Cận Tết, iPhone 4S ế hàng
Trái với thời điểm này năm ngoái, iPhone 4S không lâm vào cảnh cháy hàng mà ngược lại nguồn cung rất dồi dào nhưng tiêu thụ chậm.
Rẻ hơn iPhone 4 vẫn bán chậm
Cùng thời điểm này năm ngoái, iPhone 4 đang rơi vào tình trạng cháy hàng liên tục cả hàng “trong” lẫn hàng “ngoài”. Theo khảo sát của VietNamNet vào thời gian tháng 01/2011, nhiều cửa hàng không có iPhone 4 mà bán, thậm chí có nhiều nơi chủ hàng sẵn sàng nhập lại các hàng lướt để đóng mới bán ăn chênh.
Trung bình giá iPhone 4 lúc đó khoảng 17,4 triệu/máy bản Quốc tế 16GB màu đen. Trong khi đó, năm nay, mức giá iPhone 4S đang bán ra trên thị trường thậm chí còn rẻ hơn mức giá của người tiền nhiệm. Tức là dao động từ 16,4 đến 17 triệu/máy bản Quốc tế 16GB cả màu trắng và đen.
Theo anh Lê Huy, chủ cửa hàng kinh doanh iPhone tại Bà Triệu cho biết: “Nếu năm ngoái bán ra với giá trên 17 triệu ngon ơ, cửa hàng lãi khoảng 1 triệu/máy iPhone 4 thì năm nay iPhone 4S bán giá 16,8 triệu lãi chỉ còn một nửa mà tốc độ bán rất chậm”.
Anh Trung Thành, người dùng iPhone cho biết: “Năm ngoái cái iPhone 4 hàng Viettel tôi mua dùng chán chê 2 tháng giá 14,6 triệu mà sát Tết bán đi vẫn được gần 17 triệu. Trong khi năm nay iPhone 4S hãng thì ê hề, giá có khi còn rẻ hơn cả giá hàng ngoài, trung bình mỗi ngày chỉ được 1,2 máy trong khi con số này năm ngoái là gấp 5 lần”.
Ghi nhận của PV VietNamNet cho thấy, hiện tại iPhone 4S hàng chính hãng không lâm vào cảnh cháy hàng như iPhone 4. Mặc dù tại điểm bán iPhone của VinaPhone tại Huỳnh Thúc Kháng báo hết máy nhưng nhân viên ở đây cho biết nếu ra một vài địa chỉ khác thuộc nhà mạng này như ở các phố Láng Hạ, Xã Đàn có thể vẫn còn hàng.
Còn tại hệ thống siêu thị Viettel, khi được hỏi tình trạng máy, nhân viên ở đây cho biết đơn vị này còn sẵn hàng ở tất cả phiên bản từ 16GB tới 64GB, tuy nhiên bản 16GB chỉ còn màu đen.
Lý do iPhone 4S hàng Viettel năm nay tiêu thụ chậm hơn của VinaPhone theo giới dân buôn nhận định là do sự chênh lệch chút ít về giá. Tính ra giá phiên bản Quốc tế chênh từ 400 đến 600 ngàn đồng và máy của Viettel lại phải bóc hộp để mở mạng thay vì “nguyên seal” như của VinaPhone, thích hợp cho việc biếu xén dịp cuối năm hơn.
Video đang HOT
Quay ngược lại thời gian này năm ngoái, iPhone 4 nhà mạng cháy hàng đến mức khách mua phải đặt trước vài tháng mới có hoặc phải nhờ người quen trong hãng để tuồn máy ra ngoài thì mới có hàng để mua.
Dạo qua các cửa hàng bán iPhone lâu năm tại Hà Nội, nguồn hàng rất dồi dào nhưng chủ yếu các phiên bản nhập về là 32GB và 16GB bởi theo giới buôn iPhone thì giá hợp lý, dễ có khách.
Sẽ còn… ế dài
Một nghịch lý là trong khi iPhone 4S bán lay lắt cả trên mạng lẫn ngoài cửa hàng thì iPhone 4 lại tiêu thụ khá nhanh. Anh Minh Long, thành viên Handheld cho biết: “Có chiếc iPhone 4 16GB của Anh xách về dùng được 2 tháng, gần Tết cần tiền bán vừa rao trên Facebook 1 tiếng đã có 3-4 người gọi mua luôn”.
Tại nhiều cửa hàng, iPhone 4 bản 16GB vẫn tiêu thụ tương đối đều và nguồn hàng ngày một hạn hẹp do Apple đã ngưng sản xuất phiên bản này. Phiên bản 8GB bán chậm hơn do dung lượng thấp và giá lại ngang với bản 16GB hàng lướt.
Về phần iPhone 4S, cùng chung với sự trầm lắng của cơn khủng hoảng kinh tế, dường như dòng sản phẩm này rất khó tạo được sức bật mặc dù tuổi đời vẻn vẹn chưa đầy 6 tháng.
Theo lộ trình mới của sản phẩm Apple, khả năng tháng 4 năm nay hãng sẽ trình làng iPad mới và cùng với đó là động thái đọn dường cho iPhone thế hệ mới. Cú tác động này sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới iPhone 4S bởi lẽ cấu hình iPad mới cũng chính là cấu hình iPhone mới – đương nhiên mạnh hơn.
Sự chững lại trong nhu cầu mua iPhone 4S còn nằm ở chỗ, iOS5 chưa thể jailbreak để người dùng tuỳ biến cài đặt các ứng dụng “chùa” và phải trả phí cho các game bản quyền download về máy. Theo anh Trọng Toàn thì: “Tính ra máy mua gần 17 triệu, tải thêm các game yêu thích và ứng dụng cần thiết về nếu trả phí cũng đội lên gần 20 triệu”.
