Cần tăng cường kỹ năng mềm cho sinh viên kỹ thuật
Đại diện các trường có đào tạo khối ngành kỹ thuật và nhà tuyển dụng đã đưa ra những thông tin quý giá dành cho các thí sinh muốn đăng ký xét tuyển khối ngành kỹ thuật, trong chương trình Tư vấn trực tuyến do Báo tổ chức chiều 22.3.
Ngày càng có nhiều thí sinh nữ tham gia vào các ngành khối kỹ thuật
Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết khối ngành kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong công nghiệp 4.0 và trong tương lai nhu cầu tuyển dụngvô cùng lớn. Những ngành học thuộc nhóm này gồm cơ khí, công nghệ kỹ thuật ô tô, điện – điện tử kỹ thuật xây dựng, công nghệ thông tin, quản lý môi trường, kỹ thuật logistics…
Cụ thể, thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, thông tin: “Theo chiến lược phát triển đến năm 2030, 3 nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ cơ bản được ưu tiên là công nghệ chế tạo, chế biến; điện tử viễn thông và năng lượng, trong đó có năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Theo dự báo nhu cầu nhân lực tại TP.HCM thì từ nay tới năm 2025, hằng năm có 150.000 việc làm mới, trong đó 80% nhân lực phải được đào tạo. Nhu cầu nhân lực nhóm ngành kỹ thuật công nghệ chiếm vị trí cao nhất, 35%”.
Về phía doanh nghiệp, bà Lê Thị Kim Thúy, Giám đốc nhân sự Công ty Bosch VN, thời gian tới, công ty mình có nhu cầu tuyển dụng rất lớn, không chỉ nhân lực đã tốt nghiệp ĐH, mà còn cần rất nhiều kỹ thuật viên tốt nghiệp các bậc học CĐ và trung cấp. “Đặc biệt, nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay còn rất thiếu. Vì vậy, các doanh nghiệp, nhất là tập đoàn đa quốc gia, phải có chính sách “săn đầu người” để thu hút người giỏi”, bà Thúy cho hay.
Những “tố chất” quan trọng để học và làm việc
Nhu cầu việc làm rất cao, nhưng người học cần có những tố chất gì để đáp ứng yêu cầu của công việc, và việc đào tạo trong trường ĐH cần thay đổi gì để bắt kịp xu hướng thay đổi của thực tế, là thắc mắc của rất nhiều thí sinh.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho rằng thí sinh muốn học khối ngành này phải khá giỏi các môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa. “Ngoại ngữ chuyên ngành trong khối kỹ thuật là vô cùng quan trọng đối với nhân lực ngành kỹ thuật, giúp các em có thể vận hành máy móc hiện đại. Tỷ lệ chọi khối ngành này thấp hơn khối ngành khoa học sức khỏe nhưng cao hơn rất nhiều khối ngành khoa học xã hội nhân văn”, tiến sĩ Hải nhận định.
Ông Phạm Văn Minh, Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty CP Namilux, đưa ra đánh giá trên kinh nghiệm làm công tác tuyển dụng nhiều năm: “Chất lượng đào tạo kỹ sư khối ngành kỹ thuật hiện nay tốt hơn trước, nhưng đa số các em chú tâm về chuyên môn mà bỏ quên kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Khi tuyển dụng, chúng tôi đánh giá cao các ứng viên độc lập, chủ động trong công việc, có khả năng chịu áp lực và thích nghi được với môi trường làm việc nhiều thử thách. Nhưng những yếu tố này không có nhiều em đáp ứng được”. Ông Minh cho rằng những thí sinh có khả năng tính toán, tư duy logic… thì học và làm việc trong lĩnh vực này sẽ có nhiều thuận lợi.
Video đang HOT
Bà Lê Thị Kim Thúy nhấn mạnh doanh nghiệp đánh giá cao ứng viên có thái độ làm việc chuyên nghiệp, năng động, giỏi các kỹ năng thương thuyết, đàm phán, làm việc nhóm, thích nghi với tốc độ thay đổi, đặc biệt là khả năng tiếng Anh.
