Cần thiết có chuẩn đầu ra quốc gia cho các trường
Theo các chuyên gia, các trường đại học cũng cần có chuẩn đầu ra thống nhất trong từng khối ngành để có sự đánh giá công bằng, có lợi với người học.
Sinh viên tại TP.HCM trong giờ học tiếng Anh. Đây là một trong những môn có đặt chuẩn đầu ra – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho rằng hiện đang có độ vênh nhất định giữa chuẩn đầu ra các trường ĐH Việt Nam với thế giới.
Chỉ nói riêng chuẩn đầu ra ngoại ngữ, để có thể nộp hồ sơ du học nước ngoài, ứng viên cần đạt 6 – 6.5 IELTS, trong khi đó ở trong nước các trường đang áp dụng nhiều mức chuẩn khác nhau. Như Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, chuẩn đầu ra với sinh viên chất lượng cao là 5.5 IELTS nhưng sinh viên đại trà hiện ở mức 450 TOEIC 4 kỹ năng.
Do vậy, việc chuẩn đầu ra chung quốc gia mà chuẩn này tiệm cận với khu vực và thế giới sẽ rất cần thiết. Từ đó nâng dần chuẩn chất lượng đào tạo ĐH ở Việt Nam. “Đây là điều mong muốn của nhiều người khi mà chúng ta còn khoảng cách khá xa với nhiều trường ĐH trong khu vực”, ông Minh nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, ủng hộ việc có chung chuẩn đầu ra chung cho từng khối ngành.
Theo tiến sĩ Hạ, khi có chuẩn chung, các trường căn cứ vào đó thực hiện đảm bảo trình độ chung quốc gia. Khi khung này được xây dựng theo xu hướng thế giới, chuẩn trình độ của người học sẽ được thế giới công nhận.
Điều này rất có lợi cho người học khi sinh viên sau khi tốt nghiệp trong nước, ra nước ngoài làm việc, học tập sẽ không phải học lại ĐH. Tuy nhiên, việc triển khai chuẩn đầu ra này vào chương trình đào tạo từng trường như thế nào mới quan trọng.
Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours, đưa chuẩn đầu ra cho các lĩnh vực ngành nghề để việc đào tạo tại các trường ĐH không lạc hậu là điều cần thiết.
Tuy nhiên, việc đặt chuẩn đầu ra phải tiến dần từ việc đáp ứng làm sao sinh viên học được như thực tế trong nước trước đã. Với đào tạo ngành du lịch, hiện nay một số trường có mời chuyên gia để tham gia đào tạo nhưng chưa nhiều, cần dạy thực tế nhiều hơn nữa. Sau đó, tiến tới đáp ứng chuẩn của khu vực ASEAN. Làm sao để sinh viên ra trường có thể tham gia làm việc dễ dàng tại các nước trong khu vực.
Video đang HOT
“Tôi dẫn khách đi Siem Riep (Campuchia), có đi massage phục hồi sức khỏe. Một nhân viên tại đây chỉ xuất thân từ vùng quê nghèo cũng được đào tạo rằng phải học tiếng Anh giỏi để có thể tham gia làm việc tại các nước nếu có điều kiện. Cần có sự đào tạo chuyên nghiệp, hướng đến chuẩn khu vực từ những việc nhỏ nhất như vậy”, ông Mỹ cho biết.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết hiện nay các trường ĐH chỉ có chuẩn đầu ra chung, bắt buộc phải công bố. Tuy nhiên, chuẩn đầu ra này chỉ mang tính chất mỗi trường, không ngang bằng như nhau. Chuẩn đầu ra như vậy khó được công nhận, trừ khi áp dụng chuẩn của các trường nước ngoài.
Theo tiến sĩ Hải, việc đưa ra chuẩn đầu ra cho các khối ngành theo chuẩn của khu vực, thế giới là cần thiết. Chúng ta không tham gia công nhận văn bằng thì nâng chuẩn đầu ra là hướng đi đúng. Vì để doanh nghiệp nước ngoài chấp nhận thì sinh viên được đào tạo ra phải có chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu.
