Cần sự phối hợp liên ngành để can thiệp cho trẻ rối loạn học tập
Chiều 25/7, tại tọa đàm khoa học “ Rối loạn học tập: Hiểu biết để hành động”, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần sự phối hợp liên ngành để can thiệp cho trẻ Rối loạn học tập (RLHT).
ThS Hoàng Thị Nga (Trường ĐH Sư phạm TPHCM) trình bày tham luận tại tọa đàm
Tọa đàm do Viện Di truyền Y học, Trường ĐH Y Dược TPHCM, Trường ĐH Sư phạm TPHCM đồng tổ chức.
Theo các nhà nghiên cứu, RLHT (leaning disability) là một trong những biểu hiện của bất thường phát triển thần kinh. RLHT có thể gặp ở 10-15% trẻ tuổi học đường, và có thể kéo dài về sau, nếu không có biện pháp can thiệp thích hợp, vì thế đã và đang được nhiều nước quan tâm.
Hiện đối tượng này ngày càng nhiều nhưng lại không biết can thiệp như thế nào. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bị rối loạn học tập nhưng không tìm ra nguyên nhân. Nhiều ý kiến cho rằng nên có danh mục trẻ bị RLHT để cả xã hội can thiệp.
TS Giang Hoa (Viện Di truyền Y học) trình bày tham luận tại tọa đàm
Theo TS Giang Hoa (Viện Di truyền Y học), bên cạnh các biện pháp chẩn đoán các bệnh lý gây nên chứng rối loạn bệnh tật trước đây, nay nhờ có thêm giải pháp về di truyền mà người ta có thêm cơ sở để chẩn đoán, loại trừ. Giải pháp này cũng chẩn đoán được 26% trường hợp.
Ở góc nhìn từ giáo dục, ThS Hoàng Thị Nga (Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm TPHCM) cho rằng, Luật Người khuyết tật năm 2010 quy định các dạng tật hiện nay ở Việt Nam bao gồm 6 dạng, đó là: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ và các khuyết tật khác. Mỗi một dạng khuyết tật đều có các tiêu chí nhận dạng và đặc điểm nhận biết khác nhau. Theo Luật này, khuyết tật học tập (KTHT) vẫn chưa được thể hiện rõ trong phân loại các dạng tật. Học sinh KTHT thường bị nhầm lẫn với học sinh khuyết tật trí tuệ và thường được bạn bè, giáo viên cho rằng thành tích học tập yếu kém là do các em lười biếng, ngu dốt, ẩu, khờ…
Thời điểm xác định trẻ có bị KTHT hay không diễn ra chậm hơn các dạng khuyết tật khác. Khó khăn trong học tập tập bắt đầu thể hiện trong suốt tuổi đến trường nhưng cũng có thể chưa thể hiện đầy đủ cho tới khi những yêu cầu về kĩ năng đó vượt quá khả năng của cá nhân trẻ. Do đó cần nhiều thời gian để chẩn đoán chính xác dạng khuyết tật này.
Thêm vào đó, nguyên nhân gây nên khuyết tật là do khiếm khuyết chức năng của hệ thần kinh, khuyết tật trí tuệ, độ nhạy bén không hoàn chỉnh của thị giác, thính giác, rối loạn tâm thần hoặc thần kinh khác, rối loạn tâm lí xã hội, thiếu hụt năng lực trong ngôn ngữ hướng dẫn học đường hoặc phương pháp giáo dục bất phù hợp không phải là nguyên nhân gây ra KTHT.
Chính vì vậy, việc nhận diện và xác định học sinh KTHT không hề dễ dàng và đơn giản, cần sự tham gia của nhóm các nhà chuyên môn gồm bác sĩ thần kinh nhi, chuyên viên tâm lý, các nhà trị liệu, giáo viên giáo dục đặc biệt và các giáo viên dạy trực tiếp học sinh. Tuy nhiên góc nhìn hệ thống này vẫn chưa được triển khai hiệu quả tại Việt Nam.
Công Chương
Theo giaoducthoidai
Điểm sàn khối ngành sức khỏe, sư phạm: Yếu tố quyết định là chất lượng chứ không phải nguồn tuyển
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, các ngành được bộ này quy định điểm sàn đều dư nguồn tuyển, dù hệ số dư khác nhau giữa các ngành. Tuy nhiên, yếu tố quyết định điểm sàn là chất lượng chứ không phải là số dư nguồn tuyển.
Video đang HOT
Bà Phụng cho biết: "Căn cứ chủ yếu để các hội đồng tư vấn của Bộ GD-ĐT giúp Bộ trưởng xác định điểm sàn là yêu cầu về chất lượng đối với nguồn tuyển của các ngành cần quy định điểm sàn và phổ điểm thi của thí sinh (TS). Bên cạnh đó còn tham khảo các yếu tố về chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng TS lựa chọn, điểm ưu tiên... Sau khi có quyết định điểm sàn, chúng tôi cũng được nghe một số ý kiến tỏ ra lo lắng về nguồn tuyển của các trường liên quan khi mà điểm sàn có vẻ cao... Như tôi vừa nói, căn cứ chủ yếu để xác định điểm sàn là yêu cầu về chất lượng đối với nguồn tuyển của ngành sư phạm và sức khỏe, để đảm bảo và nâng cao chất lượng đội ngũ thầy cô giáo, thầy thuốc và cán bộ y tế".