Đa dạng phương thức xét tuyển
Hiện nay, nhóm ngành kỹ thuật được đào tạo tại rất nhiều trường ĐH, CĐ với nhiều phương thức xét tuyển khá thuận lợi đối với thí sinh.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, có 4 phương thức tuyển sinh: điểm THPT quốc gia; ưu tiên xét tuyển học sinh trường chuyên, trường năng khiếu và trường có điểm thi THPT cao (115 trường), với điều kiện 3 năm là học sinh giỏi; ưu tiên xét tuyển thẳng (đoạt giải nhất, nhì, ba các kỳ thi quốc gia); thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Thạc sĩ Trần Hải Nam, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết: “Trường xét tuyển điểm thi THPT quốc gia và điểm học bạ, trong đó, các em đạt điểm 3 môn tổ hợp lớp 12 từ 18 điểm trở lên hoặc điểm trung bình lớp 12 đạt 6,0 trở lên”.
Trường ĐH Duy Tân năm nay dành tới 1.200 chỉ tiêu cho các ngành kỹ thuật như điện – điện tử, xây dựng, công nghệ thông tin… dựa trên điểm thi THPT quốc gia và điểm học bạ.
Thạc sĩ Dương Duy Khải, Phó giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, thông tin năm nay trường xét tuyển 5.700 chỉ tiêu bậc ĐH với 2 phương thức xét kết quả THPT quốc gia và học bạ lớp 12 (theo tổ hợp môn hoặc theo điểm trung bình lớp 12).
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ cho biết, năm 2018 Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM tuyển 2.600 chỉ tiêu, trong đó chương trình chất lượng cao là 570 chỉ tiêu. Năm nay ngoài việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, trường còn bổ sung thêm hình thức xét tuyển dựa vào kết quả học bạ THPT cho một số ngành như khoa học hàng hải, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật tàu thủy và các ngành thuộc chương trình chất lượng cao.
Trường ĐH Việt Đức tuyển các ngành như cơ khí, công nghệ thông tin, điện, khoa học máy tính…, mỗi ngành 60 chỉ tiêu. Trường tổ chức kỳ thi riêng vào tháng 5, trong đó có kỳ thi tiếng Anh (hoặc thí sinh có chứng chỉ quốc tế), với điểm chuẩn hằng năm vào khoảng 21.
Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn đào tạo nhiều ngành kỹ thuật, đặc biệt ngành công nghệ ô tô thu hút nhiều thí sinh đăng ký. Trường xây dựng học kỳ tại doanh nghiệp, giúp sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc được ngay.
Theo TNO
Cần tìm hiểu về cơ hội việc làm khi chọn ngành học
Bên cạnh sự yêu thích và phù hợp, khi chọn ngành học, thí sinh cần chú ý đến cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ thực hành - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Điều này càng đúng khi nhìn vào công bố của Bộ LĐ-TB-XH trên bản tin thị trường lao động việc làm quý 2/2017: cả nước có trên 183.000 người tốt nghiệp ĐH rơi vào tình trạng thất nghiệp (tăng 44.200 người so với quý trước).
Theo dõi thị trường lao động
Theo tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, một yếu tố quan trọng không kém khi chọn ngành học chính là cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đây là yếu tố mang tính chất lý thuyết và hơi khó dự đoán nhưng là một yêu cầu thực tế, vì mục đích cuối cùng của việc học là việc làm. Do vậy, ngay khi chọn ngành, thí sinh nên chú ý đến xu hướng phát triển của các ngành nghề được dự báo có nhu cầu trong tương lai, đặc biệt là sự ra đời của các ngành nghề mới.
Đồng quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng việc tham khảo số liệu dự báo về nhu cầu thị trường lao động là cần thiết trong trường hợp này. Những số liệu dự báo được đưa ra đều căn cứ trên tình hình thực tế. "Do vậy, nếu xã hội đã có những cảnh báo về một số ngành nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao thì không nên lựa chọn, trừ khi đó là một ngành thực sự đam mê", ông Hồng nói.
Cũng theo ông Hồng, bên cạnh thông tin từ các trung tâm dự báo thị trường lao động, người học nên tham khảo chính kết quả khảo sát tình hình việc làm các ngành nghề của từng trường. Đặc biệt là của những ngành học, trường mình muốn nộp hồ sơ để qua đó thấy được khả năng tiếp nhận của xã hội về nhân lực trong lĩnh vực và trường đào tạo.
Người giỏi không thiếu việc
Tuy nhiên, các chuyên gia đều khẳng định, năng lực thực sự mới chính là yếu tố chủ quan quyết định cơ hội việc làm của sinh viên sau khi ra trường.
