Cần Thơ: 107 người đang hoạt động liên quan đòi nợ, cho vay
Báo cáo của UBND TP Cần Thơ nhận định, vi phạm pháp luật liên quan “ tín dụng đen” tiềm ẩn phức tạp và có biểu hiện tái diễn.
UBND TP Cần Thơ vừa có báo cáo về kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn TP Cần Thơ (từ ngày 1-10-2018 đến 31-7-2019).
Theo đó, trong khoảng thời gian trên, tình hình tội phạm giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tội phạm giết người xảy ra do nguyên nhân mâu thuẫn bộc phát trong sinh hoạt. Tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tội phạm xâm phạm sở hữu còn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu tội phạm…
Theo báo cáo, về tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội đã phát hiện hơn 1.056 vụ với hơn 4.200 đối tượng. So cùng kỳ năm 2018 giảm 111 vụ. Điều tra xử lý 993 vụ, đạt tỉ lệ 94%. Trong đó, đã điều tra khám phá 27/28 vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, bắt xử lý 45 đối tượng, đạt tỉ lệ 96,4%.
Về tình hình liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, báo cáo cho biết thời gian qua các nhóm, đối tượng hoạt động tín dụng đen từ địa phương khác đến TP bị tấn công, triệt phá quyết liệt nên đã co cụm, không dám hoạt động công khai. Một số đối tượng đã chuyển hoạt động sang địa phương khác. Các tờ rơi, tờ bướm, tờ gấp, danh thiếp có nội dung quảng cáo cho vay tiền không còn xuất hiện tại các tường rào, cây xanh, cột điện, nơi công cộng.
“Tuy nhiên, vi phạm pháp luật liên quan “tín dụng đen” tiềm ẩn phức tạp và có biểu hiện tái diễn. Số nhóm đối tượng từ các tỉnh, thành ngoài Bắc vào hoạt động cho vay nặng lãi trên địa bàn vẫn còn. Hiện đang quản lý hai công ty, hai văn phòng đại diện với 25 nhân viên kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê; bảy công ty với 28 đối tượng; 10 nhóm 54 đối tượng hoạt động cho vay lãi nặng” – báo cáo nêu.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết đã phát hiện, xử lý, khởi tố mới ba vụ với hai bị can tham ô tài sản, vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí. So với cùng kỳ tăng ba vụ, thiệt hại tài sản 3,9 tỉ đồng, đã thu hồi 2,757 tỉ đồng. Đồng thời khởi tố bổ sung ba bị can có hành vi tham ô tài sản.
NHẪN NAM
Video đang HOT
Theo PLO
Tòa xử chủ tịch huyện ở Cần Thơ thua kiện dân
Lần đầu tòa tỉnh xử dân thua kiện chủ tịch huyện, sau khi tòa cấp trên hủy án, tòa lại tuyên dân thắng kiện.
Mới đây, TAND TP Cần Thơ xử sơ thẩm lần hai vụ kiện hành chính giữa người khởi kiện là ông Lâm Thiện Hồng và người bị kiện là chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ.
Theo đó, tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hồng, hủy các quyết định hành chính có liên quan.
Huyện ra quyết định "đòi" đất cho xã
Theo đơn khởi kiện, năm 1995, ông Hồng được UBND huyện Thốt Nốt (cũ) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi tắt là sổ đỏ) với diện tích 80 m2. Đến năm 2015, UBND huyện Cờ Đỏ ban hành quyết định giao cho ông Hồng 17,5 m2 đất có thu tiền sử dụng đất. Diện tích đất thực tế ông đang sử dụng là 134 m2, chênh lệch 36,5 m2 so với sổ đỏ.
Ngày 5/7/2016, chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ ban hành Quyết định 2218 (áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực đất đai, trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính) buộc khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại 42 m2 đất cho UBND xã Trung Hưng.
Ngày 4/10/2016, chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ ban hành Quyết định 2959 về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Sau đó, ông Hồng khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hai quyết định trên vì chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ ban hành Quyết định 2218 sai thẩm quyền. Thẩm quyền này thuộc UBND xã Trung Hưng.