Xem ra, bất kể hiệu năng và những điều mới mẻ của iPhone 4S cùng iOS5 đem lại thì sản phẩm này đang dần thể hiện sự xuống sức tại một thị trường nóng bỏng như Việt Nam.
Nhiều dân buôn Việt sau khi xem cảnh chen lấn bán iPhone 4S tại Bắc Kinh, Trung Quốc còn hài hước nghĩ tới việc nhập hàng nhà mạng… buôn ngược sang nước bạn.
Có lẽ, phải tới thời điểm iPhone mới ra mắt với hiệu năng, kiểu dáng và các tính năng vượt trội thì may ra thị trường dòng điện thoại cao cấp này mới sôi động trở lại thời hoàng kim.
Theo VietNamNet
Lợn mán Sapa 'ế hàng' giữa trời lạnh cóng
Lợn Mán- món đặc sản khoái khẩu của bà con vùng Tây Bắc từ lâu khá nổi tiếng bởi chất lượng. Thì nay, dưới tiết trời giá lạnh trong những ngày cận tết, giá trị lợn Mán đang ế ẩm.
Từ thời hoàng kim....
Từ lâu nay, lợn Mán đã trở thành món ăn đặc sản của nhiều người dân miền xuôi. Những người sành ẩm thực cho biết, đặc điểm dễ nhận biết "lợn Mán, lợn cắp nách xịn" là lợn có dáng xương xương, mõm nhọn, tai bé, mình dài, chân gầy, đặc biệt là lông dài và cứng.
Còn nhớ, năm 2008, có đợt nhu cầu tiêu thụ lợn rừng, lợn mán tăng cao vì người ta rỉ tai nhau ăn thịt lợn rừng năm Hợi sẽ được mạnh khỏe và nheìeu may mắn. Vì thế, lợn mán cũng tăng giá mà vẫn không có bán.
Năm 2009, người ta vào tận bản "săn" lợn Mán đem về xuôi, nửa ngày trời mới vào được bản những đến đâu cũng nhận được những cái lắc đầu "không còn nữa, hết từ lâu rồi. Người dưới xuôi họ đem xe lên chở hết mà...".
Người dân bản cho biết: "Lợn Mán rất khác với lợn rừng, loài lợn này to lắm cũng chỉ trên dưới 10 kg thôi, nuôi chừng 3-4 tháng nặng khoảng 3-4 kg là "chiến" được rồi". Lợn này họ chỉ cho ăn những thứ kiếm được trong rừng như cây, cỏ mà thôi chứ không phải "cám cò", tăng trọng nên thịt rất ngon". Có lẽ, cái vị ngon khác biệt đó khiến cho lợn Mán càng thêm đắt khách, người ta đua nhau đi mua lợn Mán như một món đặc sản trong dịp tết cổ truyền.
... đến khi bị "ế"
Tuy nhiên, khách tìm mua lợn Mán năm nay có vẻ như khá im hơi lặng tiếng, không còn cái thời người ta lặn lội vào tận những bản mường xa xôi tìm loại lợn đặc sản này nữa. Đến thời điểm này, vẫn chưa nhiều khách hỏi mua lợn Mán. Một ông chủ cửa hàng đồ nướng tại thị trấn Sapa cho hay: "giá thịt lợn Mán bây giờ khoảng 100.000 đồng/kg".
Cách thị trấn Sapa chừng 12km, chếch về phía đông bắc, bản Tả Phìn là một trong những nơi cung cấp khá nhiều loại lợn Mán này. Nếu vào tận bản, đến từng gia đình để mua thì giá chỉ khoảng 80.000 đồng/kg. Cái rét cắt gia cắt thịt khiến người ta ngại lên Sapa tìm lợn Mán, hay dịch vụ lợn Mán đã được rao bán nhan nhản trên Internet khiến người ta thờ ơ?
Có người cho rằng, giá trị thịt lớn Mán đã không còn như xưa. Ngày trước, lợn Mán thường được thả tự nhiên, nay đã được nhiều hộ dân chuyển sang mô hình nuôi chuyên nghiệp nên chất lượng thịt không còn thơm, ngon như trước.
Cái rét cũng khiến lợn Mán bị "bỏ rơi"
Có ý cho rằng, hiện nay đã xuất hiện tình trạng thịt lợn Mán "dởm". Lợn mán, lợn cắp nách, lợn mường được rao nhan nhản trên Internet, chỉ cần alo trước 1 ngày là có lợn mang đến tận nhà. Cũng vì tin vào dịch vụ bán lợn Mán trực tuyến này mà gia đình anh Tùng (Mỹ Đình, Hà Nội) phải mất gần 1 triệu mua 5kg thịt lợn mường. Khi sắp thị lên đĩa để thưởng thức, cả nhà mới tá hỏa khi phát hiện thấy có mùi hôi, thịt bở, không chắc và thơm ngon như thịt lợn mường anh đã từng thưởng thức. Ngược lại, loại thịt này có vẻ giống thịt lợn nái sề đã nuôi lâu năm.
Nhiều người dở khóc dở cười vì mua nhầm thịt lớn Mán "dởm"
Còn gia đình anh Vũ Thanh Bình (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng dở khóc dở mếu vì mua phải 2kg thịt lợn Mán "dởm" về tiếp khách. Cũng may là khi chế biến, anh Bình đã phát hiện ra miếng thịt mềm, chảy nước và có mùi thum thủm nên đem bỏ đi, chứ nếu không không biết chuyện gì xảy ra khi đại gia đình cùng ăn món thịt dởm đó.
Đây cũng có thể là một nguyên nhân chủ chốt khiến người ta càng ngày càng bớt "tín nhiệm" thịt lợn Mán chăng?
Hải Như
Theo Bưu Điện Việt Nam