Cẩn thận với những môn học ‘lạ lùng’ ở đại học
Không phải Triết học hay toán cao cấp khó nhằn mà những bộ môn có phần kỳ lạ như một tháng ‘học’ trong khu quân sự, ngày ngày mặc võ phục lên võ đường kẹp cổ, đánh quyền lúc sau lại thả hồn theo những giai điệu nhạc cụ dân tộc mới khiến sinh viên ĐH FPT ‘xoắn não’.
Trường ĐH FPT có lẽ là ngôi trường khác biệt khi đưa tất cả những môn học có phần ‘lạ lùng” như học kỳ quân sự, Vovinam, nhạc cụ dân tộc, nghệ thuật hình thể vào chương trình giảng dạy cho sinh viên, từ năm nhất.
Học kỳ quân sự
Vừa chân ướt chân ráo vào trường, ngay sau Lễ Khai giảng, sinh viên trường ĐH FPT lập tức ‘hành quân’ đến khu quân sự cách trường khoảng 40 km. Một tháng ăn, ngủ, nghỉ, học tập và rèn luyện như những người lính bắt đầu như thế. Mấy nghìn sinh viên đều ‘diện’ quần áo bộ đội, đội mũ tai bèo, dậy từ 5-6 giờ sáng tập thể dục theo đúng tác phong nhà binh.
Sau đó, tất cả lên giảng đường học. Buổi chiều của các bạn được bắt đầu bằng những giờ học thực tế như đội hình đội ngũ, tháo lắp súng… trên thao trường. Hết giờ học, sinh viên có những đêm hoà mình vào hoạt động văn hoá, nghệ thuật cây nhà lá vườn.
Học kỳ quân sự, môn học ‘khó nhằn’ nhưng để lại những kỷ niệm khó quên trong đời sinh viên ĐH FPT
Thách thức và đáng nhớ nhất với các bạn sinh viên này có lẽ là đêm hành quân kết thúc học kỳ quân sự. Tất cả khoác ba lô trên vai, hành quân từ tờ mờ sáng đến địa điểm cách ‘doanh trại’ khoảng 30 km. Nắng hay mưa, là nam hay nữ, tất cả đều phải vượt qua thử thách sức bền và tinh thần đồng đội này. Học kỳ quân sự để lại cho những tân sinh viên này bài học đầu tiên về phong cách sống, tính kỷ luật và cả những câu chuyện ‘nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò’ đáng nhớ trong suốt 1 tháng bên nhau.
Đánh võ, lên đai
Vào đại học được bonus thêm khả năng quyền cước và bộ võ phục bao ngầu
Giáo dục thể chất ở nhiều trường đại học thường là các môn chạy bền, bóng chuyền, bơi lội… nhưng ở trường Đại học FPT, Vovinam mới là môn giáo dục thể chất 100% sinh viên phải hoàn thành. Bước vào năm nhất, sinh viên khoác lên mình bộ võ phục xanh truyền thống của bộ môn, làm lễ nhập môn Vovinam và bước vào luyện tập những đường quyền cơ bản nhất. Nhiều sinh viên có tố chất còn được các thầy bộ môn và câu lạc bộ Vovinam bồi dưỡng, phát triển các kỹ thuật khó hơn như đối kháng, biểu diễn với đao hoặc côn.
Video đang HOT
Kỷ lục ‘Võ đường Vovinam lớn nhất Việt Nam’ do sinh viên ĐH FPT thiết lập năm 2018
Để ‘qua môn’, sinh viên cần đạt lam đai hai. Cứ ngỡ, võ vẽ qua môn là xong nhưng hoá ra, Vovinam trở thành đam mê của một số bạn sinh viên trong trường. Đến nỗi, trường có hẳn giải thi đấu Vovinam mang tên ‘Võ Việt tranh hùng đoạt Cóc Vương’. Nhiều sinh viên đại diện trường thi đấu đạt giải cao tại ‘Giải vô địch Vovinam học sinh sinh viên toàn quốc’. Năm 2018, hơn 7.000 nghìn sinh viên cùng đồng diễn Vovinam, thiết lập kỷ lục ‘Võ đường Vovinam lớn nhất Việt Nam’ tại các cơ sở ĐH FPT toàn quốc.
Chơi nhạc cụ dân tộc
Không phải chỉ trong phim cổ trang mới có cảnh các tiên đồng ngọc nữ gảy đàn tranh, ở Đại học FPT sinh viên nào cũng có khả năng chọn học lớp đàn Tranh này
Có lẽ, ít có Lễ Khai giảng, Lễ Tốt nghiệp ở trường đại học nào mà tiết mục nhạc cụ dân tộc do sinh viên biểu diễn đã trở thành truyền thống không thể thiếu như ở trường ĐH FPT.
