Cận Tết, sinh viên đổ xô đi cầm đồ
Càng gần dịp cuối năm, hoạt động của những hiệu cầm đồ vây quanh các trường ĐH, CĐ ở Hà Nội lại được dịp “ nóng” hơn bao giờ hết. Với không ít sinh viên, chuyện cầm đồ dường như đã trở thành “chuyện cơm bữa”.
“Cơn lốc” cắm thẻ sinh viên
Ở khu vực gần các trường CĐ, ĐH, ký túc xá, khu trọ sinh viên… luôn có tới không dưới chục quán cầm đồ, cắm thẻ sẵn sàng phục vụ sinh viên. Đủ thứ trên đời từ máy tính, máy ảnh, xe máy, điện thoại đến xe đạp, đồng hồ đeo tay… được đem ra ngã giá. Tình trạng cắm thẻ sinh viên ở đây diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, tùy thuộc vào “đẳng cấp” của từng trường sinh viên theo học mà “hàng” có giá trị khác nhau. Cũng từ đây, các “đại bản doanh” cầm đồ của sinh viên được hình thành.
Cầm đồ – cách vay tiền nhanh chóng với “thủ tục” đơn giản đang “hút” nhiều sinh viên.
Có những quán hoạt động không chuyên, núp bóng dưới hình thức là những quán hàng nước ven cổng trường nhưng “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” những sinh viên cần tiền. Chiếm đa số là những quán hoạt động chuyên nghiệp với biển hiệu cầm đồ công khai.
“Ở đây chuyện cắm kí là bình thường ấy mà anh, ra khỏi nhà thì quán cầm đồ, cho vay nặng lãi đã đập vào mắt mình rồi. Càng về những phía có nhiều sinh viên thuê trọ thì càng nhiều quán ấy anh ạ”. Văn Tùng (sinh viên Đại học Kiến Trúc ) chia sẻ.
Theo chủ một cửa tiệm thì hiệu cầm đồ “vào mùa” ở những thời điểm như sắp kết thúc học kì, mùa bóng đá, Tết nhất nhậu nhẹt vui chơi nhiều và đối tượng đến cầm đồ đông nhất chính là sinh viên. Các hiệu cầm đồ đã tính toán kỹ lưỡng, họ chỉ “ưu tiên” học sinh, sinh viên bởi lẽ những đối tượng này còn có “tóc mà nắm”, chứ không chấp nhận cầm giấy tờ cá nhân của những người lao động tự do.
Lãi suất cho mỗi ngày cắm thẻ thường là 1%/ngày. Nếu quá hạn mà không thấy “khổ chủ” đến trả lãi thì sẽ có tên “danh dự” trong sổ đen gửi về phòng đào tạo của trường để nhắc nhở.
Giấy cho vay tiền đã được in sẵn, đóng thành tập và chỉ cần ghi vài dòng cần thiết là xong thủ tục.
Thuyết ( Sinh viên ĐH Mỏ – Địa chất) là một “chuyên gia” “cắm” thẻ cho biết: “Sở dĩ các cửa hàng cầm đồ thích nhận thẻ sinh viên bởi tấm thẻ này rất quan trọng. Không có nó, sinh viên không thể đi thi hoặc xin bất cứ giấy tờ nào của nhà trường. Hơn nữa, nếu quá hạn mà sinh viên vẫn chưa đến trả lãi, người của các hàng cầm đồ sẽ theo tên lớp trên thẻ để đến đòi hoặc báo với Ban Giám hiệu. Nếu đặt xe máy hay ti vi thì còn có thể “bùng”, còn nếu đã đặt thẻ, sinh viên chỉ còn có nước nghỉ học khi không “xoay” đủ tiền”.
Xung quanh các trường học, KTX, hiệu cầm đồ nhan nhản, nhất là ở khu vực nào có nhiều sinh viên nam thì hiệu cầm đồ càng nhiều. Nhộn nhịp nhất phải kể đến “phố cầm đồ” nơi mà những trí thức trẻ ở đây hay “viếng thăm” khi bị “viêm màng túi” trên đường Láng và Bạch Mai. Tính sơ sơ, dọc hai tuyến phố này có đến hàng chục cửa hiệu trưng biển nhận cầm đồ. Đồ đạc được chuyển đến đây tấp nập không khác gì chuyển đồ đến nhà mới.
