Cần sớm làm rõ những dấu hiệu sai phạm tại trường tiểu học Trung Hiền?
Một số giáo viên của trường Tiểu học Trung Hiền phản ánh việc Hiệu trưởng của trường có nhiều sai phạm trong nghiệp vụ, quản lý, và còn có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng tới người khác?
Trong trường học, hiệu trưởng giữ một vị trí quan trọng và được coi là “linh hồn” của nhà trường. Bởi lẽ với cách điều hành, quản lý của hiệu trưởng sẽ tác động không nhỏ đến chất lượng dạy và học, ảnh hưởng tới đời sống vật chất và tinh thần của hàng chục, hàng trăm giáo viên và nhân viên đang thực hiện sứ mệnh ươm mầm và chắp cánh cho những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong tuần qua, báo Đời Sống và Pháp luật có nhận được đơn tố cáo của cô Phạm Thị H., hiện đang là giáo viên tiếng Anh, Trường Tiểu học Trung Hiền (địa chỉ số 10 ngõ Trại Cá, đường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội). Trong đơn có kèm những hình ảnh, file ghi âm và những tài liệu cô H. tố cáo Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường, trong đó có cô T.P.L là Hiệu trưởng kiêm Bí thư Chi bộ nhà trường có hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, gây hoang mang tinh thần, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của giáo viên(?). Bên cạnh đó, còn có nhiều sai phạm liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng người lao động sai và vi phạm Luật Lao động. Trước nội dung tố cáo dài gần 6 mặt giấy, phóng viên đã liên hệ làm việc với cô H. để tìm hiểu rõ thực hư vụ việc.
Trường tiểu học Trung Hiền, nơi có giáo viên phản ánh sự việc.
Nói chuyện với phóng viên, cô H. bức xúc cho biết: Cô T.P.L vốn là Hiệu trưởng nhà trường đáng lẽ phải là tấm gương tốt cho các giáo viên khác như tôi và học sinh noi theo, học tập nhưng cô T.P.L trong quá trình làm việc lại có thái độ cư xử không tốt, thiếu văn hóa, lườm nguýt giáo viên, ảnh hưởng đến tâm lý và làm cho một số đồng chí giáo viên vì quá áp lực mà phải chuyển trường (trong đơn có kèm tin nhắn phản ánh của các giáo viên đã chuyển trường). Bản thân cô H. cũng là một trong những giáo viên bị cô T.P.L gây áp lực, vu khống và xúc phạm đến danh dự, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đỉnh điểm là sự việc cô T.P.L cùng các cô trong BGH nhà trường đã tự ý giả mạo làm đơn kiện trên danh nghĩa là ý kiến của phụ huynh học sinh nhằm hạ uy tín và bôi nhọ danh dự của cô Hương, trong khi đó bản thân phụ huynh của em học sinh này hoàn toàn không hề hay biết (có tin nhắn phủ nhận không hề có đơn kiện của phụ huynh học sinh).
Cũng theo lời trình bày của cô H., trong năm học 2017 – 2018, giáo viên này đã phấn đấu, tham gia đầy đủ và đạt thành tích trong các hoạt động thi đua của nhà trường, có cùng các giáo viên trong tổ chuyên biệt nộp bản đánh giá xếp loại cán bộ công chức theo đúng thời hạn đề ra nhưng lại bị BGH cho là nộp quá hạn nên không được tham gia bình xét xếp loại. Mặc dù, sau đó các giáo viên trong tổ đã làm biên bản xin xét thi đua bổ sung cho cô H. nhưng BGH vẫn chưa giải quyết. Với cách làm việc như vậy, phải chăng đây là một hình thức BGH đang gây khó dễ nhằm làm ảnh hưởng uy tín và phủ nhận những công lao của cô H. trong suốt quá trình giảng dạy năm học qua? Hơn thế nữa, không chỉ bản thân cô H. bức xúc mà các cô giáo khác cũng đều cảm thấy không hài lòng khi cách quản lý và điều hành của Ban Giám hiệu nhà trường đang tạo tâm lý hoang mang, sợ sệt và môi trường làm việc không thoải mái, khiến các giáo viên chán nản và không có ý định gắn bó lâu dài.
Video đang HOT
Không dừng lại ở đây, cô H. còn tố cáo Hiệu trưởng T.P.L có những dấu hiệu sai phạm trong quá trình công tác, cụ thể như: Thu tiền trái tuyến, chi tiêu tiền không minh bạch trong các năm học từ năm 2014 đến nay; thu những khoản không đúng quy định như tiền ăn bán trú, tiền nước uống học sinh… Cùng với các cô trong BGH là cô T.T.D.T, Hiệu phó và cô N.T.P là cán bộ trong Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường có thái độ cư xử thiếu văn hóa, vi phạm Luật Lao động khi bắt giáo viên làm quá giờ quy định, gây khó dễ với các giáo viên trẻ, trù dập và có thái độ coi thường giáo viên tỉnh mới chuyển đến… Liệu tất cả những phản ánh của cô H. nói trên là có cơ sở? Và nếu thực sự những điều này là sự thật thì BGH nhà trường cần xem lại cách quản lý và điều hành của mình, các cơ quan chức năng cần vào cuộc và có những biện pháp xử lý nghiêm để đem lại một môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phụ huynh và học sinh yên tâm học tập.
