Can thiệp kịp thời cứu sống cụ ông 80 tuổi bị đột quỵ nặng
Một bệnh nhân 80 tuổi bị đột quỵ não do tắc hoàn toàn động mạch não vừa được Bệnh viện Đa khoa Hoàn mỹ Cửu Long cứu sống nhờ được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Bệnh nhân là ông L.V.K (sinh năm 1941), ngụ tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, sau khi bị đột quỵ 1 giờ, bệnh nhân nhập viện bệnh nhân được cấp cứu và thực hiện các bước cấp cứu cơ bản, chụp MRI não ghi nhận tắc động mạch cảnh trong phải.
Bệnh nhân được nhanh chóng đưa qua phòng Cathlab để tiến hành chụp mạch máu não số hoá xoá nền. Kết quả ghi nhận tắc cấp hoàn toàn động mạch cảnh trong phải (đoạn động mạch mắt) Ekip đã tiến hành lấy huyết khối bằng dụng cụ thành công.
Mạch máu não của cụ ông trước khi được can thiệp
Sau khi can thiệp, chụp kiểm tra lại thấy tái thông hoàn toàn động mạch cảnh trong phải. Bệnh nhân sau đó được chuyển khoa ICU tiếp tục hồi sức tích cực sẽ sớm xuất viện trong thời gian tới.
Tắc mạch máu não là một dạng của đột quỵ não, thường xảy ra ở người có các yếu tố nguy cơ cao như Tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cao, nghiện thuốc lá… Bệnh có tỉ lệ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề.
BS.CKI. Nguyễn Hữu Thái – Phó Trưởng Khoa Ngoại Tim Mạch – Can Thiệp Nội Mạch, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, đồng thời là BS tham gia thực hiện can thiệp cho bệnh nhân – chia sẻ, đây là một trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, nguy cơ cao, và tình trạng tắc mạch nghiêm trọng.
Video đang HOT
Động mạch cảnh là nhánh chính, lớn nuôi não nên việc tắc cấp hoàn toàn có thể gây tổn thương não không hồi phục, di chứng tàn phế suốt đời hoặc dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán đúng và cấp cứu kịp thời. Tái thông nhanh và hiệu quả là cơ sở chính của điều trị đột quỵ nhồi máu não.
Cụ ông K đang dần phục hồi sức khoẻ và sẽ sớm xuất viện
Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long là một trong những bệnh viện đầu tiên ở ĐBSCL áp dụng kỹ thuật can thiệp mạch máu não để lấy huyết khối.
Đây là một thành công trong điều trị tổn thương mạch máu não phức tạp bằng ứng dụng công nghệ tiên tiến của y học hiện đại, những tổn thương phức tạp của mạch máu não đã có thể được điều trị đạt hiệu quả và độ an toàn cao qua một ống thông đi từ động mạch đùi lên não, không cần phẫu thuật.
Liên tiếp cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ
Các bác sĩ trong tỉnh vừa liên tiếp cứu sống nhiều bệnh nhân bị đột quỵ nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân cách vận động sau điều trị. Ảnh: H.Dung
Đáng lưu ý, bên cạnh những bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh nền, còn có cả những bệnh nhân trẻ tuổi.
* Bệnh nhân hồi phục kỳ diệu
BS CKII Nguyễn Đình Quang, Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, bệnh nhân T.T.T., 68 tuổi, ngụ P.Trảng Dài (TP.Biên Hòa) sau hơn 1 ngày được cấp cứu, điều trị đã hồi phục kỳ diệu, tỉnh táo, sức cơ cải thiện gần như hoàn toàn.
Theo đó, sáng 28-2, bà T. được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cấp cứu trong tình trạng hôn mê, mạch và huyết áp đều không đo được. Các bác sĩ đánh giá tình trạng đột quỵ rất nặng. Đáng lưu ý, bệnh nhân có bệnh nền là bệnh hẹp van tim, rung nhĩ.
Lúc này, mặc dù mới 4 giờ sáng nhưng ê-kíp đột quỵ được khởi động ngay lập tức. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản để bảo vệ đường thở. Đồng thời, chụp MRI sọ não cho kết quả bệnh nhân bị tắc động mạch thân nền. Người nhà bệnh nhân cho biết, cách đây 4 năm, bà T. từng bị đột quỵ và hiện đang điều trị bằng thuốc kháng đông.
Để cứu sống bệnh nhân, các bác sĩ đã đồng thời thực hiện lấy huyết khối bằng dụng cụ mạch máu và sử dụng thuốc tiêu huyết khối. 45 phút sau khi được can thiệp, mạch máu của bệnh nhân đã được tái thông hoàn toàn.
