Cạn room tín dụng, ngân hàng vẫn đẩy mạnh cho vay
Tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đến hết tháng 9/2019 tăng 9,4% so cuối năm 2018, dư nợ tín dụng tại nhiều nhà băng đã tăng kịch room cấp phép từ đầu năm, song các nhà băng vẫn đẩy mạnh vốn ra thị trường.
Đến ngày 24/9, dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng 8,64%.
Tín dụng tăng nhanh cuối năm
Theo báo cáo vừa gửi đến Quốc hội của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng, NHNN định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 là 14%, có điều chỉnh linh hoạt phù hợp diễn biến, tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Đến ngày 30/9/2019, tín dụng đã tăng 9,4% so với cuối năm 2018.
Trước đó, thông tin đưa ra từ NHNN cho thấy, đến ngày 24/9, dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng tăng 8,64%. Như vậy, càng về cuối năm, dư nợ tín dụng càng có chiều hướng tăng cao, bởi quý IV/2019 là mùa kinh doanh cao điểm của khách hàng doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính 3 quý đầu năm của không ít ngân hàng cho thấy, dư nợ tín dụng đã tăng kịch hạn mức (room) được phân bổ từ đầu năm 2019. Cụ thể, OCB đã tăng trưởng tín dụng lên đến 20% trong hơn nửa đầu năm 2019 và đang trình NHNN để được nới thêm, vì đã hoàn tất áp chuẩn Basel II từ năm 2017.
Tăng trưởng cho vay của Sacombank đến cuối tháng 9/2019 đạt 290.934 tỷ đồng, tăng 13,1%. Năm 2019, Sacombank được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng 7% và đến tháng 7/2019 đã cạn room, khi dư nợ cho vay đạt 280.555 tỷ đồng. Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank đã đề xuất NHNN được nâng room tín dụng giai đoạn 2018 – 2020 từ 18-20%. Năm 2019, Sacombank mong muốn hạn mức được cấp là 19% sau khi NHNN chấp thuận cho Ngân hàng được hỗ trợ các quỹ tín dụng nhân dân.
Thực tế, đến hết tháng 6/2019, nhiều ngân hàng đã hết dư địa cho vay khi room tín dụng đã cạn kiệt, nên phải nỗ lực thu hồi nợ xấu và chỉ cho vay ngắn hạn để có thể tái cho vay mới. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tín dụng của TPBank đến cuối tháng 6/2019 đã đạt 11,2%, trong khi chỉ tiêu được NHNN giao đầu năm nay là 13%. TPBank là ngân hàng thứ 5 tuân thủ Thông tư 41/2016/TT-NHNN nên được NHNN nới room, nhưng cũng khá nhỏ giọt, room cả năm được điều chỉnh lên 17%.
Trong khi đó, OCB, VIB cũng đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm nay lần lượt ở mức 30% và 35%, nhưng chưa được NHNN chấp thuận. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho hay, Ngân hàng đã sử dụng hết room tín dụng được NHNN cấp đầu năm và tính đến hết quý II/2019, dư nợ của nhà băng này đã đạt mức tăng trưởng 20%. Ngân hàng đang nỗ lực thu hồi nợ xấu và cho vay ngắn hạn.
Video đang HOT
Quay nhanh vòng vốn
Đến nay, NHNN mới chấp thuận tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2019 cho ACB từ 13% lên 17% (dư nợ tín dụng của ACB tăng 9% theo báo cáo tài chính bán niên 2019), VPBank từ 12% lên 16%, Techcombank từ 13% lên 17%, MB từ 13% lên 17%, TPBank từ 13% lên 17%. Ngoài ra, các ngân hàng khác đã được áp dụng Basel II là Vietcombank, VIB, OCB, MSB, song chưa có thông tin nới room.
Để có thêm dư địa kinh doanh vốn mùa cao điểm cuối năm, các nhà băng phải tự xoay xở, đẩy mạnh cho vay nhỏ, lẻ, nhằm quay nhanh vòng vốn.
Để có thêm dư địa kinh doanh vốn trong mùa cao điểm cuối năm 2019, các nhà băng phải tự xoay xở, đẩy mạnh cho vay nhỏ, lẻ, nhằm quay nhanh vòng vốn. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho hay, dù cạn room, nhưng ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay bằng cách đẩy vốn cho khách hàng nhỏ lẻ. Khi cho vay bán lẻ, khách hàng sẽ liên tục tất toán và ngân hàng cho vay khách hàng mới.
Kết thúc 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank là 11,6%, đạt hơn 735.000 tỷ đồng. Như vậy, Vietcombank đã tăng trưởng tín dụng hơn 2/3 room được NHNN cấp phép đầu năm. Thế nhưng, lãnh đạo Vietcombank từng cho hay, Ngân hàng sẽ không xin nới thêm room mà đẩy mạnh bán lẻ.