Trai đi “cắm” thì gái cũng đi “cắm”
Cứ hết tiền là nghĩ đến chuyện cầm đồ và đây không còn là “đặc quyền” của cánh nam sinh vì nữ sinh vào hiệu cầm đồ cũng “chuyên nghiệp” chẳng kém!
Hằng, sinh viên một trường cao đẳng theo bạn trai vào một hiệu cầm đồ cho biết: “Thẻ sinh viên, chứng minh của em cầm được cao hơn người yêu em, vì em là con gái, dễ gây được lòng tin”. Tôi nhìn Hằng ký vào giấy cầm đồ với 2 thứ giấy tờ trên để lấy 500.000đ mà thấy chạnh lòng, thân gái lúc khó khăn cũng phải vào nơi “nhạy cảm” thế này đây. Chủ hiệu cầm đồ cầm một xấp giấy tờ cho chúng tôi xem và nói: “Mới một ngày đã nhận gần trăm cái giấy tờ của sinh viên rồi”.
Video đang HOT
Liệu những tấm biển này có tác dụng….
Chuyện nữ sinh đi cắm đồ giờ đây không còn là chuyện hiếm. Thủy, quê ở Nghệ An, nữ sinh một trường ĐH đã từng kể lể với tôi: “Lúc đầu nghĩ chuyện cầm đồ cũng xấu xa lắm nhưng thấy các đàn chị trong phòng vẫn mang đồ đi cắm như bình thường. Lâu dần, thành ra thiếu tiền lại mang đồ ra hiệu cắm”.
“Tết năm ngoái “cháy túi” lại phải mua vé tàu chợ đen về quê nên còn cái di động cũng mang đi cắm nốt”- Thủy cho biết thêm.Số nữ sinh cắm thẻ không nhiều mà đại đa số họ trở thành nạn nhân “dịch” cắm thẻ của bạn trai. Nga, sinh viên ĐH Thương Mại kể: “Từ ngày đi học đến nay, em chưa lần nào được sử dụng thẻ sinh viên của mình vì 8 lần cho bạn mượn để cầm đồ (4 lần cho ông anh họ và 4 lần cho bạn trai cùng lớp mượn). Không ít lần, do nhà trường kiểm tra đột xuất, em phải bấm bụng lấy tiền của mình đến chuộc thẻ”.
Cặp Tùng – Thảo yêu nhau. Thảo yêu cả căn “bệnh cắm thẻ” của người mình yêu. Biết Tùng đánh lô đề hết số tiền cắm thẻ sinh viên, Thảo đã không can ngăn, còn chấp nhận cho người yêu lấy thẻ của mình gửi vào hiệu cầm đồ thế chấp.
Càng thua, càng “khát”, Tùng liền nỉ non Thảo mượn thẻ bạn cùng lớp để cắm tiếp. Cho đến khi bị thua quá đậm, Tùng đành bỏ trốn vào Nam, để lại sau lưng sự nghiệp và cô người yêu từng “chia sẻ hoạn nạn”.
Thẻ sinh viên hay “thẻ rút tiền”
Mỗi lần đặt thẻ, sinh viên có thể lấy được từ 200 nghìn cho đến 1 triệu đồng. Chỉ có những sinh viên quen biết, đã từng dẫn khách cho cửa hàng mới có thể lấy được nhiều hơn. Sinh viên khi đã đặt thẻ phải thanh toán tiền lãi cho cửa hàng mỗi tháng một lần. Sinh viên phải ghi đầy đủ họ tên, lớp, trường, số điện thoại… vào sổ của cửa hàng. Những “trung tâm đặt thẻ” mà sinh viên Hà Nội biết đến nhiều nhất là các khu: ĐH Mỏ, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông Vận tải… Mỗi cửa hàng cầm đồ ở đây đều có vài ba hộp để phân loại thẻ sinh viên từng trường. Càng là thẻ sinh viên của các trường nổi tiếng thì càng vay được nhiều tiền.