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Ảnh: Quý Hiên
Ngăn chặn một số trường lấy điểm quá thấp
Ngưỡng đảm bảo này sẽ tác động như thế nào tới việc nâng cao chất lượng đào tạo y dược, sư phạm cũng như nguồn tuyển của hai khối ngành này?
Điểm sàn sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng nguồn tuyển, chất lượng đầu vào của các ngành quan trọng là đào tạo thầy cô giáo và đào tạo đội ngũ thầy thuốc, cán bộ y tế - những người có vai trò quyết định tới trí tuệ, thể chất và sức khỏe của các thế hệ trẻ nói riêng và toàn dân tộc nói chung. Đặc biệt là chính sách điểm sàn sẽ ngăn chặn một số trường do thiếu nguồn tuyển nên có thể lấy điểm quá thấp, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực nói chung. Từ việc nâng cao chất lượng đầu vào sẽ tác động đến chất lượng dạy và học, chất lượng đầu ra, đến việc làm của sinh viên tốt nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, có sức cạnh tranh trong thị trường lao động ngày càng không biên giới.
Thưa bà, số dư nguồn tuyển của các ngành trên là bao nhiêu?
Ở trình độ ĐH, số dư nguồn tuyển của các ngành đào tạo giáo viên khoảng 1,51/1 chỉ tiêu tuyển sinh. Số dư của các ngành khác như sau: y khoa khoảng 1,77; răng hàm mặt 5,08; y học cổ truyền 1,25; dược học 1,29; các ngành điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng có số dư là 1,18. Số dư nguồn tuyển chênh lệch giữa các ngành phản ánh tính hấp dẫn và nhu cầu của người học đối với ngành đó. Điều đó cũng chứng tỏ điểm sàn chủ yếu để đáp ứng mục đích đảm bảo yêu cầu chất lượng của các ngành, có tham khảo nhưng không phụ thuộc vào số dư nguồn tuyển.
Sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Không nên đánh đổi chất lượng để lấy số lượng nguồn tuyển
Năm 2019 là năm thứ hai điểm sàn tuyển sinh do trường quyết định, trừ ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe. Bộ có kiểm soát được chất lượng đầu vào của các trường hay không?
Theo quy định của pháp luật, điểm sàn của các trường do các trường tự chủ quyết định nhưng phải đưa vào đề án tuyển sinh và công khai trên cổng thông tin quốc gia của Bộ GD-ĐT để thanh, kiểm tra và xã hội giám sát. Các thông tin này cũng phải khai báo trên trang nghiệp vụ tuyển sinh để phần mềm theo dõi, lọc các TS không đủ điểm sàn ra khỏi nguồn xét tuyển của các trường. Sau khi TS trúng tuyển, các trường phải cập nhật danh sách nhập học lên cơ sở dữ liệu tuyển sinh để thống kê và kiểm tra việc thực hiện các điều kiện xét tuyển. Quy trình trên hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình xác định và thực hiện điểm sàn của các trường.
Thực tế, trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, một số ít trường có thể xác địnhđiểm sàn thấp để đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu. Đối với những trường hợp này, chúng tôi đã có trao đổi với lãnh đạo nhà trường những thông tin chung về nguồn tuyển, phổ điểm, đánh giá chất lượng của từng ngưỡng xét tuyển... để khuyến cáo các trường cân nhắc trong việc quyết định chính sách chất lượng của trường mình. Nếu xác định điểm sàn quá thấp cũng đồng nghĩa với việc các trường tự xác định vị thế chất lượng thấp của mình trong hệ thống.
Năm 2018, khoảng hơn 30 trường có ngành lấy điểm sàn đến 13, chủ yếu là các trường tư thục, trường thuộc một số tỉnh ở địa bàn khó khăn và trường đào tạo khối ngành nông lâm, thủy lợi... Điểm sàn thấp đồng nghĩa với chất lượng đầu vào thấp, nhưng không phải tất cả trường lấy điểm sàn thấp đều là những trường kém chất lượng. Nhưng mặt khác, cũng phải xác định giáo dục ĐH là giáo dục bậc cao, dù trong hoàn cảnh nào thì các trường cũng không nên đánh đổi chất lượng để lấy số lượng nguồn tuyển.
Vậy theo bà năm nay điểm sàn ở mức nào sẽ được coi là thấp?
