Cận Tết sinh viên kéo nhau đi làm thêm
Phải giải quyết làm sao với vài trường hợp hoàn cảnh khó khăn, tiền ăn không đủ nói chi mua vé về quê ăn Tết với gia đình. Và rồi giải pháp đi làm ngày Tết mới có thể “cứu nguy” mà thôi!
Không muốn những vẫn phải “cam”
Là một sinh viên loại khá, chăm ngoan của trường, Minh Khôi (Sv trường NT TPHCM) đành phải trốn học rồi đi bán nón bảo hiểm ở các góc ngã tư để kiếm thêm chút tiền về Tết năm nay.
Khôi tâm sự:”mình chỉ là một sinh viên bình thường từ dưới Vĩnh Long lên thành phố học. Ở nhà ngoài làm nông, nên khi lên tới thành thị ngoài chuyện học hành, thì mình chưa bao giờ thử buôn bán hay kiếm tiền gì cả. Ngặt cái cứ ngửa tay xin tiền bố mẹ mãi rồi xài cũng hết. Nên năm nay tớ quyết kiếm thêm ít tiền mua vé xe về nhà.
Tuy buôn bán thế này lời lóm bao nhiêu… Có khi còn bị mấy anh trật tự đuổi rượt, hay tịch thu đồ. Nhưng rồi biết làm sao… không bán cho hết thì biết tìm tiền đâu về quê.”
Hầu hết bạn sinh viên nào cũng muốn được đi làm dịp Tết. (Ảnh minh họa)
Cực khổ như thế, nhiều lúc còn phải bỏ mất vài tiết học trên trường vì tranh thủ khách đông là nấn ná lại bán cho hết hàng. Khôi cũng nói rằng mặc dù có tiết bị bỏ dỡ, nhưng chưa bao giờ bạn ấy bị mất hay thiếu bài vở. Khôi phải chịu cực hơn bạn bè bình thường là ngày hôm sau phải mượn cho bằng được tập vở của mấy đứa bạn trong lớp chép lại. Xong thì “hối lộ” thêm vài ly trà sữa để chúng nó giảng bài cho nghe… Thế đấy, tuy cực mà cũng rất thú vị.
Cuối năm là luôn cần… sinh viên
Hiểu được tâm lý này, các cửa hàng, shop thời trang, quán ăn, quán nước… đều đồng loạt treo bảng “cần tuyển nhân viên bán hàng cận Tết”. Mà mức lương trả cho mỗi người theo ca chỉ có vài chục nghìn, không bao cơm, làm xong đến giờ dọn hàng là phải đi về. Ấy nên chia ra mỗi tháng thu nhập cao nhất của mỗi sinh viên làm thêm dịp Tết ở các cửa hàng chỉ vài trăm hay một triệu là cao.
Video đang HOT
Cực khổ, vất vả từ sáng đến chiều, từ chiều đến tối mịt như thế nhưng nhiều bạn vẫn cố gắng tranh thủ từng giờ để đi làm.
Thảo Trang (Sv trường cao đẳng QT) đã bắt đầu đi làm hơn một tuần nay tại một cửa hàng thời trang trên đường Nguyễn Trãi. Cứ sáng đi học, chiều tối lại chạy ù như “tên bay” đến nơi làm việc.
Công việc ở đây cũng không mấy cực, chiều đến Trang có trách nhiệm kiểm hàng, đứng bán, phục vụ khách cho đến 10h là có thể ra về. Có hôm trường thêm tiết kéo sang buổi chiều là Trang phải đành xin vắng trực để đến trường ôn tập, thành ra có mấy lần Trang bị bà chủ mắng và muốn đuổi việc. Mà cận Tết thế này, sinh viên nhiều, việc làm có khi phải xếp hàng để đợi mà còn bị đuổi thì biết đến bao giờ mới tới phiên mình.
Thế là Trang đành ngậm ngùi học thêm vào buổi tối để tránh mất kiến thức. Có mấy lần thầy cô biết làm việc vất vả, nên cũng nhiệt tình giảng lại bài cho Trang. Thế nên tuy đi làm nhưng Trang vẫn đảm bảo chất lượng bài tập trên lớp.
Có vẻ như là trào lưu
Các bạn cũng đừng vì thế mà chểnh mảng việc học nhé.
Dần dần sinh viên lại xem làm thêm ngày Tết như là chuyện hiển nhiên vậy. Có bạn vẫn muốn đi làm dù chẳng cần phải về quê hay chi tiêu món nào đó. Chỉ đơn giản là các bạn ấy muốn được như mọi người, được đi làm, được giống bạn bè, giống cuộc sống của một sinh viên.
Có bạn chấp nhận học miệt mài cả buổi tối để đi làm thêm, do thấy đi làm cũng rất vui, và vất vả thì mới được gọi là sinh viên thật sự.
Nếu bạn cũng đang có kế hoạch đi làm ngày Tết, thì nhất định phải biết thu xếp công việc sao thật hợp lý, chứ đừng mải làm mà bỏ quên bải vở thì chẳng hay ho gì đâu nhá.
Theo PLXH
Tiệm gội đầu bội thu nhờ... trời rét
Cận Tết, cộng với thời tiết giá rét khiến các cửa hàng cắt tóc, gội đầu lượng khách luôn quá tải.
Mệt phờ vì... khách quá tải
Vừa là dịp cuối năm và cũng là dịp trời lạnh nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ lên cao nên hầu hết quán cắt tóc, gội đầu trong nội thành Hà Nội đều trở nên đông khách, nhiều quán còn treo biển quảng cáo gấp rút tuyển thêm người.
