Cần sớm hoàn thiện các quy định để phát triển KHCN trong trường đại học
Ngày 11/4, tiếp tục chuyến công tác phía Nam, đoan công tac do GS Tạ Ngọc Đôn – Vụ trưởng Vu Khoa hoc, Công nghê va Môi trương (KHCN&MT, Bô GD&ĐT) dẫn đầu đã làm việc với Trường ĐH Nông Lâm TPHCM và Trường ĐH Sư phạm TPHCM, nhằm lấy ý kiến để hoàn thiện các dự thảo thúc đẩy sự phát triển KHCN trong các trường ĐH.
Theo GS Tạ Ngọc Đôn, nội dung chính của chuyến công tác là lắng nghe những góp ý của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cho các Dự thảo liên quan đến việc xây dựng các cơ chế chính sách về Phát triển nhóm nghiên cứu mạnh (NCM) trong cơ sở GDĐH; Khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ trong cơ sở GDĐH;
GS Tạ Ngọc Đôn phát biểu tại phiên làm việc chiều 11/4 với Trường ĐH Sư phạm TPHCM
Đầu tư phát triển một số phòng thí nghiệm liên ngành gắn với thực hiện các chương trình nghiên cứu trọng điểm để phát triển một số ĐH, trường ĐH trọng điểm; Đánh giá hiệu quả hoạt động KHCN giai đoạn 2012-2017 và kế hoạch khoa học và công nghệ 2020.
Dự thảo rất hữu ích cho sự phát triển KHCN
Trong phiên làm việc chiều 11/4 tại Trường ĐH Sư phạm TPHCM, đoàn đã lắng nghe ý kiến góp ý của BGH, đại diện các khoa và các nhà khoa học tiêu biểu trong trường. Phần lớn, ý kiến đều đánh giá cao sự hữu ích cũng như tính khoa học của 3 dự thảo nêu trên. Bên cạnh đó, đại diện các đơn vị trong trường cũng có những chia sẻ thêm để làm sáng tỏ một số thuật ngữ, tiêu chí trong các dự thảo, chẳng hạn như tiêu chí nhóm NCM, vai trò vị trí của trưởng nhóm NCM, chỉ số H-index của các thành viên chủ chốt, chỉ tiêu bài báo ISI/năm mà nhóm NCM cần đạt được…
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP TPHCM cho rằng, với chỉ tiêu 10 bài báo ISI/năm rất khó thức hiện đối với lĩnh vực khoa học giáo dục, nhất là khi Trưởng nhóm NCM lại bị giới hạn về độ tuổi (để có thời gian đủ dài dẫn dắt nhóm NCM). Bên cạnh đó, ông Sơn cũng cho rằng theo dự thảo, nếu các trường chưa được đầu tư về cơ sở vật chất sẽ khó thành lập được nhóm NCM. Một vấn đề khác nữa là cần hiểu đúng về khởi nghiệp và các vấn đề liên quan đến đến khởi nghiệp, quy đổi giờ dạy và giờ NCKH cần linh hoạt theo đặc thù của mỗi trường.
Báo cáo với đoàn công tác, đại diện Trường ĐHSP TPHCM cho biết, thực hiện các quy định ngành, thời gian qua nhà trường cũng ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý để đẩy mạnh NCKH trong toàn trường, như Quyết định thành lập các nhóm NCM. Kết quả nhà trường đã công bố được 50 bài báo khoa học trong danh mục ISI trong năm 2018. Tuy nhiên, nhà trường cũng trình bày một thực tế là hiện tại nhiều phòng thí nghiệm của trường đã tụt hậu, xuống cấp trầm trọng nhưng chưa có kinh phí để thay mới hay duy tu, sửa chữa.
