Cần suy nghĩ hình ảnh học sinh vùng cao tìm sóng học online
“Các cấp, các ngành cần phải suy nghĩ và trăn trở về hình ảnh các em vùng cao phải đi bộ hơn 4 tiếng đồng hồ đến những nơi có sóng điện thoại để kịp thời ôn tập chương trình tốt nghiệp”.
Đó là ý kiến của đại biểu Quốc hội, trong phiên thảo luận ngày 15/6. Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội đã nỗ lực đánh giá dạy học trực tuyến của ngành Giáo dục trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19, cũng như chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã được triển khai thời gian qua.
Dạy học online trở thành hoạt động thiết yếu
Đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) cho rằng, trong thời điểm dịch bệnh, Bộ GD&ĐT đã nhanh chóng và kịp thời chỉ đạo các cơ sở giảng dạy trực tuyến qua các phần mềm, ứng dụng, các kênh truyền hình giúp việc học tập không bị gián đoạn.
“Qua việc giảng dạy trực tuyến, điều chúng ta nhận thấy rất rõ đó là sự chuyển biến về năng lực sử dụng công nghệ thông tin của các thầy cô giáo trong toàn bộ hệ thống giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. Tôi cho đây là mặt tích cực mà chúng ta cần phát huy trong thời gian tới”, đại biểu Ánh nói.
Nữ đại biểu bày tỏ sự xúc động trước hình ảnh các thầy cô giáo vùng cao trèo đèo, lội suối đến tận nhà, tận bản mang bài ôn tập cho học sinh khi không có đủ điều kiện học online.
Hình ảnh các học sinh vùng cao đi bộ hơn 4 tiếng đồng hồ tìm nơi có sóng điện thoại để học online khiến chúng ta trăn trở.
“Cùng với đó là hình ảnh các em vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đi bộ hơn 4 tiếng đồng hồ để đến những nơi có sóng điện thoại để kịp thời ôn tập chương trình tốt nghiệp. Đây là những hình ảnh mà các cấp, các ngành chúng ta cũng cần phải suy nghĩ và trăn trở”, đại biểu chia sẻ.
Còn theo đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), Việt Nam là nước đi đầu trong việc áp dụng biện pháp đóng cửa trường học trên toàn quốc khi xảy ra đại dịch Covid-19, nhưng ngành Giáo dục đã có bước chuyển ngoạn mục trong việc tổ chức dạy học online.
Video đang HOT
“Đến nay, dạy học online đã trở thành một hoạt động thiết yếu, duy trì sự tương tác giữa thầy và trò, không chỉ ở trên lớp mà ở tất cả các thời điểm trong ngày”, đại biểu Cường phân tích.
Nhận định về nỗ lực của ngành Giáo dục, đại biểu Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình) nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục đã có sự chủ động rất lớn để ứng phó với dịch bệnh.
Bộ GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để hỗ trợ các nhà trường dạy học trên internet, trên truyền hình; phối hợp tốt với Bộ Y tế có những quy định đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong trường học, nhất là khi học sinh đi học trở lại.
“Trong khi nửa tỷ học sinh trên thế giới phải nghỉ học do lo ngại dịch Covid-19 thì Bộ GD&ĐT đã thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học” và thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa đảm bảo kế hoạch năm học.
Trong khi nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ phải hủy kỳ thi tốt nghiệp do dịch bệnh thì Bộ GD&ĐT đã đưa ra được phương án phù hợp”, đại biểu Quách Thế Tản nói.
Nói về sự chủ động cũng như thích ứng của ngành Giáo dục trong đại dịch, đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) nhìn nhận, vừa qua, Bộ GD&ĐT và các trường đại học, các học viện đã rất chủ động và thích ứng nhanh với diễn biến dịch bệnh, đã áp dụng sinh động và hiệu quả công nghệ thông tin, công nghệ số vào giảng dạy và đào tạo, đặc biệt đã chủ động xây dựng các kịch bản để ổn định trở lại các hoạt động đào tạo và thi tuyển sinh đại học.
Bộ GD&ĐT không biên soạn bộ sách riêng, tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng.
Tiết kiệm ngân sách hàng trăm tỷ đồng
Liên quan đến việc yêu cầu biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nêu quan điểm: “Chúng ta cần ghi nhận và đánh giá cao Bộ GD&ĐT đã tự cắt bỏ, đặc ân trong việc biên soạn riêng bộ sách giáo khoa, vì nếu biên soạn thì bộ sách này dù chất lượng thế nào cũng sẽ được lựa chọn nhiều nhất.
Không biên soạn bộ sách riêng, điều đó không chỉ tiết kiệm cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng mà còn tạo điều kiện quan trọng để chúng ta thực hiện thành công chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa, tạo sự bình đẳng trong giáo dục”.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Quách Thế Tản đề nghị Chính phủ, trực tiếp là Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện tốt lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 – năm học đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội.
“Chính phủ đồng thời cần quan tâm cụ thể việc định giá sách giáo khoa sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và thu nhập của người dân. Vì đây là một loại hàng hóa đặc biệt”, đại biểu Quách Thế Tản chia sẻ.
