Cần Thơ trải nghiệm trò chơi dân gian.
Đến nay, 100% cơ sở giáo dục phổ thông thành lập Tổ tư vấn học đường; 100% cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, ngừa bạo lực học đường; công tác xã hội; công tác tư vấn học đường; quy tắc ứng xử văn hóa; công tác quản lý HS; tình trạng ma túy và các tệ nạn xã hội.
Video đang HOT
Ngoài ra, Sở đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường các hoạt động trải nghiệm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cụ thể như Thuyết minh về di tích văn hóa – lịch sử, thắng cảnh ở cù lao Tân Lộc (quận Thốt Nốt); vận dụng các kiến thức liên môn đối với các môn Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ Văn, Âm nhạc và Mĩ thuật.
Trường THPT Nguyễn Việt Hồng (quận Ninh Kiều) tổ chức hướng nghiệp cho HS gắn với nghề hướng dẫn viên du lịch và chợ nổi Cái Răng; Giáo dục của nhà trường gắn với nghề trồng cây ăn trái kết hợp với nuôi trồng thủy sản; Giáo dục của nhà trường gắn với nghề kinh doanh rau màu ở TP Cần Thơ; Giáo dục của nhà trường gắn với nghề sản xuất – kinh doanh hủ tíu tại phường An Bình; Giáo dục của nhà trường gắn với nghề nuôi và kinh doanh thủy sản; Giáo dục của nhà trường gắn với nghề hội họa điêu khắc tại phường An Bình…
Qua các hoạt động đã góp phần tạo sự hứng thú trong học tập cho HS, định hướng nghề nghiệp cho HS và thực hiện định hướng đổi mới hoạt động dạy và học của nhà trường theo Chương trình GDPT mới.
Tuấn Kiệt – Quốc Ngữ
Theo giaoducthoidai
Cần thiết tích hợp giáo dục đạo đức, kỹ năng sống vào chương trình môn học
Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh là 1 trong 9 nhiệm vụ sẽ tập trung thực hiện trong năm học mới. Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, cần tích hợp giáo dục (GD) kỹ năng sống cho HS vào chương trình môn học.
Ảnh minh họa/nguồn internet
Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống
Cho rằng vấn đề GD đạo đức cho HS đang trở nên hết sức nóng hổi, thầy giáo Lê Minh Thiêm, Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Khánh Hòa) cho biết: Chỉ cần gõ "học sinh đánh nhau" trên google để tìm kiếm sẽ thấy hiện lên hàng loạt bài báo về các vụ bạo lực học đường trong cả nước.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy không chỉ các em HS nam đánh nhau mà cả các em HS nữ cũng giải quyết vấn đề bằng vũ khí. Thậm chí HS đánh cả thầy, cô giáo dạy của mình.
Bên cạnh những giá trị mới được hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là HS, SV. Hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng của một số HS,SV làm ảnh hưởng đến chất lượng GD nhà trường.
Truyền thống "tôn sư trọng đạo" hay tình yêu thương giữa con người với con người ngày càng trở nên mờ nhạt. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do HS thiếu đi sự rèn luyện tính kiên nhẫn và thiếu lòng yêu thương đối với những người xung quanh, với các cá nhân trong xã hội.
ThS Đặng Văn Nâu, giáo viên, Chi hội trưởng Chi hội Tâm lý - Giáo dục, Trường THPT Phạm Thành Trung (Tiền Giang) cho biết: Trong đời sống xã hội đã có những hiện tượng xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo những thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng với lối sống ích kỷ thực dụng...đang diễn ra hàng ngày.
HS học kỹ năng sống trong nhà trường (ảnh nguồn internet)
Tích hợp vào chương trình môn học
Từ kinh nghiệm GD đạo đức cho HS trong nhà trường, Ths. Đặng Văn Nâu cho rằng, để tăng cường GD đạo đức cho HS, trước hết, phải thường xuyên GD đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho HS đồng thời đẩy mạnh công tác GD truyền thống đạo đức HS trong trường.
Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, vì đạo đức là "gốc của người cách mạng". Chú trọng Gd làm cho HS nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Thứ hai, cần sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội trong việc GD rèn luyện đạo đức cho HS. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo GD, rèn luyện đạo đức, lối sống cho HS, SV hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN.
Gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành nhân cách HS. Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. GD đạo đức, lý tưởng làm người là nội dung GD hàng đầu trong các nhà trường hiện nay. Các tổ chức đoàn thể, chính quyền...cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để HS, SV phấn đấu rèn luyện.
Thứ ba, phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức, lối sống cho HS. Phát huy vai trò của HS trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp các em nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân.
Thứ tư, tích hợp GD kỹ năng sống cho HS vào chương trình môn học phổ thông. Xã hội cần nhìn nhận GD đạo đức HS trong nhà trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm nghiêm túc, tránh tư tưởng "đem con bỏ chợ".
Bản thân GD đã mang tính xã hội hóa, Nhà nước cần tạo điều kiện để toàn dân tham gia vào công tác GD đạo đức cho HS. Điều quan trọng là cần có một môi trường lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp luật và tôn trọng những giá trị đạo đức xã hội.
Một môi trường xã hội tốt sẽ tác động vào nhận thức của HS và các em cũng phải tuân thủ những nguyên tắc ứng xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng.
Tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cấp ủy Đảng và chính quyền của 63 tỉnh/thành phải cùng ngành GD - ĐT từ năm học tới tạo ra sự chuyển biến căn bản về GD đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ công. HS, SV được cảm nhận bài học đạo đức từ chính tình cảm, gương sáng của thầy cô, thấm nhuần lối sống văn minh, tuân thủ pháp luật từ bố, mẹ, người thân trong gia đình, ngoài xã hội.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Học sinh bị bỏng khi học kỹ năng phòng cháy: Sao giáo viên lại thiếu kiến thức thế? Sự việc 3 trẻ mầm non bị bỏng nặng tại tiết học kỹ năng sống tại Hà Nam khiến không ít phụ huynh lo lắng, bất an khi con đến trường và sự thiếu chuyên nghiệp của nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Chia sẻ về sự việc này, chị Nguyễn Mai Anh - hiệu trưởng trường mầm...