Video đang HOT
Đoàn công tác tham quan phòng thí nghiệm của Trường ĐHSP TPHCM
GS Tạ Ngọc Đôn chia sẻ, khi tham quan các phòng thí nghiệm của Trường ĐHSP TPHCM ông rất xúc động và hết sức bất ngờ vì cơ sở vật chất của các phòng thí nghiệm nơi đây vừa thiếu lại chất lượng thấp do đa số đã được đầu tư từ hơn 10 năm qua. Ông cho rằng, nhà nước cần đầu tư thích đáng cho các trường đại học sư phạm trong điểm nói chung và Trường ĐHSP TPHCM nói riêng, bởi nơi đây đã và đang có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ các thầy cô cho toàn bộ khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ.
Phải tháo được nút thắt cơ chế
Trước đó, trong phiên làm việc sáng ngày 11/4 tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, nhiều giang viên, nha khoa hoc của trường đã đóng góp ý kiến với đoàn công tac, bày tỏ mong muôn được nghiên cưu khoa hoc nhiều hơn. Đồng thời đánh giá cao 3 dự thảo chính sách cho KHCN trong các cơ sở GDĐH hiện nay đang rất được đội ngũ các nhà khoa học trong các cơ sở GDĐH quan tâm, khẳng định đó chính là các nut thăt cơ chê rất cần sớm được tháo gỡ.
“Nếu không nhanh chóng hiện thực hóa các chính sách để thúc đẩy sự phát triển KHCN trong các ĐH, thì việc giải phóng, khai phá sức sáng tạo của các nhà khoa học sẽ tiếp tục gặp khó khăn, khó có thể xây dựng thành công ĐH trọng điểm, ĐH thông minh theo kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ” - GS Tạ Ngọc Đôn
PGS.TS Nguyên Huy Bich- Trương Khoa Cơ khi- Công nghê Trương ĐH Nông Lâm TPHCM cho răng: Muc tiêu va hương đi cua Bô GD&ĐT thông qua các Dư thao lần này la rất đung và trúng, hoan toan phù hợp thực tiễn hiện nay. Điều này cũng cho thây Bô GD&ĐT đa nhin thấy ro thưc trang đang tôn tai, kim ham công tac NCKH trong cac trương. Nếu giải quyết tốt cơ chế tài chính khoán đến san phâm nghiên cưu cuôi cung, nhằm giảm các thủ tục hành chính cho các nhà khoa học thi viêc xây dựng thành công cac nhom NCM trong cac trương đại học, với hương nghiên cưu chuyên sâu giải quyết các bài toán lớn của thị trường công nghệ Việt Nam hiện nay, hướng đến việc hình thanh cac trung tâm nghiên cưu xuât săc la điêu hoan toan kha thi.
Đông tinh quan điêm trên, PGS.TS Lê Đinh Đôn- Viên trương Viên nghiên cưu Công nghê sinh hoc va Môi trương Trương ĐH Nông Lâm TPHCM cho răng: Dư thao cân hương đên thao “nut thăt”, tao cơ chê thông thoang hơn cho chinh đôi ngu nghiên cưu. Trong đó, cho phép các nhà khoa học là tác giả các giải pháp công nghệ có thể thành lập doanh nghiệp KHCN trong trường ĐH và được phép làm giám đốc doanh nghiệp này. Nếu không thì rất khó có thể xây dựng thành công mô hình khởi nghiệp doanh nghiệp trong các cơ sở GDĐH hiện nay.
Đại diện Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đóng góp ý kiến với đoàn công tac
Khi ban sâu vê cơ chê, chinh sach phat triên nhom NCM trong cac trương đại học, PGS.TS Nguyên Huy Bich cũng nhấn mạnh răng: Dư thao cân phai hương đên viêc tân dung chât xam, sư thông tuê cua đôi ngu cac nha khoa hoc đã có “thương hiệu”, không nên giơi han đô tuôi quản lý, bơi theo ông ơ ngương 60 tuôi thưc tê mơi la đô tuôi chin muồi đê lam công tac NCKH.
