Cần thay đổi suy nghĩ giáo dục thường xuyên kém hơn giáo dục phổ thông
Ngày 24-7, tại Hà Nội, Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo “Trường đại học với việc xây dựng và triển khai mô hình công dân học tập tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Dự hội thảo có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: TTXVN)
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nhấn mạnh, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động trực tiếp đến lực lượng lao động ở tất cả các lĩnh vực. Nếu không kịp thời nắm bắt và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chí “Công dân học tập” – là con người với những năng lực và phẩm chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nền kinh tế số, thì sẽ bị tụt hậu.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Doan, năm 2019, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam được 3,79 trên thang điểm 10. Đến nay, lực lượng lao động của Việt Nam là khoảng 55,16 triệu người, chiếm gần 59% dân số, song tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt khoảng 50% tổng lực lượng lao động của cả nước, gần 80% số người lao động từ 15 tuổi trở lên chưa có văn bằng, chứng chỉ đào tạo. Nhiều sinh viên ra trường chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động do thiếu năng lực sử dụng ngoại ngữ, thiếu năng động, sáng tạo và kiến thức thực tế.
Các đại biểu dự hội thảo cũng thống nhất với nhận định, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường chưa đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, trong đó có trách nhiệm của các trường đại học, trường nghề.
Ban tổ chức đã nhận được 64 bài viết gửi tham luận. Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về những điều kiện cần và đủ để trường đại học xây dựng và triển khai mô hình “Công dân học tập”; về việc đào tạo kỹ năng mềm trong mô hình “Công dân học tập”; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình “Công dân học tập” ở một số địa phương và trên thế giới…
Video đang HOT
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam điểm lại chặng đường thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó có sự đổi mới của giáo dục phổ thông, giáo dục đại học…
Tuy nhiên, sự đổi mới trong giáo dục thường xuyên chưa được mạnh mẽ, cần có sự chỉ đạo tập trung quyết liệt hơn, cần thay đổi suy nghĩ cho rằng giáo dục thường xuyên kém hơn giáo dục phổ thông, giáo dục đại học. Muốn vậy, cần tiếp tục đổi mới giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, phát huy sáng tạo của giáo viên, học sinh, từ đó hình thành thói quen học suốt đời, đồng thời, hệ thống giáo dục thường xuyên phải thay đổi không chỉ là nơi bổ túc văn hóa phổ thông mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu cho những người muốn học ở trình độ cao hơn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học Việt Nam, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và một số trường đại học thực hiện thí điểm cơ chế gắn kết với hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên, học tập cộng đồng tại một số địa phương để thay đổi quan niệm giáo dục thường xuyên là trình độ thấp, chất lượng kém thành chất lượng cao từ bậc phổ thông đến đại học.
Đề xuất tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh: Cần sớm triển khai
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Quyết định ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021, đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có quy định không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng (5-9).
Ngoài ra, thời gian học của cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông từ 37 tuần giảm xuống 35 tuần, nhằm tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên, học sinh. Nhiều ý kiến đồng tình với dự thảo quy định này và cho rằng, cần sớm triển khai.
Việc không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng sẽ giúp học sinh có nhiều thời gian tham gia hoạt động thể thao bổ ích dịp hè. Trong ảnh: Các em tuổi từ 4 đến 16 tham gia lớp võ Akido tại Trường Trung học phổ thông Đông Đô (quận Tây Hồ). Ảnh: Nguyễn Quang
Ông Nguyễn Đức Hòa, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ:
Học sinh sẽ được hưởng thời gian nghỉ hè bổ ích
Năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bám sát thực tế để điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học phù hợp, kịp thời đưa ra các giải pháp giúp học sinh vừa hoàn thành chương trình, kế hoạch năm học, vừa đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra ở mỗi lớp học về kiến thức, kỹ năng. Thực tế việc tổ chức dạy học theo hướng tinh giản nội dung chương trình thời gian qua cho thấy, các em đã bớt phải học nội dung kiến thức trùng lặp hoặc quá nặng.
