Cần thấu hiểu đặc thù trong công tác đào tạo nghệ thuật
Làm sao để học sinh ở các trường nghệ thuật đáp ứng được yêu cầu cả về chuyên môn cho tới văn hoá là mục đích cao nhất đối với tất cả các trường hiện nay.
Và vì vậy, sẽ rất cần một sự thấu hiểu, chia sẻ từ các Bộ, ngành liên quan để công tác đào tạo nghệ thuật đạt hiệu quả tốt nhất.
Dựa trên Thông báo số 76/TB-VPCP ngày 8/4/2021 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về cấp bằng tốt nghiệp THCS cho các học viên Học viện Múa Việt Nam và giảng dạy văn hóa THPT, với nội dung các cơ sở GDNN đã và đang tổ chức giảng dạy chương trình GDTX được tiếp tục thực hiện, 4 cơ sở đào tạo nghệ thuật của Bộ VHTTDL đã đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội cho phép chủ động đào tạo văn hóa phổ thông tại trường.
Tuy nhiên mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đã gửi công văn yêu cầu từ năm học 2021-2022, các trường này sẽ không được chủ trì thực hiện việc giảng dạy Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT.
Cần có cơ chế đặc thù trong đào tạo lĩnh vực nghệ thuật (ảnh minh họa)
Kết hợp giữa cơ sở đào tạo nghệ thuật với các trung tâm GDTX cần nghiên cứu kỹ
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có công văn số 2785/SGDĐT-GDTX-CN gửi: Học viện Múa Việt Nam, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam, yêu cầu các trường này phải phối hợp với các trung tâm GDNN – GDTX trên địa bàn tổ chức giảng dạy văn hóa cho học viên có nguyện vọng học Chương trình GDTX cấp THCS để xét tốt nghiệp THCS, cấp bằng tốt nghiệp THCS hoặc Chương trình GDTX cấp THPT để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, cấp bằng tốt nghiệp THPT. Yêu cầu từ năm học 2021-2022, các trường sẽ không được chủ trì thực hiện việc giảng dạy Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT. Công văn nêu: “Trung tâm GDNN – GDTX có trách nhiệm chủ trì thực hiện các khâu chọn, cử và phân công giáo viên; tổ chức thực hiện chương trình, kiểm tra, đánh giá, quản lý, lưu trữ hồ sơ, phê học bạ, cấp giấy chứng nhận hoàn thành Chương trình và thực hiện cấp văn bằng theo đúng quy định”.
Sáng 16/8, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã có cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Vụ Đào tạo và các cơ sở đào tạo nghệ thuật của Bộ VHTTDL về những vấn đề vướng mắc của các trường khi thực hiện quy định này.
Lãnh đạo Vụ Đào tạo và các trường nghệ thuật đã chia sẻ nỗi lo lắng khi đã sát với kỳ tuyển sinh mà lại nhận được yêu cầu từ phía Sở GD&ĐT Hà Nội, theo họ là không phù hợp với thực tế đào tạo năng khiếu nghệ thuật đặc thù hiện nay; yêu cầu này cũng làm xáo trộn cách thức đào tạo GDTX ở các trường.
Vụ trưởng Vụ Đào tạo Lê Anh Tuấn cho rằng, việc kết hợp giữa cơ sở đào tạo nghệ thuật với các trung tâm GDTX cần có sự nghiên cứu, bàn thảo cụ thể chứ không thể vội vàng. Quan trọng nhất vẫn phải là hiệu quả của chất lượng đào tạo. Làm sao để học sinh các trường nghệ thuật đảm bảo được kiến thức chuyên môn và văn hoá.
Video đang HOT
Hiện nay, kết hợp GDTX tại các trường nghệ thuật của Bộ vẫn đang được duy trì theo hướng mở và tùy theo điều kiện của từng trường, có trường có riêng một khoa văn hóa đáp ứng mọi tiêu chuẩn và thực hiện đào tạo hệ GDTX rất tốt nhiều năm qua; trường không có điều kiện thì kết hợp với các trung tâm GDTX trên địa bàn để phối hợp đào tạo văn hoá.