Gop y cho Dư thao cơ chê chinh sach khuyên khich khơi nghiêp, đôi mơi sang tao găn vơi chuyên giao công nghê, nhiều giảng viên, nha khoa hoc Trương ĐH Nông Lâm TPHCM cho rằng, để đôi mơi sang tao găn vơi chuyên giao công nghệ đang rất cần môi trường tự chủ toàn diện. Trong đó, co 3 viêc lơn cua khơi nghiêp, đôi mơi sang tao va chuyên giao trong trương ĐH cân phai được lam ro. Thứ nhất, phải xác định đúng vai tro cua doanh nghiêp KH&CN trong trương ĐH. Thư hai, quyền lợi của cua cac doanh nghiêp tham gia chuyên giao công nghệ và san phâm NCKH cua các nhà khoa học cần được xác định rõ. Thứ ba, vai tro hô trơ cua cac trương đai hoc cho đôi ngu nha khoa hoc trong qua trinh NCKH cũng cần được đẩy mạnh.
Phát biểu tổng kết chuyến công tác lần này, GS Tạ Ngọc Đôn chia sẻ: “Trong những ngày qua, đoàn đã làm việc với các đại học và trường ĐH lớn là ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐHSPKT TPHCM, ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐHSP TPHCM. 3 nội dung mới về cơ chế chính sách để phát triển KHCN được các trường hưởng ứng nồng nhiệt. Nhiều ý kiến đóng góp của đại diện các trường rất xác đáng, đoàn đã ghi nhận và tiếp thu. Đây cũng là điểm nghẽn lớn nhất về cơ chế chính sách đối với sự phát triển KHCN của các trường ĐH hiện nay.
Nếu không nhanh chóng hiện thực hóa các chính sách này thì việc giải phóng, khai phá sức sáng tạo của các nhà khoa học sẽ tiếp tục gặp khó khăn, khó có thể xây dựng thành công ĐH trọng điểm, ĐH thông minh theo kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ được thể hiện trong Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 15/01/2019 về Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 – 2025″.
Anh Tú- Công Chương
Theo GDTĐ
Bổ nhiệm hai phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
GD&TĐ - Chiều ngày 29/3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ ký quyết định số 789/QĐ-BGDĐT bổ nhiệm Tiến sĩ Trần Đình Lý - Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TPHCM giữ chức vụ Phó hiệu trưởng nhà trường.
Tiến sĩ Trần Đình Lý chính thức được bổ nhiệm làm Hiệu phó Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
Tiến sĩ Trần Đình Lý tốt nghiệp ĐH chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM vào năm 1990. Ông lấy bằng Thạc sĩ cùng chuyên ngành vào năm 2003, lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành kinh tế Nông nghiệp vào năm 2012.
Tiến sĩ Trần Đình Lý là người có thâm niên công tác và đảm dương nhiều vị trí quản lý quan trọng tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM. Ông từng giữ chức vụ Thư ký hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM giai doạn 1990-1997.
Giai đoạn 1998-2007, Tiến sĩ Trần Đình Lý giữ chức Trưởng phóng kế hoạch tài chính nhà trường. Năm 2007-2012 ông giữ chức vụ Trưởng Phòng Công tác sinh viên, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp.
Từ tháng 9/2012 đến nay, Tiến sĩ Trần Đình Lý giữ chức trưởng phòng đào tạo Nhà trường.
Đồng thời, cùng ngày Bộ trưởng cũng đã bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Tất Toàn- Trưởng khoa Chăn nuôi- Thú y Trường ĐH Nông Lâm TPHCM giữ chức hiệu phó nhà trường.
Anh Tú
Theo Giáo dục Thời đại
Nhiều trường tổ chức môn học quốc phòng "chui" Ngày 29-3, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP-AN) TPHCM tổ chức hội nghị đánh giá công tác giáo dục QP-AN năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. Ảnh minh họa Năm 2018, Hội đồng QP-AN thành phố, quận huyện và các sở ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đã tổ chức tập...