Cần sớm hoàn thiện hoàn thiện môi trường pháp lý lĩnh vực thẩm định giá
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về thẩm định giá tài sản trong xã hội ngày càng lớn. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này, để thẩm định giá trở thành một loại hoạt động dịch vụ tư vấn mang tính chuyên nghiệp, độc lập, khách quan, góp phần bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên tham gia thị trường.
Đến nay, đã có khoảng 300 doanh nghiệp thẩm định giá đang hoạt động
Phát triển mạnh nhờ hệ thống khung khổ pháp lý dần hoàn thiện
Trong thời gian qua, viêc quan ly nha nươc đôi vơi hoat đông kinh doanh dich vu thâm đinh gia ngay cang chăt che, chuyên nghiêp, thông qua viêc hê thông khung khô phap ly vê hoat đông nay kha hoan thiên va tiêm cân vơi cac chuân mưc quôc tê, thể hiện rõ nhất là Quốc hội nâng tầm quản lý giá từ Pháp lệnh giá lên Luật Giá.
Cung vơi đo, Chinh phu va Bô Tai chinh cung đa nhanh chong ban hanh cac Nghi đinh, Thông tư hương dân thưc hiên hương dân Luât, hương dân Nghi đinh, hướng dẫn các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam…
Nhờ đó, hoạt động thẩm định giá có nhiều thay đổi. Theo thông kê cua Cuc Quan ly Gia (Bô Tai chinh), tính đến nay, có 300 doanh nghiệp (DN) thẩm định giá đang hoạt động, với khoảng 1.400 thẩm định viên về giá đang hành nghề. Qua kết quả kiểm tra, giám sát của Cục Quản lý Giá cho thấy, nhiều DN thẩm định giá được Bô Tai chinh đánh giá, xếp hạng cao.
Video đang HOT
Đã xuất hiện những bất cập, hạn chế
Tuy nhiên, thưc tiên hôi nhâp kinh tê quôc tê noi chung va linh vưc thâm đinh gia riêng cho thây, du hiên nay, hành lang pháp lý về thẩm định giá luôn được Quôc hôi, Chinh phu, Bộ Tài chính va các bộ, ngành liên quan quan tâm sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh nhưng vẫn tồn tại một số quy định của pháp luật về thẩm định giá chưa đồng nhất giữa các ngành, một số lĩnh vực, thậm chí có tình trạng mâu thuẫn. Từ đo, những khó khăn nhất định đối với việc thực hiện nghiệp vụ thẩm định giá và trách nhiệm giải trình với cơ quan có thẩm quyền và khách hàng thẩm định giá đã nảy sinh.
Bên canh đo, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí có những hành vi không đúng pháp luật về thẩm định giá diễn ra giữa các DN thẩm định giá chưa được kiểm soát có hiệu quả, dẫn đến chất lượng dịch vụ không đảm bảo. Xuât hiên tinh trang DN này cạnh tranh với DN khác bằng cách chào giá dịch vụ thấp hơn nhiều; chào giá dịch vụ thấp đi liền với việc thỏa thuận ngầm với khách hàng thẩm định giá về “chiết khấu” “hoa hồng”, cung ứng dịch vụ khác đi kèm không thu tiền, chấp nhận các điều kiện của khách hàng không phù hợp với quy định…
Theo nhân đinh cua Bộ Tài chính, trong quá trình tổ chức thi hành các quy định hướng dẫn chi tiết Luật Giá tại Nghị định số 89/2013/NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá) đã phát sinh một số hạn chế và bất cập trong quá trình cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thẩm định giá, cũng như quản lý điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá. Điều này dẫn đến số lượng DN thẩm định giá phát triển “ nóng”, đồng thời, cũng xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ thấp giá và chất lượng dịch vụ, nhiều vụ việc thẩm định giá trong thi hành án, vay vốn ngân hàng gây bức xúc trong dư luận và xã hội…
Tăng cường công tác quản lý nhà nước
Theo Quyết định số 623/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 28/3/2014 về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam giai đoạn 2013-2020″, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, cả nước có khoảng 2200 thẩm định viên về giá; nhiều DN có quy mô lớn.
Để tăng cương công tac quan ly nha nươc đôi vơi hoat đông kinh doanh dich vu thâm đinh gia đap ưng đoi hoi thưc tiên va hôi nhâp kinh tê quôc tê, trong thơi gian tơi, theo các chuyên gia phân tích, các cơ quan quan ly cần tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện khung khổ pháp lý về thẩm định giá phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Trong đo, sơm ban hành nghị định sửa đổi Nghị định số 89/2013/NĐ-CP của Chính phủ nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý ổn định và thống nhất trong lĩnh vực thẩm định giá; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm định giá. Đồng thời, cần tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm hoạt động thẩm định giá tuân thủ đúng pháp luật, nâng cao chất lượng và tiện ích dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về thẩm định giá trị tài sản của khách hàng.
Bên canh đo, các cơ quan quản lý cần tiêp tuc phôi hơp vơi Hôi Thâm đinh gia Viêt Nam, cac DN thâm đinh gia đê tiên hanh xêp hang kêt qua đanh gia chât lương hoat đông thâm đinh gia cua cac DN thâm đinh gia; Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá và thẩm định giá…
Theo Tapchitaichinh.vn
Mở rộng phạm vi hoạt động và chức năng cho DATC
Việc mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sẽ tạo ra kênh giải pháp góp phần giải quyết nợ xấu, nợ tồn đọng trong nền kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ. Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế trước yêu cầu xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp hiện nay...