Với mong muốn có góc nhìn đa chiều trước những nội dung tố cáo nêu trên, báo Đời Sống và Pháp luật xin chuyển đơn của cô giáo Phạm Thị H. đến các ban ngành chức năng để làm rõ vấn đề đang xảy ra tại Trường Tiểu học Trung Hiền và xử lý những sai phạm của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
T.V
Theo khoe365
Trẻ khôn ngoan là trẻ biết cãi
Trong khi cá tính và bản sắc trong mỗi đứa trẻ luôn đáng được đề cao thì ở nhiều nơi học sinh lại đang bị"nhào nặn" theo một cái khuôn để ra một mẫu số chung.
Nói một cách không ngoa rằng giờ không chỉ có bộ quần áo đồng phục mà các trường phát động học sinh mặc với mục tiêu để học trò không phân biệt giàu nghèo, phần lớn học sinh của chúng ta giờ "giống nhau đến quá thể" trong nhiều chuyện, đặc biệt phải kể đến đó là việc từ chối phản kháng với cái sai, cái xấu theo kiểu "cứ để thế có chết ai!".
Nhiều câu chuyện phi giáo dục vẫn đang diễn ra tại rất nhiều ngôi trường. Nhiều những cư xử bất công, thiếu nhân văn, thậm chí có cả sự xúc phạm danh dự học sinh của thầy cô khiến học trò uất ức, bất bình. Nhưng đối diện trước những điều ấy, phần lớn học sinh đều im lặng. Một sự im lặng đến đáng sợ.
Hậu quả của điều này đã rõ với quá nhiều bằng chứng xót xa: Nghe lệnh cô giáo chủ nhiệm tát bạn, tất cả học trò của lớp 6 ở Quảng Bình răm rắp nghe lời (dù muốn hay không) và 231 cái tát đã khiến cậu bé 12 tuổi phải nhập viện.
Rồi vì "nể" thầy mà hàng loạt nam sinh của trường dân tộc nội trú Thanh Sơn, Phú Thọ nén đau đớn bước qua cánh cửa phòng thầy để phục tùng thú tính của một " yêu râu xanh" đội lốt nhà giáo.
Sự từ chối phản kháng của học sinh bắt nguồn chính từ cách giáo dục của thầy cô và trường học. Ảnh minh họa
Hơn bất cứ ai, học trò là những người đáng thương bởi các em như những tờ giấy trắng, thầy cô và xã hội vẽ lên sao thì ra như vậy.
Sự từ chối phản kháng của các em bắt nguồn chính từ cách giáo dục của thầy cô và trường học.
Hỏi học trò sao có thể làm khác một khi ý thầy cô được xem như ý trời. Thầy cô đã hạ lệnh thì tất cả học sinh chỉ còn một việc duy nhất là răm rắp làm theo, răm rắp... gây tội và thậm chí thoả mãn vì mình rất ngoan, đã nghe lời cô giáo. Còn thầy cô giáo thì rất hài lòng vì học trò đã răm rắp nghe lời mình. Một vòng luẩn quẩn phi giáo dục cứ thế đeo bám chặng đường trồng người.
Tư duy giáo dục một chiều khép kín thầy nói-trò nghe, tiêu diệt phản biện, tiêu diệt tranh luận đã ngấm sâu ở hầu khắp các trường, tạo thành nếp nghĩ vô cùng nguy hiểm, không "vâng lời" sẽ bị loại bỏ.
Trong khi ở nhiều nước, giáo dục đang đề cao sự phát triển tự nhiên, đề cao tính riêng có và bản sắc trong mỗi học trò thì hiện ở nhiều trường, nhiều thầy cô giáo dường như lại đang nhào nặn học sinh theo một mẫu số chung, một khuôn chung. Tư duy sáng tạo cá nhân hẳn nhiên sẽ bị bóp nghẹt trong khuôn người này.
Có ý chí, có kiến thức, có phản biện, có tranh luận, có tư duy độc lập mới là mục tiêu của con người hiện đại. Vậy cách giáo dục rập khuôn này có đang làm hỏng quá trình đào tạo học sinh?
Và cũng không chỉ ở nhà trường, ngay trong các gia đình cũng cần cởi bỏ quan điểm những đứa trẻ chỉ được coi là ngoan khi làm đúng theo lời bố mẹ, trẻ chỉ được yêu mến nếu suy nghĩ và cảm nhận theo cách bố mẹ. Hãy để những đứa trẻ có quyền tham gia ý kiến. Đừng thấy trẻ phản biện thì nói trẻ hư nếu trẻ biết thể hiện quan điểm một cách lễ phép, chừng mực.
Hãy giúp những đứa trẻ tin rằng mình là người có năng lực và có quyền tự chủ, có khả năng giải quyết các khó khăn của mình. Những tiềm năng riêng sẽ giúp những đứa trẻ thay đổi cuộc sống của mình theo hướng tích cực.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Theo nguoiduatin
Cần giải pháp cho an toàn trường học Tại một trường học ở Bình Định, học sinh lớp 11 hành hung thầy giáo, khiến thầy phải nhập viện cấp cứu. Lãnh đạo nhà trường và Sở GD&ĐT Bình Định đang tìm hiểu nguyên nhân, chỉ đạo giải quyết vụ việc. Còn đông đảo giáo viên thì hoang mang, lo lắng về sự an toàn của bản thân trong môi trường học...