"Mỗi ngành nghề được đào tạo trong các trường ĐH đều nhằm mục tiêu cung cấp nhân lực cho xã hội. Dù đó là ngành mà cơ hội việc làm đang trong phạm vi "khung cửa hẹp" thì vẫn luôn có cơ hội cho người năng lực tốt. Ngược lại, nếu là một chuyên gia tồi trong lĩnh vực đó thì nhu cầu xã hội có lớn cũng chưa chắc có cơ hội. Vì vậy, không nên nghĩ rằng một ngành nghề bị cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp cao là hoàn toàn không có việc làm", PGS-TS Nguyễn Kim Hồng .
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cũng nói: "Việc làm phụ thuộc vào thị trường lao động nhưng quan trọng hơn là năng lực bản thân. Ngành học nào cũng có cơ hội việc làm miễn là giỏi. Giỏi ở đây là năng lực thực sự chứ không chỉ bằng cấp, ngoài kiến thức chuyên môn còn phải hội đủ các kỹ năng cho từng vị trí công việc cụ thể". Tuy nhiên thạc sĩ Vũ lưu ý, vẫn cần cân nhắc một chút về nhu cầu xã hội ở những ngành nghề đặc thù.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, phân tích: "Công nghệ thông tin là ngành đang rất thiếu nhân lực nhưng bao nhiêu người có thể đáp ứng được các vị trí việc làm đòi hỏi nhiều ý tưởng như thiết kế phần mềm?".
Từ đó, tiến sĩ Hạ cho rằng: "Có những ngành cần nhiều nhân lực, sinh viên ra trường có việc ngay. Nhưng ngành không "nóng" mà sinh viên có năng lực thì cơ hội việc làm vẫn cao. Do vậy, sau khi trúng tuyển, sinh viên phải nỗ lực rất nhiều ngay từ năm đầu tiên để chủ động trang bị "hồ sơ đẹp" theo đúng yêu cầu nhà tuyển dụng".
"Vấn đề là người học phải chủ động khẳng định bản thân để doanh nghiệp tự tìm đến mình. Thực sự chỉ nhìn sự thụ động và không có trách nhiệm với việc học của sinh viên trên giảng đường cũng có thể đoán trước về khả năng thất nghiệp trong tương lai", tiến sĩ Hạ nhấn mạnh.
Sinh viên tư vấn chọn nghề cho học sinh
Tô Thành Nghĩa, sinh viên Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, hằng ngày nhận được rất nhiều thư từ học sinh (HS) nhờ tư vấn chọn ngành nghề phù hợp.
Theo Nghĩa, sau nhiều lần tiếp xúc với HS THPT ở nhiều trường tại TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận, nhận thấy đa phần HS đều không biết chọn ngành nào, bản thân thích học ngành gì.
Nghĩa tìm hiểu và nhận ra, với những ai đã từng gặp thất bại trong việc lựa chọn con đường đi cho mình đều có một điểm chung, đó là không có sự chuẩn bị từ trước, chọn đại ngành nào đó để học, sau khi học được một thời gian thì phát hiện không hợp với bản thân, rồi dẫn đến việc bỏ hết để thi lại. Việc này gây ra sự tổn thất không nhỏ cho gia đình và xã hội.
"Muốn góp phần giúp đỡ các HS có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia, có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho tương lai của mình, nên mình quyết định phát triển dự án tư vấn chọn nghề cho HS qua email, có tên ProjectX 2017", Nghĩa nói.
Tuyết Linh, HS lớp 12 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Q.6, TP.HCM), cho biết: "Đã từng gửi email nhờ tư vấn. Nhờ vậy mà tháo gỡ được nhiều vướng mắc về chuyện học, thi và chọn trường".
Theo TNO
Trao hơn 100 suất học bổng cho nữ sinh viên kỹ thuật Ngày 15-12, tại TPHCM, Công ty TNHH Intel Products Việt Nam và Chương trình Liên minh Hợp tác Giáo dục ngành Kỹ thuật (HEEAP) tổ chức lễ trao học bổng cho 109 nữ sinh viên thuộc ngành kỹ thuật đang học tại các trường cao đẳng và đại học kỹ thuật tại Việt Nam. Trao học bổng cho các nữ sinh theo học...