Trung, từng là sinh viên của một trường cao đẳng có tiếng ở Hà Nội. Vì ham mê cờ bạc, đặc biệt là cá độ bóng đá, Trung còn mượn cả thẻ sinh viên, bằng lái xe, chứng minh thư của các bạn trong lớp đem “đặt” lấy tiền. Đến kỳ thi, mọi người đòi thẻ, Trung lại đi mượn thẻ của bạn mình là sinh viên trường khác, đem “cầm” lấy số tiền lớn hơn để chuộc thẻ trả cho mọi người. Cứ như thế, chàng sinh viên này ngập trong cái vòng “cắm”, “nhổ” thẻ. Bạn bè xa lánh, số tiền nợ lãi ngày càng nhiều. Cuối cùng, Trung phải bỏ học về quê trốn nợ.
Hầu hết các sinh viên “cắm” thẻ là do cần tiền phục vụ cho các cuộc ăn chơi, lô đề, cá độ bóng đá… Nhiều sinh viên mới vào trường được các đàn anh, đàn chị khóa trên “truyền thụ kinh nghiệm”. Khi thiếu thốn, họ đem thẻ ra “cắm” thử. Có được tiền một cách dễ dàng, lâu dần thành quen, cứ thiếu tiền là họ lại đem thẻ sinh viên của mình ra để “cắm”.
Chỉ cần đem thẻ sinh viên, bằng tốt nghiệp ra “cắm” là có thể dễ dàng vay được vài triệu đến vài chục triệu đồng, tất nhiên phải chịu mức lãi suất “cắt cổ” nên sinh viên đã sa chân vào cảnh nợ nần, dở dang sự nghiệp học hành…! Họ chỉ còn biết tìm cách mà xoay đủ tiền cả gốc lẫn lãi một cách nhanh nhất để chuộc lại tấm thẻ kia. Nhưng rồi “ngựa quen đường cũ”, còn có biết bao nhiêu sinh viên như Trung, vì chơi bời mà “cắm” thẻ sinh viên, nợ nần chồng chất buộc phải trốn nợ hoặc bị nhà trường kỷ luật, đuổi học.
Đối với không ít sinh viên thì việc cắm thẻ lấy tiền ăn chơi đã là chuyện thường ngày ở huyện. Nhiều người còn nói đùa chưa cắm thẻ chưa phải là sinh viên.
Theo VNN
Cận Tết, sinh viên đổ xô cắm thẻ, cầm đồ
Càng gần dịp cuối năm, hoạt động của những hiệu cầm đồ vây quanh các trường ĐH, CĐ ở Hà Nội lại được dịp "nóng" hơn bao giờ hết. Với không ít sinh viên, chuyện cầm đồ dường như đã trở thành "chuyện cơm bữa".
"Cơn lốc" cắm thẻ sinh viên
Ở khu vực gần các trường CĐ, ĐH, ký túc xá, khu trọ sinh viên... luôn có tới không dưới chục quán cầm đồ, cắm thẻ sẵn sàng phục vụ sinh viên. Đủ thứ trên đời từ máy tính, máy ảnh, xe máy, điện thoại đến xe đạp, đồng hồ đeo tay... được đem ra ngã giá. Tình trạng cắm thẻ sinh viên ở đây diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, tùy thuộc vào "đẳng cấp" của từng trường sinh viên theo học mà "hàng" có giá trị khác nhau. Cũng từ đây, các "đại bản doanh" cầm đồ của sinh viên được hình thành.
Cầm đồ - cách vay tiền nhanh chóng với "thủ tục" đơn giản đang "hút" nhiều sinh viên.
Có những quán hoạt động không chuyên, núp bóng dưới hình thức là những quán hàng nước ven cổng trường nhưng "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" những sinh viên cần tiền. Chiếm đa số là những quán hoạt động chuyên nghiệp với biển hiệu cầm đồ công khai.
"Ở đây chuyện cắm kí là bình thường ấy mà anh, ra khỏi nhà thì quán cầm đồ, cho vay nặng lãi đã đập vào mắt mình rồi. Càng về những phía có nhiều sinh viên thuê trọ thì càng nhiều quán ấy anh ạ". Văn Tùng (sinh viên Đại học Kiến Trúc ) chia sẻ.
Theo chủ một cửa tiệm thì hiệu cầm đồ "vào mùa" ở những thời điểm như sắp kết thúc học kì, mùa bóng đá, Tết nhất nhậu nhẹt vui chơi nhiều và đối tượng đến cầm đồ đông nhất chính là sinh viên. Các hiệu cầm đồ đã tính toán kỹ lưỡng, họ chỉ "ưu tiên" học sinh, sinh viên bởi lẽ những đối tượng này còn có "tóc mà nắm", chứ không chấp nhận cầm giấy tờ cá nhân của những người lao động tự do.