Ông Lâm Thiện Hồng sau phiên tòa sơ thẩm thắng kiện chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ. (Ảnh: Nhẫn Nam)
Quyết định 2218 cho rằng ông có hành vi vi phạm từ năm 2013 nhưng không lập biên bản vi phạm tại thời điểm này mà đến năm 2016 mới lập biên bản là không đúng. Quyết định này không căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính nhưng lại buộc ông khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm là thiếu căn cứ và không phù hợp với quy định của pháp luật.
Mặt khác, theo ông Hồng, quyết định buộc khắc phục hậu quả, trả lại đất đã lấn chiếm nhưng UBND huyện không đưa ra căn cứ xác định đất này thuộc quyền quản lý của xã Trung Hưng. Ông đã san lấp mặt bằng, xây dựng nhà cửa kiên cố nhưng UBND huyện buộc tháo dỡ mà không hỗ trợ bồi thường là không thỏa đáng.
Không có cơ sở nói dân lấn chiếm 42 m2 đất
Phía người bị kiện cho rằng quá trình ban hành các quyết định hành chính, chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ đã thực hiện đúng thẩm quyền và đúng các trình tự, thủ tục theo quy định. Vì vậy, người bị kiện đề nghị tòa bác yêu cầu của ông Hồng.
Xử sơ thẩm lần hai, tòa nhận định phía người bị kiện cho rằng ông Hồng lấn chiếm đất của UBND xã Trung Hưng theo giấy chứng nhận được cấp năm 1991. Tuy nhiên, đến nay không xác định rõ đất của xã là bao nhiêu, những người dân trong đó có ông Hồng lấn chiếm bao nhiêu.
Mặt khác, ông Hồng được cấp sổ đỏ 80 m2, sau đó được giao thêm 17,5 m2. Diện tích còn lại đang sử dụng ngoài sổ đỏ là 36,5 m2 nhưng quyết định lại buộc khắc phục 42 m2 là không đúng.
Theo tòa, không có cơ sở cho rằng ông Hồng lấn chiếm 42 m2 đất của UBND xã Trung Hưng theo Quyết định 2218 để buộc ông Hồng phải khắc phục hậu quả. Yêu cầu của người khởi kiện về vấn đề này có cơ sở được chấp nhận.
Đối với Quyết định 2959, tòa cho rằng quyết định này ban hành để cưỡng chế thực hiện Quyết định 2218 trong thời gian Quyết định 2218 đang chờ giải quyết khiếu nại. Do Quyết định 2218 chưa có hiệu lực thi hành nên việc ban hành Quyết định cưỡng chế 2959 là không có cơ sở pháp lý. Cạnh đó, Quyết định 2218 bị hủy về hình thức, nội dung nên Quyết định 2959 cũng bị hủy.
Từ đó tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hồng, hủy cả hai quyết định 2218 và 2959 của chủ tịch UBND huyện Cờ Đỏ.
Tòa từng bác yêu cầu khởi kiện
Trước đó, xử sơ thẩm lần đầu năm 2017, TAND TP Cần Thơ đã bác yêu cầu khởi kiện của ông Hồng. Sau đó, ông Hồng kháng cáo.
Xử phúc thẩm vào năm 2018, TAND Cấp cao tại TP.HCM nhận định cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng vì:
1) không đưa UBND xã Trung Hưng vào tham gia với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án;
2) Không thực hiện các trình tự, thủ tục, thu thập chứng cứ, trình bày, tự khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là UBND xã Trung Hưng;
3) Không thu thập các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan đến quyền sử dụng đất của UBND xã Trung Hưng, liên quan việc mua bán đất giữa UBND xã Trung Hưng với ông Hồng để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Từ đó TAND Cấp cao tại TP.HCM xử hủy án sơ thẩm, chuyển hồ sơ về cho TAND TP Cần Thơ xét xử lại. Và nay TAND TP Cần Thơ đã xử lại với kết quả như trên.
Nguồn: plo.vn
Thanh niên tông xe điên cuồng vào cảnh sát, giải cứu đồng bọn ở Bình Dương Bị cảnh sát truy đuổi, Chức liên tục đánh võng, điên cuồng đâm vào lực lượng CSGT hòng cản trở cho đồng bọn tẩu thoát. Ngày 7/8, TAND cấp cao tại TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm đối với Hoàng Thị Toan (32 tuổi, ngụ tại Đồng Nai) và Đỗ Tấn Chức (28 tuổi, ngụ tại Cần Thơ) theo đơn kháng cáo...