Theo ông Lê Anh Tuấn, các trường nhận được công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội cần có sự trao đổi cụ thể với phía Sở, làm sao thống nhất để có thể chủ động được trong việc xây dựng kế hoạch học tập, tận dụng được những điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất cũng như cách thức đào tạo để không làm xáo trộn việc học hành cũng như phương thức đào tạo của nhà trường.
Học sinh khối trường nghệ thuật thuộc diện hưởng trợ cấp của Nhà nước theo Đề án đào tạo các chuyên ngành khó tuyển sinh, nếu phối hợp với Trung tâm GDTX thì sẽ bị nâng cao học phí (ảnh minh họa)
Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Lê Anh Tuấn, Quyền Giám đốc Học viện Múa Việt Nam Trần Văn Hải, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam Ngô Lê Thắng đều cho rằng, nếu theo yêu cầu của Sở GD&ĐT Hà Nội, từ nay việc chủ trì, quản lý công tác dạy và học văn hóa của các cơ sở đào tạo nghệ thuật phải chuyển ra một trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác đào tạo của các trường. Hơn nữa, phải thực hiện triển khai việc liên kết đào tạo với trung tâm GDTX ngay vào tháng 9/2021 là không phù hợp thực tế.
Theo Luật Giáo dục 2019, chỉ có trung tâm GDTX, trung tâm GDNN mới có nhiệm vụ thực hiện chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT, như vậy thì theo luật, các trường nghệ thuật sẽ không có chức năng thực hiện giảng dạy chương trình GDTX.
Lý do các cơ sở đào tạo nghệ thuật đề nghị đó là cần một cơ chế đặc thù đào tạo GDTX đối với đào tạo năng khiếu nghệ thuật. Độ tuổi tuyển sinh ở các trường rất khác nhau, có trường phải thực hiện cả chế độ bảo mẫu đối với học sinh, nhằm đảm bảo cho các em được giáo dục toàn diện, được chăm sóc, quản lý chu đáo. Nếu liên kết với trung tâm thì việc tổ chức đưa đón, đảm bảo an toàn cho học sinh sẽ rất khó thực hiện, hoặc nếu thực hiện được thì sẽ phát sinh chi phí rất lớn cho nhà trường và phụ huynh học sinh trong khi học sinh đào tạo nghệ thuật đang thuộc diện hưởng trợ cấp của Nhà nước theo Đề án đào tạo các chuyên ngành khó tuyển sinh.
Một số trường như Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam… đều có một khoa Văn hóa hoặc khoa Kiến thức phổ thông. Các khoa này đáp ứng đủ điều kiện quy định đối với một trung tâm GDTX của Bộ GD&ĐT như: Tiêu chuẩn công tác quản lý, tiêu chuẩn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và trang thiết bị…
Ông Ngô Lê Thắng cho biết: “Việc giảng dạy chương trình GDTX của Trường Trung cấp Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam được đặt dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy và được cấp mã định danh trên hệ thống dữ liệu quốc gia. Đội ngũ giáo viên Khoa Văn hóa phổ thông của Trường được đào tạo chính quy, 100% giáo viên đều có trình độ đào tạo đại học và sau đại học. Cơ sở vật chất của Trường khang trang, sạch đẹp, được trang bị đầy đủ thiết bị, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy văn hóa ở tất cả các khối lớp. Đặc biệt, thời gian học văn hóa được sắp xếp hợp lý, hỗ trợ cho việc đào tạo, huấn luyện chuyên môn vào những khoảng thời gian nhất định trong năm để các em biểu diễn, thi đấu trong và ngoài nước hay phục vụ các nhiệm vụ chính trị… Trong nhiều năm qua, chất lượng đào tạo văn hóa phổ thông cho học sinh của Trường đều đạt kết quả tốt, thể hiện ở kết quả học tập lên lớp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT hằng năm rất cao. Năm học 2020-2021, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của Trường đạt 100%”.