Lãi suất cho mỗi ngày cắm thẻ thường là 1%/ngày. Nếu quá hạn mà không thấy "khổ chủ" đến trả lãi thì sẽ có tên "danh dự" trong sổ đen gửi về phòng đào tạo của trường để nhắc nhở.
Giấy cho vay tiền đã được in sẵn, đóng thành tập và chỉ cần ghi vài dòng cần thiết là xong thủ tục.
Thuyết ( Sinh viên ĐH Mỏ - Địa chất) là một "chuyên gia" "cắm" thẻ cho biết: "Sở dĩ các cửa hàng cầm đồ thích nhận thẻ sinh viên bởi tấm thẻ này rất quan trọng. Không có nó, sinh viên không thể đi thi hoặc xin bất cứ giấy tờ nào của nhà trường. Hơn nữa, nếu quá hạn mà sinh viên vẫn chưa đến trả lãi, người của các hàng cầm đồ sẽ theo tên lớp trên thẻ để đến đòi hoặc báo với Ban Giám hiệu. Nếu đặt xe máy hay ti vi thì còn có thể "bùng", còn nếu đã đặt thẻ, sinh viên chỉ còn có nước nghỉ học khi không "xoay" đủ tiền".
Xung quanh các trường học, KTX, hiệu cầm đồ nhan nhản, nhất là ở khu vực nào có nhiều sinh viên nam thì hiệu cầm đồ càng nhiều. Nhộn nhịp nhất phải kể đến "phố cầm đồ" nơi mà những trí thức trẻ ở đây hay "viếng thăm" khi bị "viêm màng túi" trên đường Láng và Bạch Mai. Tính sơ sơ, dọc hai tuyến phố này có đến hàng chục cửa hiệu trưng biển nhận cầm đồ. Đồ đạc được chuyển đến đây tấp nập không khác gì chuyển đồ đến nhà mới.
Trai đi "cắm" thì gái cũng đi "cắm"
Cứ hết tiền là nghĩ đến chuyện cầm đồ và đây không còn là "đặc quyền" của cánh nam sinh vì nữ sinh vào hiệu cầm đồ cũng "chuyên nghiệp" chẳng kém!
Hằng, sinh viên một trường cao đẳng theo bạn trai vào một hiệu cầm đồ cho biết: "Thẻ sinh viên, chứng minh của em cầm được cao hơn người yêu em, vì em là con gái, dễ gây được lòng tin". Tôi nhìn Hằng ký vào giấy cầm đồ với 2 thứ giấy tờ trên để lấy 500.000đ mà thấy chạnh lòng, thân gái lúc khó khăn cũng phải vào nơi "nhạy cảm" thế này đây. Chủ hiệu cầm đồ cầm một xấp giấy tờ cho chúng tôi xem và nói: "Mới một ngày đã nhận gần trăm cái giấy tờ của sinh viên rồi".
Liệu những tấm biển này có tác dụng....
Chuyện nữ sinh đi cắm đồ giờ đây không còn là chuyện hiếm. Thủy, quê ở Nghệ An, nữ sinh một trường ĐH đã từng kể lể với tôi: "Lúc đầu nghĩ chuyện cầm đồ cũng xấu xa lắm nhưng thấy các đàn chị trong phòng vẫn mang đồ đi cắm như bình thường. Lâu dần, thành ra thiếu tiền lại mang đồ ra hiệu cắm".
"Tết năm ngoái "cháy túi" lại phải mua vé tàu chợ đen về quê nên còn cái di động cũng mang đi cắm nốt"- Thủy cho biết thêm.
Số nữ sinh cắm thẻ không nhiều mà đại đa số họ trở thành nạn nhân "dịch" cắm thẻ của bạn trai. Nga, sinh viên ĐH Thương Mại kể: "Từ ngày đi học đến nay, em chưa lần nào được sử dụng thẻ sinh viên của mình vì 8 lần cho bạn mượn để cầm đồ (4 lần cho ông anh họ và 4 lần cho bạn trai cùng lớp mượn). Không ít lần, do nhà trường kiểm tra đột xuất, em phải bấm bụng lấy tiền của mình đến chuộc thẻ".