Từ năm nhất, sinh viên đã có bộ môn nhạc cụ dân tộc trong chương trình chính khoá. Với các loại: sáo trúc, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tranh, đàn bầu, trống, sinh viên có thể lựa chọn nhạc cụ mình yêu thích để theo học. Mỗi lớp học có tối đa 15 sinh viên. Mỗi môn học gồm 60 tiết chia làm 30 buổi theo khung chương trình của trường ĐH này. Sinh viên trường cũng có hẳn câu lạc bộ nhạc cụ dân tộc, cùng nhau đàn hát ở nhiều sự kiện, hoạt động ngoại khoá.
Nam sinh ĐH FPT tập gảy những nốt đầu tiên với cây đàn Nguyệt cổ truyền
Sau khi hoàn thành bộ môn này ở trường, các bạn sinh viên sẽ có kiến thức cơ bản về nhạc cụ và âm nhạc truyền thống. Kỳ vọng của trường là dù đi đến đâu, các em sinh viên cũng giữ trong mình một tiếng đàn bầu, đàn tranh… để luôn tự hào mình là người Việt Nam. Sinh viên của trường, cũng có thể trở thành ‘đại sứ’ lan toả niềm tự hào này đến giới trẻ nói chung.
Học nghệ thuật hình thể
Một giờ học nghệ thuật hình thể của sinh viên ĐH FPT
Dù không phải là trường đại học đào tạo nghệ thuật nhưng ĐH FPT lại có những lớp học dạy các loại hình nghệ thuật từ kịch hình thể, sân khấu ngẫu hứng tới kịch câm, thu hút nhiều sinh viên tham gia. Hoạt động này là một mảng trong chương trình PDP (Personal Development Program – Phát triển cá nhân) của trường. Tuy nhiên, không chỉ chờ đến khi có khóa học định kỳ, sinh viên ở đây còn thường xuyên tự tổ chức lớp học, workshop nghệ thuật từ kịch hình thể, sân khấu ngẫu hứng tới kịch câm, mời diễn giả là những anh chị nghệ sĩ có nhiều kinh nghiệm diễn xuất trong từng thể loại đến chia sẻ và hướng dẫn các bạn làm quen với các bộ môn này.
Kịch hình thể, sân khấu ứng dụng hay kịch câm khó với sinh viên các trường nghệ thuật và càng không đơn giản với sinh viên ĐH FPT. Nhưng, ‘những bài học nghệ thuật giúp các bạn sinh viên giải phóng bản thân, giải phóng cảm xúc, học cách bày tỏ và thể hiện cá tính của mình. Qua đó, các bạn học cách kết nối với những người xung quanh, với cuộc sống và chấp nhận khác biệt.’ anh Hồ Ngọc Bảo Khiêm (Chuyên gia Nghệ thuật ứng dụng và kịch ứng tác tại ĐH FPT) chia sẻ.
Ở ĐH FPT, sinh viên được học những môn học ‘lạ lùng’ trên ngay từ năm đầu. Những bộ môn này trở thành điểm khác biệt trong chương trình đào tạo của ĐH FPT so với các trường ĐH khác đồng thời trở thành trải nghiệm học tập lý thú, mới lạ với các bạn trẻ tại đây.
Năm 2020, Trường ĐH FPT dự kiến tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành), CNTT (Kỹ Thuật Phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, IoT, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số, Hệ thống thông tin, Hệ thống ô tô và điều khiển), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ĐH FPT khi:
- Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm);
- Hoặc: Điểm hoc ba thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn)
Dự kiến 800 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo toàn phần và bán phần tối đa 100% học phí trong suốt quá trình học sẽ được trao cho các thí sinh có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi Học sinh giỏi, năng khiếu, kì thi THPT Quốc Gia và thi học bổng của trường.
Phương án thi tuyển sinh: Xoay không kịp với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT?
Từ năm 2015, tuyển sinh của các trường ĐH phần lớn phụ thuộc vào kỳ thi THPT quốc gia. Năm nay, chỉ còn kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh tự chủ ĐH nên bản thân Bộ GD&ĐT và các trường đều rất lúng túng. Các trường ĐH đang "ngồi chờ" nhất cử nhất động mọi động thái chính sách từ phía Bộ GD&ĐT.
Các trường ĐH phải được tự chủ tuyển sinh Ảnh: Như Ý
Án binh bất động
So với phiên bản đầu tiên Bộ GD&ĐT công bố ngày 20/1, phiên bản dự thảo mới Quy chế tuyển sinh đang được lấy ý kiến các trường có một điều chỉnh quan trọng là Điều 12 của Quy chế quy định về bảo đảm chất lượng với các kỳ thi do các trường tổ chức riêng.