“Trước mắt, áp dụng chuẩn đầu ra theo khối ngành. Nhưng tương lai còn phải áp dụng chuẩn đầu ra cho từng ngành nữa. Hiện tại, các trường kiểm định của các tổ chức khu vực, quốc tế theo ngành là đã nâng chuẩn đầu ra cho từng ngành này”, tiến sĩ Hải cho biết.
Trưởng phòng đào tạo một trường ĐH tại TP.HCM thông tin, việc xây dựng chuẩn đầu ra trước đây được thực hiện một phần dựa trên năng lực người học và nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, nếu làm đúng việc xây dựng phải đảm bảo nhiều yếu tố, trong đó có những dự báo tương lai về yêu cầu của thị trường lao động với người học. Từ đó, chương trình đào tạo được xây dựng và thực hiện xuyên suốt để đảm bảo đầu ra. Tuy nhiên, theo vị trưởng phòng đào tạo này, do chưa có chuẩn đầu ra quốc gia cho từng khối ngành đào tạo cụ thể, gần đây nhiều trường xây dựng chuẩn đầu ra tham khảo từ các trường ĐH tiên tiến thế giới nhưng lại chưa tương thích với thực tế tình hình trong nước.
Học sinh 7.5 IELTS, giáo viên không trên mức ấy sao dạy được học trò?
Không ít thầy cô hoang mang, lo sẽ "gặp khó" để đạt 6.5 IELTS. Song phụ huynh và nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng điều này là cần thiết.
Thông tin Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức rà soát, đánh giá trình độ giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, dự kiến từ ngày 5 đến 25/6 đang thu hút sự quan tâm của nhiều giáo viên và phụ huynh.
Học sinh có chuẩn, giáo viên cũng phải đạt chuẩn
Có con đang học lớp 8, chị Lê Thu Phương (Đống Đa) cho biết, ngay từ đầu cấp 2, gia đình chị đã đầu tư sát sao cho con trong việc học ngoại ngữ. Với mức chi gần 60 triệu/ năm tại các trung tâm Anh ngữ, đến giữa năm lớp 7, con chị đã có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài.
"Do được tiếp xúc với các giáo viên bản xứ từ sớm nên phát âm của con khá tốt. Nhiều lần đi học trên trường về con kể lại với mẹ rằng, cô giáo tiếng Anh của con hay phát âm sai. Điều này khiến mình cảm thấy lo lắng".
Theo chị Phương, chương trình học tại các trường hiện nay vẫn chú trọng vào ngữ pháp, giáo viên không được cập nhật thường xuyên, do đó, việc khảo sát để nâng chuẩn cho giáo viên là điều cần thiết.
"Giao duc luôn can những nguoi gioi thuc su. Đối với tieng Anh, giáo viên khong đạt chuan sao day được hoc trò? Hoc sinh co chuan đau vao, chuan đau ra thì giao vien cung can phai có những chuan nhất định", chị Phương nói.
Một giáo viên dạy ngoại ngữ bậc THCS tại Hà Nội cho biết, ngoài chương trình học trên trường, chị vẫn phải cho con theo học trung tâm để phát triển thêm các kỹ năng nghe, nói.
Theo chị, hầu hết thầy cô hiện nay đều cảm thấy lo lắng trước các cuộc thi sát hạch là bởi lớp giáo viên lâu năm hiện tại vốn đều là những người học tiếng Nga, tiếng Trung chuyen qua dạy tiếng Anh.
"Vì thế mới có giai đoạn, giáo viên buổi sáng đi day, chieu vẫn phải đi bo tuc tieng Anh. Chuyện cô giao phat am sai cũng không phải hiếm".
Bên cạnh đó, cũng theo cô giáo này, giáo viên hiện nay đang bị áp lực bởi bài vở kiểm tra, do đó mục tiêu cao nhất vẫn là rèn luyện ngữ pháp để học sinh có thể đạt kết quả cao trong các bài thi.