Cặp Tùng - Thảo yêu nhau. Thảo yêu cả căn "bệnh cắm thẻ" của người mình yêu. Biết Tùng đánh lô đề hết số tiền cắm thẻ sinh viên, Thảo đã không can ngăn, còn chấp nhận cho người yêu lấy thẻ của mình gửi vào hiệu cầm đồ thế chấp.
Càng thua, càng "khát", Tùng liền nỉ non Thảo mượn thẻ bạn cùng lớp để cắm tiếp. Cho đến khi bị thua quá đậm, Tùng đành bỏ trốn vào Nam, để lại sau lưng sự nghiệp và cô người yêu từng "chia sẻ hoạn nạn".
Thẻ sinh viên hay "thẻ rút tiền"
Mỗi lần đặt thẻ, sinh viên có thể lấy được từ 200 nghìn cho đến 1 triệu đồng. Chỉ có những sinh viên quen biết, đã từng dẫn khách cho cửa hàng mới có thể lấy được nhiều hơn. Sinh viên khi đã đặt thẻ phải thanh toán tiền lãi cho cửa hàng mỗi tháng một lần. Sinh viên phải ghi đầy đủ họ tên, lớp, trường, số điện thoại... vào sổ của cửa hàng. Những "trung tâm đặt thẻ" mà sinh viên Hà Nội biết đến nhiều nhất là các khu: ĐH Mỏ, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông Vận tải... Mỗi cửa hàng cầm đồ ở đây đều có vài ba hộp để phân loại thẻ sinh viên từng trường. Càng là thẻ sinh viên của các trường nổi tiếng thì càng vay được nhiều tiền.
Trung, từng là sinh viên của một trường cao đẳng có tiếng ở Hà Nội. Vì ham mê cờ bạc, đặc biệt là cá độ bóng đá, Trung còn mượn cả thẻ sinh viên, bằng lái xe, chứng minh thư của các bạn trong lớp đem "đặt" lấy tiền. Đến kỳ thi, mọi người đòi thẻ, Trung lại đi mượn thẻ của bạn mình là sinh viên trường khác, đem "cầm" lấy số tiền lớn hơn để chuộc thẻ trả cho mọi người. Cứ như thế, chàng sinh viên này ngập trong cái vòng "cắm", "nhổ" thẻ. Bạn bè xa lánh, số tiền nợ lãi ngày càng nhiều. Cuối cùng, Trung phải bỏ học về quê trốn nợ.
Hầu hết các sinh viên "cắm" thẻ là do cần tiền phục vụ cho các cuộc ăn chơi, lô đề, cá độ bóng đá... Nhiều sinh viên mới vào trường được các đàn anh, đàn chị khóa trên "truyền thụ kinh nghiệm". Khi thiếu thốn, họ đem thẻ ra "cắm" thử. Có được tiền một cách dễ dàng, lâu dần thành quen, cứ thiếu tiền là họ lại đem thẻ sinh viên của mình ra để "cắm".
Chỉ cần đem thẻ sinh viên, bằng tốt nghiệp ra "cắm" là có thể dễ dàng vay được vài triệu đến vài chục triệu đồng, tất nhiên phải chịu mức lãi suất "cắt cổ" nên sinh viên đã sa chân vào cảnh nợ nần, dở dang sự nghiệp học hành...! Họ chỉ còn biết tìm cách mà xoay đủ tiền cả gốc lẫn lãi một cách nhanh nhất để chuộc lại tấm thẻ kia. Nhưng rồi "ngựa quen đường cũ", còn có biết bao nhiêu sinh viên như Trung, vì chơi bời mà "cắm" thẻ sinh viên, nợ nần chồng chất buộc phải trốn nợ hoặc bị nhà trường kỷ luật, đuổi học.
Đối với không ít sinh viên thì việc cắm thẻ lấy tiền ăn chơi đã là chuyện thường ngày ở huyện. Nhiều người còn nói đùa chưa cắm thẻ chưa phải là sinh viên.
Theo VietNamNet
Em đã thấy mùa xuân chưa? "Vì mình xa nhau nên em chưa biết xuân về đấy thôi". Có lẽ sẽ không còn mùa xuân nào đến bên đời em từ khi anh ra đi có lẽ em sẽ không còn háo hức những ngày cận tết, rục rịch ôn bài thật chăm chỉ để được về ấm áp trong vòng tay anh. Em cũng sẽ không còn phải...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025