Làm sao để học sinh ở các trường nghệ thuật đáp ứng được yêu cầu cả về chuyên môn cho tới văn hóa là mục đích cao nhất đối với tất cả các trường hiện nay (ảnh minh họa)
Cần thấu hiểu đặc thù trong công tác đào tạo nghệ thuật
Lãnh đạo của 4 cơ sở đào tạo nghệ thuật nhận được công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội đều có chung kiến nghị chờ Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể về vấn đề này và trong thời gian đó, xin được giữ nguyên mô hình đào tạo văn hóa hiện nay của từng trường. Đây không phải là lần đầu các cơ sở đào tạo nghệ thuật vấp phải những quy định chung của ngành giáo dục áp dụng cho mọi đối tượng. Đã nhiều lần Bộ VHTTDL cũng như các cơ sở đào tạo nghệ thuật có kiến nghị và có sự trao đổi, thống nhất để xác định tính đặc thù trong công tác đào tạo nhóm ngành nghệ thuật. Theo Chương trình khung giáo dục văn hóa thuộc nhóm ngành năng khiếu nghệ thuật thì các môn văn hóa được giảm đi và ưu tiên tập trung vào học chuyên môn, giúp học sinh, sinh viên có thời gian luyện tập, phát triển năng khiếu. Điều quan trọng là mỗi trường có thể chủ động lựa chọn phương thức học và đào tạo tại trường, nếu không có khoa văn hóa thì có thể kết hợp với một trung tâm GDTX để cùng đào tạo văn hóa cho học sinh.
Quyền Giám đốc Học viện Múa Việt Nam Trần Văn Hải cho rằng: “Lứa tuổi đào tạo, thời gian đào tạo, đặc thù của từng loại hình nghệ thuật… ở mỗi trường đều rất khác nhau, không thể theo công thức chung giống như đào tạo ở các ngành nghề khác trong xã hội. Đó là lý do các trường nghệ thuật rất mong được quyền tự chủ, lựa chọn hình thức đào tạo riêng. Với việc dạy và học văn hóa phổ thông, theo tôi, nên để mỗi cơ sở tự xây dựng đề án đào tạo để đảm bảo hoàn thành cả hai chương trình một cách hợp lý.
Trước những băn khoăn, lo lắng của lãnh đạo Vụ Đào tạo và các cơ sở đào tạo nghệ thuật, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho rằng, trước tiên các trường cần có văn bản và có sự trao đổi với Sở để làm rõ hơn về đặc thù trong công tác đào tạo nghệ thuật, làm rõ năng lực tổ chức giảng dạy giáo dục văn hóa phổ thông của mình. Đồng thời, đề nghị Sở cho phép được chủ động tổ chức giảng dạy chương trình GDPT, đề nghị cho phép được tiếp cận đầy đủ các phần mềm cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục, được tiếp cận các hướng dẫn về thi, kiểm tra văn hóa phổ thông hệ GDTX…
“Việc giảm tải các môn văn hóa, tăng cường các tiết học chuyên ngành của các cơ sở đào tạo năng khiếu nghệ thuật đã được sự thống nhất thành chủ trương, văn bản thực hiện nhiều năm nay là để hướng tới đào tạo nghệ sĩ tài năng cho nền nghệ thuật nước nhà. Làm sao để học sinh ở các trường nghệ thuật đáp ứng được yêu cầu cả về chuyên môn cho tới văn hóa là mục đích cao nhất đối với tất cả các trường hiện nay. Và vì vậy, sẽ rất cần một sự thấu hiểu, chia sẻ từ các Bộ, ngành liên quan để công tác đào tạo nghệ thuật đạt hiệu quả tốt nhất”, Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh.
Đánh giá về chất lượng đào tạo văn hóa phổ thông, Thứ trưởng nhận định, các cơ sở đào tạo nghệ thuật đã thực hiện nghiêm túc việc tổ chức giảng dạy chương trình GDPT theo đúng các quy định hiện hành về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, giáo trình, giáo án, quản lý học bạ, các quy định về xét và công nhận tốt nghiệp… Chất lượng đào tạo được đảm bảo với tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hằng năm rất cao./.
Hơn 300 học sinh trường Múa đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT?
Những học viên hoàn thành việc học và thi các môn văn hoá tại Học viện Múa Việt Nam có đủ điều kiện được cấp bằng THCS và THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT?
Tại buổi làm việc với bốn Bộ: Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Lao động Thương bình và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; Tư pháp vào chiều 6/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ ban ngành cùng bàn bạc, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến việc giảng dạy chương trình văn hoá giáo dục phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường nghề), trường nghệ thuật.
Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh 325 học sinh, phụ huynh Học viện Múa Việt Nam viết đơn kêu cứu. Sau 6,5 năm học văn hoá và chuyên môn ở trường nhưng kết quả các em nhận lại vẫn "4 không": Không cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp, không bằng cao đẳng liên thông, không bằng tốt nghiệp THCS, không bằng tốt nghiệp THPT.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các đại biểu thảo luận về việc cấp bằng tốt nghiệp THCS hay chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh của các trường nghệ thuật như Học viện Múa Việt Nam. Bởi đây là những trường có đặc thù đào tạo theo năng khiếu, tuyển học sinh từ nhỏ (bắt đầu từ lớp 6), học hết chương trình trung cấp, hoặc cao đẳng.
Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (cơ quan chủ quản của Học viện Múa Việt Nam) cho biết, thời gian qua, học sinh của trường vẫn được học văn hoá theo chương trình được Bộ GD&ĐT và Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định.
Do đó, phụ huynh và các học sinh đã hoàn thành chương trình trung cấp có nguyện vọng, mong muốn được cấp bằng tốt nghiệp THCS. Việc này Bộ GD&ĐT đã đồng ý. Hiện các Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT đang rà soát, kiến nghị phương án cấp bằng cụ thể, đúng theo thời điểm tốt nghiệp thực tế của học sinh.
Đại diện Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, những học sinh trường nghệ thuật đã hoàn thành chương trình đào tạo trung cấp, theo quy định sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nếu học bù thêm các môn văn hoá theo hướng dẫn của Bộ.
Riêng đối với Học viện Múa Việt Nam, Bộ GD&ĐT cho rằng, căn cứ vào báo cáo của trường và khẳng định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thì đã đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho các học sinh đã hoàn thành chương trình trung cấp, nhưng phải theo quy định của Luật Giáo dục. Những cơ sở có chức năng giáo dục thường xuyên sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Hiện Bộ GD&ĐT chỉ đạo Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề quận Cầu Giấy (Hà Nội) thực hiện việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh có nhu cầu.
Học viện Múa Việt Nam.
Ngày 31/3, 325 phụ huynh, học sinh từ K40 đến K43 đang học hệ trung cấp và sinh viên từ K2 đến K6 đang học hệ cao đẳng của Học viện Múa Việt Nam gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng, báo chí về vấn đề bằng cấp của trường.
Phụ huynh cho biết, từ năm 2012 đến nay, trường Cao đẳng Múa (nay là Học viện Múa Việt Nam) liên tục tuyển sinh các lớp cao đẳng liên thông ngành diễn viên múa, thời gian đào tạo 6,5 năm - lớp Nghệ thuật biểu diễn kịch múa và 4,5 năm - lớp Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc.
Sau khi nhập học, trường tổ chức cho các em học song song chương trình đào tạo văn hóa và các môn chuyên ngành múa trong trường. Việc đào tạo văn hóa ở bậc THCS tại Học viện Múa Việt Nam có đầy đủ các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, tiếng Anh, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Công nghệ; thiếu môn Thể dục và Âm nhạc.
Theo phụ huynh việc học được trường tổ chức học quy củ, có thời khóa biểu, có kiểm tra, có thi học kỳ và giấy báo điểm về cho phụ huynh học mỗi năm đều đặn. Học hết lớp 9, trường tổ chức cho các học sinh thi chuyển cấp từ THCS lên THPT với hai môn Văn, Toán. Còn sau khi học hết lớp 12, trường tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp THPT riêng với ba môn Văn, Sử, Địa.
Tuy nhiên, đến nay, tất cả các khoá học sinh từ năm 2017 đến nay đều không nhận được bất kỳ loại bằng tốt nghiệp nào từ bằng THCS, THPT, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng liên thông.
Cần có cơ chế riêng cho đào tạo nghệ thuật đặc thù Những ngày qua, vướng mắc liên quan 273 học viên nhập học hệ cao đẳng từ năm 2012 đến 2016 tại Học viện Múa Việt Nam không có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và trung cấp chuyên nghiệp đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Từ đây, vấn đề làm thế nào để...