Chị Vân tại cửa hiệu cắt tóc Ngọc Vân (phố Chính Kinh, Hà Nội) hớn hở khoe, 10 ngày trở lại đây công việc của chị "bận tối mắt, tối mũi", có hôm 12 giờ đêm mới đóng cửa. Người cắt, người uốn, người gội đầu luôn tấp nập. Vào thời tiết "lạnh như cắt da, cắt thịt" thế này, lượng khách đến gội đầu bỗng chốc tăng đột biến.
10 ngày trở lại đây công việc của chị em cắt tóc, gội đầu "bận tối mắt, tối mũi", có hôm, cửa hàng 12 giờ đêm mới đóng cửa.
Về mùa hè hay những ngày ấm áp cửa hàng chỉ có khoảng 10 đến 15 người đến gội đầu. Mấy ngày lạnh gần đây có hôm lên đến 30 người tập trung chủ yếu vào lúc 5 giờ chiều trở đi. Chị cho biết: Giá cả so với trước đó thì không thay đổi. Gội đầu tóc ngắn là 17 nghìn đồng/lượt, tóc dài là 20 nghìn đồng/lượt, còn tóc uốn 25 nghìn đồng/lượt. Chị giải thích vì tóc uốn khi sấy còn phải tạo kiểu cho khách.
Thời tiết giá rét nhưng không ai dám lên giá vì phần lớn là khách quen và hơn nữa riêng doanh số tăng cao đã đem đến một nguồn thu lớn.
Cùng chung ý kiến của chị Vân, chị Thu Hoài tiệm cắt tóc Thu Hoài (phố Định Công, Hà Nội) cho biết, tiệm của chị bình thường chỉ đun than tổ ong lấy nước ấm gội cho khách. Mấy ngày gần đây khách đông hơn nên chị phải sắm hẳn cái bình nóng lạnh để phụ thêm. Không chỉ có riêng khách gội đầu mà còn khách nhuộm, ép... cũng cần gội.
Thêm vào đó, chị Hằng chủ tiệm Diệp hair trên phố Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy, HN) cũng cảm thấy mệt nhoài vì ngày nào khách cũng làm tóc đến khuya. Khách đến gội tăng đột biến. Giá gội đầu nữ là 30 nghìn đồng/lượt, trong khi, năm ngoái giá này chỉ là 20 nghìn đồng. Chị cho biết các dịch vụ như nhuộm, hấp, ép, uốn tăng giá khoảng 30% so với năm ngoái và tùy vào tóc của từng người. Mặc dù khách đông nhưng hầu hết các quán đều không dám từ chối vì phần lớn là khách ruột và quảng cáo cho tiệm mình.
Khan thợ làm đầu vào mùa Tết
Dạo qua một vòng các đường phố của Hà Nội rất nhiều cửa tiệm treo biển tuyển nhân viên, thợ phụ nhưng công việc tuyển chọn cũng không hề đơn giản.
Chị Thủy, chủ một tiệm cắt tóc trên phố Tân Mai, Hà Nội cho biết: Năm nào vào mùa đông chị cũng phải tuyển thêm người, năm nay dù đã tuyển thêm 2 người và chị nhưng vẫn không đủ phải tuyển thêm thợ phụ nữa. Cả tiệm nhà chị có đến 3 bàn gội nhưng về chiều thì lúc nào cũng trở nên quá tải.
Nhiều cửa tiệm gội đầu treo biển quảng cáo tìm người vào mùa Tết.
Chị Thu (chủ tiệm Thu Hoài) Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội than thở: Chị đã treo biển tuyển thêm thợ phụ và nhờ bạn bè giới thiệu đã hai tuần rồi mà vẫn chưa tìm được người. Tìm thợ cắt tóc màu này khó lắm, thợ gội thì đơn giản như người có tay nghề thì hơi lâu.
Khi lượng khách trở nên quá tải nhiều khi chị phải từ chối để khách đi tiệm khác. Giáp tết càng khó tìm người, chị đành phải về quê thuê một thợ lên với giá 4 triệu đồng trong tháng Tết. Chị còn may mắn hơn khi nhiều "đồng nghiệp" của chị còn không tìm được người.
"Trong nghề quen rồi nên ngồi không thì lạnh lắm mà phải luôn chân, luôn tay để cho ấm người. Gội đầu đã có nước ấm nên làm nhiều cũng quen mà không thấy buốt tay" - chị Thu tâm sự.
Anh Cương, chủ một salon trên phố Hoàng Hoa Thám cho biết nếu muốn tìm thợ thì phải tìm từ tháng 9. Vì vào mùa hè hầu hết các quán cắt tóc gội đầu đều không có nhiều người đến làm các dịch vụ như ép, uốn, gội nên họ trả nhân viên và đến mùa lại tuyển vì thế rất khó tìm được người.
Anh Tuấn, thợ cắt tóc tại xóm 2 Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: Anh phải thuê thợ theo giờ vì không có người làm. Trong khi đó giá các dịch vụ vào tết vẫn không tăng được vì phần lớn là khách quen họ còn đến và đi nhiều lần. Gội đầu ở tiệm anh là 15 nghìn đồng/lượt. Với phương trâm lạnh vẫn phải gội sạch để còn giữ khách.
Theo VTC
Đắng lòng "kiếp" sinh viên không có Tết Đón Tết xa nhà cũng bát mì tôm (Ảnh minh họa) Tết đến, xuân về, ai cũng muốn về với gia đình. Song, đối với những sinh viên nghèo, các em phải ngậm ngùi đón Tết xa nhà để kiếm tiền lo cho việc học của mình trong năm mới. Vừa học ôn, vừa thi, vừa kiếm tiến Cuối năm, hầu như công...