Cẩn thận với 6 căn bệnh tiềm ẩn khi bạn tiêu thụ quá nhiều vitamin C
Vitamin C thật sự rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng vitamin C và càng không nên uống nó hàng ngày trong thời gian dài.
Vitamin C (axit ascorbic) là một loại vitamin hòa tan trong nước, rất cần thiết cho cơ thể để hình thành collagen trong xương, sụn, cơ và các mạch máu, cũng như hỗ trợ cơ thể trong việc hấp thụ chất sắt. Hơn nữa, vitamin C còn giữ cho làn da mềm mại, phục hồi các mô và chữa lành vết thương.
Vitamin C thường có nhiều trong các loại trái cây có múi. Mỗi ngày, cơ thể chỉ nên hấp thu tối đa lượng vitamin C từ 50 – 70mg đối với người lớn và 40mg đối với trẻ em. Nếu bạn sử dụng quá mức thì lượng vitamin C dư thừa có thể gây ra nhiều phản ứng tai hại cho cơ thể. Dưới đây là một số căn bệnh tiềm ẩn dễ xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều vitamin C vào cơ thể.
Các vấn đề về đường tiêu hóa
Đây là phản ứng phổ biến nhất của việc bổ sung quá nhiều vitamin C, đặc biệt là khi bạn uống vitamin C vào lúc dạ dày trống rỗng do quá trình thẩm thấu của vitamin trong đường tiêu hóa. Đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy rất dễ xảy ra khi vitamin C không được hấp thụ đúng cách. Vấn đề này có thể được giải quyết khi bạn giảm liều lượng tiêu thụ vitamin C hoặc tạm thời dừng sử dụng nó.
Các hợp chất của sỏi thận gọi là oxalate, được tạo ra khi vitamin C chuyển hóa. Oxalate này được bài tiết trong nước tiểu. Tuy nhiên, oxalate ở mức cao có thể kết hợp với canxi trong máu gây ra sỏi thận. Đây là khuyến cáo để những người có tiền sử gặp các vấn đề về thận như sỏi thận nên tránh xa việc bổ sung vitamin C liều cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống hơn 1000mg vitamin C có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn so với những người chỉ uống 70mg mỗi ngày.
Video đang HOT
Một trong những đặc tính tuyệt vời của vitamin C là có thể làm tăng khả năng hấp thu chất sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, nó có thể trở thành vấn đề đối với những bệnh nhân bị bệnh hemochromat (thừa sắt) di truyền.
Vitamin C có các đặc tính chống oxy hóa,đây là yếu tố giúp ngăn ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh tật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung vitamin C cao có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, đặc biệt với những người đã có nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn.
Nghiên cứu cho thấy rằng, phụ nữ thời kỳ mãn kinh hay người mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ khoảng 300mg vitamin C sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, dữ liệu này chỉ dựa trên một số nghiên cứu và chưa có cơ sở vững chắc.
Trong một nghiên cứu với các đối tượng khỏe mạnh, vitamin C được dùng hàng ngày trong khoảng 6 tuần. Với liều 500mg mỗi ngày, thiệt hại oxy hóa đã được xác định. Một vài nghiên cứu đã cho thấy, xu hướng pro-oxidant của vitamin C, đặc biệt khi dùng ở liều lượng cao. Dựa trên điều này, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, vitamin C có thể gây tổn hại và thay đổi DNA, thậm chí có thể dẫn đến các bệnh đe dọa tính mạng như ung thư. Với các đối tượng dùng liều dưới 500mg sẽ không gặp phải tình trạng này.
Gây loãng máu
Vitamin C được kết luận là có thể gây ra phản ứng bất lợi với một số loại thuốc. Vitamin C ở liều cao có thể gây ra sự tắc nghẽn chức năng loãng máu của các thuốc chống đông máu.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng những người đã uống thuốc có tác dụng chống đông máu không nên dùng nhiều hơn 1gr vitamin C mỗi ngày. Ngoài ra, trong những trường hợp như vậy cần phải theo dõi thường xuyên cơ chế đông máu và lượng vitamin C trong cơ thể người đó.
Vitamin C liều cao cũng gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Với kết quả thử nghiệm bilirubin huyết thanh và creatinin huyết thanh, sự hiện diện vitamin C với số lượng cao đã cho thấy sự can thiệp, dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác.
Lượng vitamin C cao có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm đường trong máu. Trong trường hợp bạn được yêu cầu nên xét nghiệm máu, hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng thuốc bổ sung vitamin C.
Nguồn: Boldsky
Quýt và cam, trái nào tốt hơn cho sức khỏe?
Quýt và cam có phẩm chất tương tự vì chúng cùng họ trái cây có múi. Tuy nhiên, cam có nguồn gốc ở châu Á, trong khi quýt có nguồn gốc ở Florida (Mỹ).
Quýt nhiều vitamin A hơn cam, nhưng cam nhiều vitamin C hơn quýt - SHUTTERSTOCK
Theo Healthline, quýt có hàm lượng nước cao (85%), bao gồm chủ yếu là carbs (4% giá trị hằng ngày) và hầu như không có chất béo.
Tương tự như vậy, cam có hàm lượng nước cao (87%), bao gồm chủ yếu là carbs (4% giá trị hằng ngày) và hầu như không có chất béo.
Nhìn chung, quýt và cam có chất dinh dưỡng tương tự. Tuy nhiên, quýt có xu hướng có lượng calo cao hơn một chút cho mỗi khẩu phần. Chúng cũng chứa thêm vài gram carb.
Một sự khác biệt đáng chú ý giữa chất dinh dưỡng của quýt so với cam là cam có nhiều hơn gấp đôi lượng vitamin C. Vitamin C là một chất chống ô xy hóa mạnh mẽ giúp hỗ trợ các mô liên kết bao gồm da, mạch máu và xương.
Cam cũng có nhiều chất xơ hơn quýt nên là nguồn cung cấp carbohydrate có lợi.
Cả quýt và cam cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt, bao gồm kali, thiamin và folate. Cả hai đều là trái cây có thể bổ sung dinh dưỡng, ít calo cho chế độ ăn uống của bạn.
Tuy nhiên, quýt chứa nhiều vitamin A hơn cam, mặc dù cam có hàm lượng calo thấp hơn và giàu vitamin C và chất xơ hơn. Cả hai đều là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm thiamin, folate và kali.
Vì vậy, tùy vào nhu cầu bổ sung dinh dưỡng của từng người mà lựa chọn ăn cam hay quýt.
Theo thanhnien.vn
Sự khác biệt giữa CAM và QUÝT Bạn có biết sự khác biệt giữa quýt và cam không? Cả hai loại này đều là họ trái cây có múi và thường bị nhầm lẫn với nhau. Chúng chứa nhiều loại chất dinh dưỡng, có lượng calo thấp và có vị ngọt. Mặc dù cam và quýt có liên quan chặt chẽ, nhưng chúng thực sự là hai loại trái cây...