Trong 16 năm qua, với hàng loạt cơ chế, chính sách, văn bản pháp lý có liên quan đến lĩnh vực mua bán nợ, tiếp nhận, xử lý tài sản tồn đọng, tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) đã được sửa đổi, bổ sung như: Luật DN 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN năm 2014... nhưng với DATC thì văn bản pháp lý quan trọng và cao nhất vẫn là Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập DATC.
Vì thế, việc nâng cao tính pháp lý theo hướng xây dựng, ban hành Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC, nhằm bổ sung phạm vi, đối tượng và chức năng đặc thù cho DATC góp phần giải quyết nợ xấu, nợ tồn đọng trong nền kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy tái cơ cấu DNNN theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng và DNNN, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.
Hiện nay, Bộ Tài chính - Cơ quan chủ quản của DATC đã nghiên cứu và đang hoàn tất để trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung mới so với quy định hiện hành.
Trong đó, mơ rông pham vi kinh doanh không chi la nơ xâu, ma bao gôm ca tai san nơ đong, dư an dơ dang, dư an cân hô trơ xử lý nợ đê hoan thành đưa vào vận hành, khai thác; Mở rộng đối tượng tham gia xử lý nợ và tài sản sang các tổ chức, cá nhân thuộc thành phần kinh tế khác, các đơn vị sự nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi...; Bổ sung chức năng để phat triên nganh nghê hô trơ nganh nghê kinh doanh chinh, mơ rông nganh nghê kinh doanh mới, bao gồm: Phat triên hoat đông quan ly đầu tư, khai thac tai san, dư an; mơ rông hoat đông tai cơ câu DN, găn vơi xư ly nơ, tai san va dư an; phat triên hoat đông tư vân, dich vu tai chinh, quan ly vôn gop...
Bổ sung quyền được hỗ trợ tài chính dưới hình thức tài trợ vốn vay ngắn hạn, bao lanh đối với các DN được DATC tham gia tái cơ cấu có khó khăn tài chính để sớm phục hồi sản xuất kinh doanh khi các DN này đáp ứng được các điều kiện về kiểm soát của DATC, có phương án khả thi, có tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Vậy, vì sao phải mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động của DATC? Sở dĩ cần sửa đổi, bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ cho DATC là vì ngoài việc tiếp tục hỗ trợ quá trình tái cơ cấu, sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN. Việc mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động cho DATC cũng sẽ giúp tạo ra kênh giải pháp mới cho các DN thuộc các thành phần kinh tế khác (không chỉ là các DNNN) đang gặp khó khăn về tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh có thể thực hiện tái cơ cấu, làm lành mạnh tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Qua đó, tạo công việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương; đồng thời, tăng thu cho NSNN.
Đi liền với đó, việc làm này cũng có tác động tích cực đối với các ngân hàng và DN trong việc hình thành một loại hàng hóa mới cho thị trường, giúp các ngân hàng thương mại xử lý nhanh khối lượng lớn nợ tồn đọng, tăng tính thanh khoản và an toàn của hệ thống tài chính ngân hàng; khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế, đồng thời cải thiện và nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng và DN.
Các chức năng, nghiệp vụ được bổ sung cũng sẽ giúp DATC gia tăng quy mô xử lý nợ và tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn (quay vòng vốn nhanh), qua đó vừa nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước, vừa rút ngắn thời gian tái cơ cấu DN và xử lý nợ; Tạo điều kiện cho DATC xử lý nợ, các tài sản hình thành từ hoạt động mua bán nợ, giảm tình trạng đóng băng của các khoản nợ, tài sản, nâng cao tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng của tài sản trong nền kinh tế, tạo ra dòng vốn mới cần thiết cho các DN đang có tình hình tài chính khó khăn (có tài sản tồn đọng nhưng không khai thác, xử lý được).
Việc bổ sung chức năng, nghiệp vụ hoạt động đồng bộ với mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động của DATC một mặt sẽ mở rộng hoạt động theo cả chiều sâu và chiều rộng, có tính tương tác và hỗ trợ lẫn nhau để phát huy hiệu quả các nguồn lực được bổ sung (nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, đào tạo, nâng cao chuyên môn chất lượng nhân sự...). Mặt khác, điều này sẽ thúc đẩy nhiều hơn trong hoạt động xử lý nợ, tài sản xấu của toàn bộ nền kinh tế.
Có thể nói, trong quá trình hoạt động, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi nhu cầu xử lý nợ trên thị trường lớn, DATC dường như bị bó hẹp bởi "chiếc áo" chính sách, khó có thể phát huy hết lợi thế sẵn có. Trước sự thay đổi về phạm vi hoạt động, cùng với nhu cầu xử lý nợ xấu ngày càng nhiều, đòi hỏi cần phải nâng cao năng lực pháp lý, mở rộng quyền hạn để DATC hoạt động hiệu quả, hạn chế tối đa rủi ro.
Việc bổ sung quyền là cần thiết, vì đối tượng DATC hỗ trợ là các doanh nghiệp khó khăn về tài chính, thua lỗ, không thể huy động được vốn lưu động để sản xuất kinh doanh và xác định đây là một trong những giải pháp, nghiệp vụ tái cơ cấu, xử lý tài chính cần thiết cho doanh nghiệp (tạo điều kiện để doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh).
Minh Hải - Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 9/2019
Ngân hàng phản ứng ra sao khi Moody's xem xét hạ tín nhiệm? Từ thông báo của Moody's tới khi đưa ra xếp hạng chính thức sẽ là 3 tháng. Trong thời gian này, nếu Việt Nam cải cách tích cực thì sẽ không bị hạ xếp hạng. Trao đổi với Zing.vn, hầu hết ngân hàng đều cho biết việc xem xét xếp hạng tín nhiệm này diễn ra ở những chỉ số ngân hàng đang...