Cần sáp nhập trường sư phạm yếu kém
Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải quy hoạch lại mạng lưới trường sư phạm, tránh phân tán, rải rác như hiện nay.
Đến năm 2020, dự kiến Việt Nam sẽ thừa khoảng 70.100 sinh viên sư phạm (SP) tốt nghiệp (41.000 giáo viên đối với cấp tiểu học, 12.200 đối với cấp THCS và 16.900 đối với THPT).
Tuy nhiên, trong khi hàng chục nghìn sinh viên SP tốt nghiệp không tìm được việc làm, chất lượng đào tạo lại hạn chế, hệ thống các trường bị phân tán.
Phát triển không theo nhu cầu
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cả nước hiện có tới 117 cơ sở đào tạo ngành SP. Chính vì số lượng cơ sở đào tạo nhiều, lại phân tán khắp cả nước và việc phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực nên dẫn đến tình trạng sinh viên SP ra trường nhiều hơn nhu cầu thực tế.
Dự kiến đến thời điểm năm 2020, nếu vẫn giữ nguyên quy mô đào tạo như hiện nay, sẽ có khoảng 70.000 cử nhân học ngành SP ra trường không tìm được việc làm.
Thêm vào đó, mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên phát triển trong tình trạng thiếu ổn định do nhiều trường cao đẳng SP yếu về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên được nâng cấp lên ĐH hoặc đổi tên để mở rộng tuyển sinh đào tạo trình độ ĐH các ngành SP và ngoài SP đã dẫn đến chất lượng đào tạo giáo viên không đồng đều giữa các cơ sở.
Việc quy hoạch lại các trường SP được lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhấn mạnh là việc làm cần thiết để các trường đủ lực đào tạo giáo viên chất lượng cao chứ không chỉ là giảm quy mô đào tạo để giảm số sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm.
Video đang HOT
Sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM trong giờ tự học. Ảnh: Tấn Thạnh / Người Lao Động.
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ từng chia sẻ nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nền giáo dục hiện nay là quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo. Hệ thống trường SP chỉ chọn 8 – 9 trường lớn, còn lại là cơ sở của các trường khác để tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng.
Giải thể trường yếu kém
GS.TS Đinh Quang Báo, Viện Nghiên cứu Sư phạm, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng chất lượng đào tạo phải được coi là vấn đề trọng tâm. Vì vậy, hệ thống các trường SP phải được cơ cấu, sắp xếp lại theo hướng vừa giảng dạy vừa nghiên cứu khoa học SP vững mạnh.
Ngành giáo dục nên giảm bớt hoặc tập hợp các trường SP lại để chỉ còn những trường lớn, mạnh về tài chính, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên. Ở tất cả các tỉnh, thành chỉ còn lại một vài trường trọng điểm, chứ không phổ cập như hiện nay.
Những trường SP có chất lượng yếu nên được sáp nhập để thành trường có chất lượng tốt hơn, các trường cao đẳng SP sẽ trở thành một phân hiệu của trường lớn như ĐH Sư phạm Hà Nội sáp nhập với CĐ Sư phạm Hà Nam.
Hiến kế cho việc quy hoạch lại mạng lưới các trường SP, ông Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm, ĐH Thái Nguyên, cho rằng việc sắp xếp, quy hoạch phải dựa trên căn cứ là đánh giá tiềm lực, năng lực, chất lượng.
Những cơ sở có tiềm lực mạnh, có chất lượng chắc chắn phải giữ lại và phát triển mạnh hơn. Những đơn vị nào yếu kém thì phải giải thể, chấp nhận tái cấu trúc với mục tiêu là chọn điểm nhấn tốt nhất để đầu tư, vừa giữ được công ăn việc làm của viên chức vừa bảo đảm được mục tiêu chất lượng.
Bên cạnh việc sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống các trường SP, theo GS.TS Đinh Quang Báo, ngành giáo dục nên cải tạo lại mô hình đào tạo giáo viên theo hướng giảng dạy “lâm sàng” cho sinh viên thực tập, giảng dạy thực tế ở các trường học như cách thức đào tạo của các trường ĐH chuyên ngành y khoa. Đây cũng là mô hình mà nhiều nước trên thế giới đang thực hiện.
Ông Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng ĐH Thủ đô Hà Nội, cho rằng bên cạnh việc sắp xếp giảm số lượng trường SP, nhà nước phải có chính sách kêu gọi, thu hút, động viên những người giỏi nhất thi vào SP.
Giảng viên các trường SP phải thực sự là những người giỏi để có thể đào tạo được những thế hệ giáo viên có chất lượng, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong tình hình mới.
Không nên đầu tư dàn trải
Theo GS Báo, hiện nay, các trường SP đang thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên. Tuy nhiên, việc cào bằng đầu tư miễn học phí cho tất cả sinh viên sẽ không hút được người giỏi, cũng không tạo động lực nâng chất lượng đào tạo của các trường SP. Do đó, tổng mức đầu tư ngân sách dành cho mỗi trường SP không giảm.
Vì vậy, các trường nên tính toán tăng suất đầu tư trên từng sinh viên hơn là đầu tư dàn trải. Đó cũng là giải pháp vừa giúp nâng chất lượng đào tạo, thu hút sinh viên giỏi vừa làm giảm chỉ tiêu một cách thực chất.
Theo Yến Anh / Người Lao Động
Đại học Sư phạm Hà Nội nhận hồ sơ xét tuyển từ 16 điểm
Đại học Sư phạm Hà Nội nhận hồ sơ những thí sinh tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm đạt loại khá trở lên, tổng 3 môn theo tổ hợp xét tuyển (tính cả điểm ưu tiên) là 16.
Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại các cụm do các trường đại học chủ trì và xét tuyển theo từng ngành.
Trường xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu dựa theo tổng kết quả thi 3 môn (bao gồm cả môn thi chính nhân hệ số 2 nếu có) và điểm ưu tiên.
Nếu đến một số điểm nhận định, trường còn thí sinh cùng bằng điểm sẽ tuyển thêm tiêu chí phụ. Thứ nhất, thí sinh có điểm môn thi ưu tiên 1 cao hơn sẽ trúng tuyển. Thứ hai: Thí sinh có điểm môn thi ưu tiên 2 cao hơn sẽ trúng tuyển.
Các môn thi ưu tiên 1 và ưu tiên 2 được quy định trong tổ hợp các môn xét tuyển như sau:
Theo Zing
Đào tạo sư phạm xa rời thực tế Nhiều sinh viên sư phạm vẫn sử dụng những phương pháp học tập cũ, hí hoáy chép bài cả giờ học, gây khó khăn trong việc phát triển tư duy phản biện và ứng dụng mô hình dạy học mới. "Không có học trò dở, chỉ có thầy giáo không đủ năng lực" là ý kiến chung của các đại biểu tại hội...