Năm 2020, nhiều trường ĐH dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh như: ĐH Quốc gia TP.HCM, trường ĐH Công nghệ TP.HCM, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Bách khoa Hà Nội... Trong số này nhiều trường đã tổ chức kỳ thi này nhiều năm trước đó cũng cho biết khó thực hiện trong năm nay nếu dự thảo này được thực thi. Trong các tiêu chí để thực hiện kỳ thi riêng, yếu tố nhân lực để thực hiện kỳ thi khiến đại diện các trường băn khoăn nhất.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, chia sẻ khi đọc Điều 12 dự thảo Quy chế tuyển sinh, thực sự không hiểu Bộ GD&ĐT muốn gì ở các trường! Bộ vẫn đặt yêu cầu tự chủ với các trường ĐH, thể hiện sự khích lệ các trường có phương án tuyển sinh riêng phù hợp với ngành nghề đào tạo của từng trường. Nhưng mặt khác, Bộ GD&ĐT lại liên tục tung ra những thông tin không chính thức có tính chất làm nhụt ý chí tự chủ tuyển sinh của các trường.
Chính vì vậy, do Quy chế chưa chốt nên một số trường "án binh bất động", dừng việc đưa ra thông báo mới cho đến khi có quy chế chính thức. Đáng chú ý nhất là nhóm trường an ninh, quốc phòng. Đây là những trường thu hút sự quan tâm của những thí sinh top đầu nhưng đến giờ, chưa có bất kỳ một động thái nào liên quan đến tuyển sinh kể từ khi Bộ GD&ĐT công bố thay đổi tính chất của kỳ thi THPT quốc gia. Các trường ĐH y dược dù đã tổ chức họp trực tuyến ngay sau khi có thay đổi về thi THPT để bàn phương án tuyển sinh nhưng đến giờ, vẫn chưa thể đưa ra đề xuất nào.
Nên cắt giảm yêu cầu chuẩn hóa
Chiều qua, 7/5, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết trên cơ sở thực hiện phương án thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh lại một số điều trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2020 cho phù hợp. Tinh thần của Quy chế là hạn chế tối đa thay đổi, giữ ổn định như 2019, tạo thuận lợi nhất cho các trường và thí sinh trong công tác tuyển sinh; tôn trọng quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo theo như quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH), nhưng phải đảm bảo chất lượng tuyển sinh, an toàn, công khai và minh bạch.
Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc khẳng định việc Quy chế tuyển sinh 2020 bổ sung các điều kiện quy định với những trường muốn tổ chức tuyển sinh riêng là nhằm tăng cường công cụ quản lý nhà nước để đảm bảo các kỳ thi riêng diễn ra nghiêm túc, minh bạch, đúng quy định, và đảm bảo chất lượng. Để tổ chức một kỳ thi tuyển sinh, các trường ĐH phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự (bộ phận chuyên trách khảo thí có trình độ, kinh nghiệm), cơ sở hạ tầng (phòng ốc, máy tính, phần mềm...),...đây là những điều kiện căn bản, tối thiểu để tổ chức tuyển sinh thành công, chất lượng.
Đây cũng là những quy định cần thiết khi tổ chức một kỳ thi để đảm bảo quyền lợi của các thí sinh, đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các cơ sở giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh một số điều kiện để tổ chức thi riêng theo hướng giảm bớt để phù hợp với năng lực của các cơ sở đào tạo, phù hợp với điều kiện, mục tiêu tuyển sinh năm nay đồng thời đảm bảo tính khả thi của quy chế.
Cụ thể, Quy chế quy định cơ sở đào tạo ĐH muốn tổ chức thi riêng cần đáp ứng các điều kiện sau: Có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh; Bảo đảm nhân lực đáp ứng các yêu cầu về năng lực quản lý và chuyên môn để tổ chức tốt kỳ thi riêng; Có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/hoặc tự luận đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi; Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với quy mô, hình thức tổ chức thi...
Một chuyên gia giáo dục độc lập, TS. Đỗ Thị Ngọc Quyên cho rằng, Điều 12 của dự thảo này là một quy định có ý làm khó các trường. Đặc biệt là trong khoảng thời gian rất ngắn, hầu như các trường sẽ không thể đáp ứng yêu cầu.
"Chính bài thi tốt nghiệp THPT mới là bài thi cần phải chuẩn hóa? Không biết Bộ có chuẩn hóa các đề thi của kỳ thi này như yêu cầu của Điều 12?". - Tiến sĩ Đỗ Thị Ngọc Quyên
Dự thảo Quy chế tuyển sinh 2020: Làm khó các trường đại học! Theo các chuyên gia, Bộ GD-ĐT đặt ra các điều kiện ngặt nghèo với các trường thi tuyển riêng như trong dự thảo quy chế tuyển sinh phiên bản mới nhất là 'làm khó nhau', thay vì mong các trường tổ chức những kỳ thi chất lượng. Học sinh lớp 12 trở lại trường học sau kỳ nghỉ dài vì dịch Covid-19 -...