Một bệnh nhân khác cũng kịp thời được cứu sống là anh T.C.Đ., 25 tuổi, ngụ xã Phước Thiền (H.Nhơn Trạch). Anh Đ. được chuyển lên từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành trong tình trạng hôn mê, đồng tử giãn, kích thích đau đáp ứng. Người thân cho biết, anh Đ. trước đó khỏe mạnh, không có bệnh nền, buổi tối hôm trước vẫn bình thường, đến sáng hôm nhập viện thì lơ mơ, không tỉnh.
Các bác sĩ đã chụp MRI sọ não và cho kết quả bệnh nhân bị tắc động mạch thân nền gây hôn mê. Các bác sĩ đã tiêm thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông, đồng thời lấy các mảng huyết khối bằng dụng cụ. Kết quả, bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn chỉ sau thời gian ngắn được cấp cứu. Chân tay đã cử động được, giao tiếp bình thường, đã được xuất viện.
Trong khi đó, các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark đã phối hợp cứu sống bệnh nhân M.V.N. (59 tuổi, ngụ P.Phước Tân, TP.Biên Hòa) bị đột quỵ tim cấp.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau ngực trái dữ dội kèm khó thở. Sau hội chẩn khẩn cấp, các bác sĩ đã chụp mạch vành cấp cứu cho bệnh nhân và phát hiện cả 3 mạch máu nuôi tim của bệnh nhân đều hẹp nghẽn. Trong đó, động mạch vành bên phải bị tắc hoàn toàn, nhánh động mạch gây ra nhồi máu cơ tim khiến cơ tim hoại tử.
Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark đã nhanh chóng phối hợp với các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM tiến hành tái thông mạch máu cho bệnh nhân bằng cách nong bóng đặt 2 stent phủ thuốc vào động mạch vành phải.
Kết quả, bệnh nhân hết đau ngực ngay sau đó và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại bệnh viện. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân khỏe dần, có thể đi lại và không còn đau ngực hay khó thở nữa.
* Đến bệnh viện càng sớm càng tốt
Theo BS CKII Nguyễn Đình Quang, tắc động mạch thân nền là một dạng của đột quỵ não. Mặc dù tỷ lệ mắc ít hơn so với các dạng khác nhưng mức độ nguy hiểm rất cao do động mạch thân nền là nơi nuôi sống thần kinh trung ương và các chức năng sống khác. Nếu hệ thần kinh trung ương bị tổn thương thì gần như bệnh nhân sẽ mất hết chức năng sống và dẫn đến tử vong.
Do đó, khi bản thân hoặc người thân phát hiện người nhà mình có những biểu hiện bất thường như: bỗng dưng mệt mỏi, méo miệng, nói khó, nói đớ, tay chân không cử động được, đau đầu, thị lực giảm, hôn mê..., cần ngay lập tức đến/đưa đến bệnh viện để được cấp cứu càng sớm càng tốt.
"Với bệnh nhân bị đột quỵ, thời gian chính là não. Mất thời gian đồng nghĩa với mất não, dẫn đến bệnh nhân tử vong hoặc bị các di chứng không mong muốn" - BS Quang nhấn mạnh.
Cũng theo các bác sĩ, thời gian gần đây, số trường hợp bệnh nhân bị bệnh đột quỵ có xu hướng tăng. Bên cạnh những đối tượng dễ mắc bệnh đột quỵ là người trên 55 tuổi, bị các bệnh nền còn có những bệnh nhân trẻ tuổi, khỏe mạnh.
Để phòng tránh bệnh đột quỵ, người dân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều loại rau, củ, quả, ngũ cốc, ăn nhiều thịt trắng, trứng, hạn chế ăn các loại thịt đỏ, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh; uống nhiều nước lọc, nước trái cây, hạn chế đồ uống có ga, chứa nhiều đường. Ngoài ra, cần tập thể dục hằng ngày, giữ ấm cơ thể nếu trời lạnh, thời điểm giao mùa; không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, khám sức khỏe định kỳ.
Bác sĩ Nhật khuyên ăn chuối để đào thải natri, hạ axit uric và ngăn ngừa đột quỵ Chuối không chỉ ngọt, ngon mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, chuối được người dân nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Các bác sĩ Nhật Bản chỉ ra rằng, chuối giàu kali không chỉ giúp bài tiết lượng muối dư thừa trong cơ thể, giúp máu lưu thông thuận lợi hơn, giảm nguy cơ tắc nghẽn...