Đề cập đến công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đại biểu Quách Thế Tản cho rằng, trong quá trình tổ chức thực hiện, việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ tổng kết của Chính phủ, của cấp ủy và chính quyền chưa thường xuyên, chặt chẽ và có nơi chưa thực chất, do đó hiệu quả của các chương trình, đề án về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đạt được chưa cao. Do đó, đại biểu Quách Thế Tản đề nghị Chính phủ sớm có giải pháp có hiệu quả để khắc phục hạn chế này.
Phát biểu góp ý cho báo cáo kinh tế – xã hội của Chính phủ ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước) đề nghị, Chính phủ phải thực sự ưu tiên nguồn lực, các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học trong các cấp học.
Hoàn thiện văn bản và tổ chức hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, đặc biệt giải trình về chất lượng giảng dạy, công tác tuyển sinh, thu phí người học.
Đồng thời, hoàn thành quy hoạch mạng lưới, cơ cấu ngành nghề đào tạo, giáo dục đại học, dạy nghề. Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị đối với giáo dục phổ thông.
Đại biểu Phan Văn Lượng cũng đề nghị Chính phủ có hướng dẫn về tiêu chí, định mức xây dựng, tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo để đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu 20% và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn lực này.
Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các trường gặp gỡ, giải thích với phụ huynh học phí dịch mùa COVID
Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu các trường ngoài công lập phải tổ chức gặp gỡ trao đổi, giải thích với phụ huynh học sinh về các khoản thu phát sinh phù hợp với tính hình thực tế, nếu không tổ chức học trực tuyến thì sẽ không được thu học phí và các khoản thu hộ, chi hộ...
Trường quốc tế Úc (AIS Saigon) bị phụ huynh kéo đến trường phản đối học phí ngày 6/5
Ngày 14/5, Sở GD&ĐT TPHCM có công văn gửi các cơ sở giáo dục "Về tổ chức thực hiện thu học phí và các khoản thu khác năm học 2019-2020 khi tổ chức đi học lại của các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo Thành phố". Động thái này diễn ra sau hàng loạt trường ngoài công lập bị phụ huynh kéo đến trường cầm tờ rơi, băng rôn phản đối chính sách học phí mùa dịch và yêu cầu gặp lãnh đạo trường để đối thoại....
Theo đó, đối với cơ sở giáo dục công lập, các trường không được thu học phí quá 8 tháng, phải công khai khoản thu học phí và các khoản thu khác.
Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập, Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, ngày 27/2, Sở đã có công văn thực hiện thu học phí và các khoản thu khác trong thời gian tạm nghỉ học do dịch bênh COVID-19 trong đó nói rõ: "Riêng đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập khác cần thỏa thuận với phụ huynh học sinh các khoản thu phát sinh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính công khai và được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, trong thời gian cách ly xã hội vừa qua, phụ huynh học sinh và một số cơ sở giáo dục ngoài công lập chưa liên hệ chặt chẽ với nhau nên phát sinh thắc mắc về các khoản thu..."
Phụ huynh trường dân lập quốc tế Việt Úc bị phụ huynh phản đối ngày 14/5
Do đó, Sở GD&ĐT TPHCM đề nghị các cơ sở giáo dục ngoài công lập tổ chức gặp gỡ, trao đổi và giải thích với phụ huynh học sinh về các khoản thu phát sinh phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính công khai và tạo được sự đồng thuận; Nếu tổ chức học trực tuyến thì việc xác định thu trong thời gian nghỉ học do dịch bệnh cần căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để thực hiện các hoạt động tổ chức dạy, thời gian học thực tế trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỷ lệ hoàn thành chương trình học. Nếu không tổ chức dạy học trực tuyến thì không được thu học phí và các khoản thu hộ, chi hộ.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT TPHCM cũng yêu cầu các trường nếu đã tổ chức thu thì sẽ thực hiện thanh toán bù trừ khi học sinh đi học trở lại và thanh quyết toán vào cuối năm học với phụ huynh học sinh, có chính sách giảm trừ mức thu học phí phù hợp với thời gian điều chỉnh khung kế hoạch năm học 2019- 2020 và theo Quyết định 1588 của UBND TPHCM.
Được biết, từ đâu tháng 4 đến nay, hàng loạt trường ngoài công lập như trường dân lập quốc tế Việt Úc (VAS), trường quốc tế Úc (AIS Saigon), trường Song ngữ EMASI, trường quốc tế Sao Việt, trường quốc tế Việt Nam- Phần Lan, trường quốc tế Mỹ (TAS)... đều bị phụ huynh phản đối thu học phí mùa dịch. Một số trường còn bị phụ huynh kéo đến cổng trường cầm tờ rơi, băng rôn phản đối, yêu cầu được gặp lãnh đạo để đối thoại....
"Tiếp" phụ huynh qua song cửa, Trường Quốc tế Mỹ khẳng định không né tránh Sau lần hẹn bất thành, phụ huynh Trường Quốc tế Mỹ tập trung đến trường đối thoại về học phí nhưng bị từ chối. Phụ huynh cho rằng trường né tránh nhưng trường khẳng định đây là tình huống bị động. Như chúng tôi đã đưa tin, 13h ngày 11/5, hàng chục phụ huynh Trường Quốc tế Mỹ (TAS) tập trung tại cơ...