"Lâu nay thầy cô luôn tập trung tối đa cho việc chuẩn bị bài vở của các bài học trong chương trình phổ thông. Trong khi, bài dạy trên lớp và bài thi IELTS rất khác. Giáo viên cảm thấy lo lắng là vì thế", giáo viên này nói.
Còn đối với anh Trần Tâm, một phụ huynh có con đang học cấp THPT lại cho rằng, yêu cầu giáo viên tiếng Anh phải đạt tối thiểu 6.5 IELTS không quá khó.
"Trong trường con trai tôi đang theo học, có rất nhiều bạn đến cuối năm lớp 12 đã đạt 7.0 - 7.5 IELTS. Hoc sinh đat 7.5 IELTS, giao vien khong tren muc ay thì sao day đuoc hoc tro?
Tôi nghĩ rằng, khi có nen tang tieng Anh tot thi việc on luyen cung không mất qua nhieu thời gian. Giáo viên đa đuoc đao tao 4 nam trong trường đại học, điem so ay di nhien phai đat đuoc. Nếu ở mức 6.5 cac thay co vẫn chua đat thi giáo viên can phai nghiem tuc xem lại viec trau doi chuyen mon cua minh", anh Tâm cho hay.
Nhiều phụ huynh cho rằng, yêu cầu giáo viên tiếng Anh phải đạt tối thiểu 6.5 IELTS không quá khó.
6.5 IELTS không khó
Thầy Hiệu trưởng Trường Marie Curie Nguyễn Xuân Khang cho hay, thế hệ học sinh hiện nay ở cả trường công lẫn trường tư đều được đầu tư học tiếng Anh rất nhiều.
"Như ở Trường Marie Curie, nhiều học sinh học hết lop 9 co the đat IELTS 6.5 - 7.0; hết lop 12 co the đat 7.5 - 8.0. Do đó, trinh đo giao vien phai đuoc nang cap kip thoi".
Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn cũng cho rằng việc kiểm tra, đánh giá giáo viên là cần thiết để đảm bảo chất lượng dạy và học.
Ủng hộ việc giáo viên cần phải đạt tối thiểu IELTS 6.5, theo thầy Bình, điều này nên được đưa vào thành quy định bắt buộc.
"Neu nhung giao vien đuoc tuyen dung khong đat đuoc chuan toi thieu nay thi se khong đuoc tham gia giảng day o trong cac truong" - thầy Bình nói.
Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thúy, giảng viên khoa tiếng Anh, Trường ĐH Hà Nội đánh giá viec nang chuan bang cach ap mot muc điem IELTS đối với giáo viên la điều hop ly.
"Viec đat muc điem 6.5 IELTS đoi hoi giao vien phai có muc giao tiep co ban, kien thuc va ky nang đu đe giao tiep, đoc hieu cac tai lieu đon gian nham tu minh phat trien đuoc chuyen mon.
Bên cạnh đó, khi có chuyên môn, giáo viên sẽ tránh được việc biến tieng Anh thanh mon chi đe "giai bai tap" hoac dung "meo mực".
Theo chị Thúy, việc khảo sát này không "đánh đố" giáo viên, bởi lẽ khi tham gia vào công tác giảng dạy, giáo viên đã phải đạt chứng chỉ B2 hoặc C1.
"Giữa các chứng chỉ đã có sự quy đổi tương đương. Do vậy, người đã đạt C1 hoàn toàn có thể tham gia thi IELTS. Chỉ cần làm quen dạng đề, chắc chắn kết quả sẽ tương đương nhau".
Thay vì đổ xô tới lò luyện đắt tiền, tự ôn thi IELTS thì đã sao? Sau những bê bối, lùm xùm gần đây về các trung tâm luyện thi IELTS bị tố lừa đảo, nổi lên câu chuyện có những người tự học, tự ôn thi IELTS hiệu quả thay vì cứ phải đổ xô tới các lò luyện đắt tiền. Thí sinh dự thi IELTS tại Hội đồng Anh - Ảnh: BC Những người này đồng tình...