Năm nay, đề thi đáp ứng tiêu chí 60% là kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp phổ thông. Phân tích phổ điểm cho thấy đề có độ phân hóa tốt. Kết quả phân tích dữ liệu điểm thi 2019 cho thấy số thí sinh đạt ngưỡng 13 điểm năm nay là 96%, tương đương với ngưỡng 12 điểm của năm 2018 (cũng đạt 96%). Do vậy, nếu căn cứ vào tỷ lệ TS đạt từng ngưỡng điểm thì trường nào xác định điểm sàn 13 chỉ tương đương với mức 12 điểm của năm 2018.
Ý kiến
Ủng hộ điểm sàn khối ngành sức khỏe
"Trường ủng hộ Bộ GD-ĐT khi Bộ đặt ngưỡng sàn là 21 điểm với ngành y khoa, 20 điểm với dược khoa. Đây là các ngành đào tạo quan trọng, nên đòi hỏi cao về chất lượng tuyển sinh là hợp lý".
GS Vũ Văn Hóa
(Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội)
Có thể yên tâm về chất lượng
"Việc Bộ GD-ĐT đưa ra được ngưỡng đảm bảo chất lượng như năm nay là rất tốt. Nếu so với chỉ tiêu, điểm sàn mà Bộ đặt ra là không cao, nhưng so với "sàn" các ngành khác (chỉ 14 điểm) thì sàn của ngành y dược đã có thể khiến những người quan tâm tới đào tạo y dược yên tâm về chất lượng đầu vào khối ngành này".
GS Nguyễn Hữu Tú
(Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội)
Không ảnh hưởng trường công lập
Điểm sàn các ngành sức khỏe là một cách sàng lọc TS đầu vào và mức điểm này tương đối phù hợp. Mức điểm sàn này với các trường công lập sẽ không ảnh hưởng gì.
PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi
(Trưởng phòng Đào tạo - Trường ĐH Y Dược TP.HCM)
Mức sàn sư phạm là phù hợp
Điểm sàn các ngành của trường đều tăng so với năm ngoái một phần do phổ điểm thi năm nay cao hơn và quan trọng là trường xác định điểm sàn khá sát với điểm chuẩn. Do vậy, ngưỡng điểm tối thiểu Bộ đưa ra ở mức phù hợp với các trường.
Thạc sĩ Lê Phan Quốc
(Phó trưởng phòng Đào tạo - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Phương án hợp lý
"Các mức sàn ngành sức khỏe năm nay mà Bộ GD-ĐT đặt ra là phương án hợp lý nhất, vừa đạt yêu cầu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành y dược, vừa đảm bảo nguồn tuyển so với tổng chỉ tiêu của khối ngành này và chỉ tiêu của trường".
PGS Nguyễn Văn Khải
(Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Hải Phòng)
Mức sàn chung chưa thuyết phục
Một mức sàn chung 18 điểm cho các ngành sư phạm bậc ĐH là chưa thực sự thuyết phục. Bởi lẽ, phổ điểm thi THPT quốc gia năm nay khá chênh lệch ở các tổ hợp môn, đặc biệt là giữa tổ hợp có điểm trung bình cao nhất với tổ hợp có điểm trung bình thấp nhất. Vì vậy, đưa ra một mức chung cho tất cả tổ hợp là chưa phản ánh được sự tương đồng.
Trưởng phòng Đào tạo một trường ĐH có đào tạo ngành giáo viên
Quý Hiên - Hà Ánh (ghi)
Nhiều trường đã công bố điểm sàn
Hôm qua 21.7, một số trường ĐH có đào tạo khối ngành sức khỏe, sư phạm đã công bố mức điểm sàn xét tuyển theo kỳ thi THPT quốc gia.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM có 3 mức sàn: cao nhất là 21 điểm, áp dụng cho 3 ngành: y khoa, dược học và răng hàm mặt. Ngành y học cổ truyền xét từ 20 điểm. Các ngành còn lại cùng mức 18 điểm.
Trường ĐH Lạc Hồng công bố điểm sàn ngành dược là 20 điểm.
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng thông qua điểm sàn hôm qua với 3 ngành điểm cao nhất 21 (cao hơn sàn của Bộ GD-ĐT 3 điểm), gồm sư phạm toán, sư phạm hóa và sư phạm tiếng Anh.
Trường ĐH Sài Gòn điểm sàn cao nhất ở các ngành: sư phạm toán học, sư phạm hóa học, sư phạm vật lý và giáo dục mầm non, cùng 20 điểm.
Hà Ánh - Đăng Nguyên
Theo Thanh niên
Cần Thơ: Chú trọng công tác tư vấn học đường tại các trường trung học Ngày 24/7, tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa (TP Cần Thơ), Sở GD&ĐT TP Cần Thơ cùng Trường ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức Hội thảo Thực trạng công tác tư vấn học đường tại các trường trung học trên địa bàn TP Cần Thơ. Quang cảnh hội thảo Tham dự hội thảo có bà Trần Hồng Thắm - Giám đốc Sở GD&ĐT...