Tôi mong rằng, năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để tinh giản nội dung dạy học ở tất cả các khối lớp cho phù hợp. Nếu làm được như vậy thì việc rút ngắn thời gian thực học của cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông sẽ chỉ còn 35 tuần như với cấp tiểu học là hoàn toàn khả thi. Với cách thức này, học sinh sẽ thực sự được hưởng thời gian nghỉ hè bổ ích.
Ông Vũ Đình Hà, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, quận Thanh Xuân:
Chủ trương cần thiết
Vài năm gần đây, học sinh thường phải đi học trước ngày khai giảng cả tháng, thời gian nghỉ hè ngắn lại và cảm giác háo hức ngày khai trường cũng khác. Nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng khi chủ trương giảm thời lượng thực học của học sinh cấp trung học phổ thông từ 37 tuần xuống 35 tuần, vì cho rằng ở cấp học này, nhất là các em lớp 12 cần được dành nhiều thời gian học để tham dự các kỳ thi đại học, cao đẳng.
Theo tôi, có rất nhiều giải pháp để bảo đảm kiến thức, kỹ năng cho học sinh, trong đó có việc tinh giản nội dung dạy học như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai và hy vọng sẽ tiếp tục thực hiện trong năm học 2020-2021. Sắp tới, khi Quy chế quản lý dạy học trực tuyến được ban hành thì sẽ có thêm một giải pháp tốt để học sinh phát huy năng lực học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Do đó, việc giảm tải chương trình học, tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh là chủ trương cần thiết.
Bà Vũ Thanh Hà, số nhà 35, ngách 73, tổ 1 phường Phú Lương, quận Hà Đông:
Cảm nhận ý nghĩa thiêng liêng của ngày khai trường
Việc tổ chức lễ khai giảng rồi mới bắt đầu chương trình học sẽ giúp giáo viên và học sinh cảm nhận đúng ý nghĩa thiêng liêng của ngày đầu tiên đến trường sau kỳ nghỉ hè. Cảm giác hồi hộp, háo hức khi bắt đầu năm học mới sẽ giúp học sinh hình thành thái độ học tập nghiêm túc và kỷ cương hơn.
Mặt khác, việc tăng thời gian nghỉ hè còn giúp nhà trường có điều kiện, thời gian chuẩn bị cho năm học mới một cách đầy đủ và nghiêm túc. Bên cạnh đó, tinh giản chương trình học giúp học sinh có thêm thời gian vui chơi, trau dồi kỹ năng sống; đồng thời tạo điều kiện cho các giáo viên có thêm thời gian nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng thầy trò cùng "chạy đua" với chương trình, dẫn đến nạn dạy thêm, học thêm, rất khó kiểm soát. Tôi cho rằng, cần sớm triển khai chủ trương này và sẽ thực hiện lâu dài trong các năm học sau.
Học sinh Nguyễn Hữu Hồng Duy, lớp 11D7 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy:
Tạo tiền đề để tự tin bước vào năm học mới
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian nghỉ hè muộn hơn 1 tháng, nhưng nếu được điều chỉnh thời gian năm học 2020-2021 bắt đầu từ ngày 5-9-2020 thì kỳ nghỉ hè năm nay của chúng em vẫn được bảo đảm.
Ngoài việc không phải đi học từ tháng 8 như mọi năm, em được biết năm nay các trường sẽ không tổ chức dạy thêm, học thêm trong dịp hè. Như vậy, những ngày nghỉ hè sẽ trọn vẹn. Hơn nữa, kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm nay yêu cầu tạo điều kiện cho học sinh được sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường như thư viện, nhà thể chất, sân vận động, bể bơi... để chúng em có thể vui chơi, giải trí, tập luyện... Nếu được như vậy, em sẽ hẹn các bạn cùng lớp đến trường sinh hoạt hè theo hội, nhóm để rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống... Em tin rằng, những hoạt động bổ ích trong những ngày hè sẽ là trải nghiệm thú vị, tạo tiền đề để chúng em thoải mái, tự tin bước vào năm học mới, cùng thi đua đạt kết quả cao nhất trong học tập.
Ủng hộ việc tựu trường trong ngày khai giảng 5-9 Bộ GD-ĐT đang xây dựng dự thảo quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo đó, sẽ tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 5-9. Tuy nhiên, điểm mới là các trường...