Theo khảo sát mới đây của NHNN, các tổ chức tín dụng đã giảm kỳ vọng tăng trưởng huy động và tín dụng trong thời gian tới. Cụ thể, huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 4,39% trong quý IV/2019 và tăng 13,06% trong năm 2019, điều chỉnh giảm 0,42% so với mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước (nhưng vẫn cao hơn mức tăng thực tế 12,45% của năm 2018).
Cùng với đó, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng 4,85% trong quý IV/2019 và tăng 13,61% trong năm 2019, đã điều chỉnh giảm 0,72% so với mức bình quân kỳ vọng 14,33% ghi nhận tại kỳ điều tra trước (thấp hơn mức tăng thực tế 13,88% của năm 2018). Các tổ chức tín dụng cũng liên tục điều chỉnh giảm kỳ vọng về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trong năm 2019 qua các kỳ điều tra từ 15,27% xuống còn 13,61% (tháng 9/2019), gần sát với mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2019.
Theo Thùy Vinh/baodautu.vn
Agribank và Vietinbank bị hạn chế cho vay vì khó tăng vốn
Theo NHNN, việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng có vốn Nhà nước bị hạn chế do gặp khó khăn trong việc tăng vốn, đặc biệt là trường hợp của Agribank và Vietinbank.
Trong báo cáo gửi tới Quốc hội vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã cập nhật thông tin về tình hình tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD trong đó có nhấn mạnh việc tăng vốn đối với hệ thống các ngân hàng.
11 ngân hàng được chấp thuận Basel II
Theo cơ quan quản lý, năng lực tài chính của các TCTD thời gia qua đã được cải thiện đáng kể. Trong đó, vốn điều lệ các tổ chức đã tăng dần qua các năm, đến cuối tháng 8 năm nay tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống đạt 591.800 tỷ đồng, tăng 2,57% so với cuối năm 2018, tăng 15,5% so với năm 2017.
Cùng thời điểm, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống cũng đạt 856.100 tỷ đồng, tăng lần lượt 12,3% so với 2018, và 29,7% so với 2017. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 11,9%.
Theo kế hoạch trước đó, NHNN đặt mục tiêu có ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên). Đến nay, đã có 17 ngân hàng (15 trong nước và 2 ngân hàng 100% vốn nước ngoài) có văn bản đăng ký áp dụng Thông tư số 41/2016/TT-NHNN trước thời hạn.
Trong đó, có 11 ngân hàng được chấp thuận áp dụng gồm Vietcombank, VIB, OCB, MBBank, VPBank, TPBank, ACB, Techcombank, MSB, HDBank, và ShinhanBank.
Cùng với quy mô vốn, quy mô tài sản các TCTD cũng tăng lên đạt 11,81 triệu tỷ đồng vào cuối tháng 8 vừa qua, tăng 6,7% so với năm 2018.
Khó mở rộng tín dụng do khó tăng vốn
Báo cáo lần này cũng cho biết nhóm các ngân hàng cỡ lớn trong hệ thống đang gặp khó trong việc tăng vốn dẫn tới tình trạng khó mở rộng tín dụng.
Theo đó, đến cuối tháng 8 năm nay, tổng vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước trên 50% gồm Agribank, Vietcombank, Vietinbank CTG -1.62%, BIDV đạt 139.000 tỷ đồng, tăng 0,8%. Tổng tài sản nhóm ngân hàng này cũng đã tăng 5,29%, đạt 5,081 triệu tỷ đồng, chiếm 43,01% toàn hệ thống.
Tuy nhiên, NHNN cho biết việc mở rộng tín dụng của nhóm ngân hàng này bị hạn chế do phải đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong điều kiện vốn điều lệ chậm tăng trưởng, đặc biệt là Agribank và Vietinbank.
Nguyên nhân do tăng trưởng tín dụng sẽ làm tăng tài sản có rủi ro, trong khi vốn điều lệ chậm tăng trưởng có thể dẫn đến việc vi phạm quy định về tỷ lệ an toàn vốn.
Theo đó, để tăng năng lực tài chính cho các nhà băng này, NHNN cho biết đang phối hợp với Bộ Tài chính xử lý vấn đề tăng vốn cho các ngân hàng theo chỉ đạo của Thủ tướng. Trong đó, tập trung chỉ đạo Agribank và các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc cổ phần hóa.
Với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, NHNN cho biết đã phê duyệt phương án cơ cấu trong đó tập trung chấn chỉnh các mặt tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
Đến cuối tháng 8, vốn điều lệ của nhóm ngân hàng này đạt 270.000 tỷ đồng, tăng 1,3%; tổng tài sản có toàn nhóm đạt 4,918 triệu tỷ đồng, tăng 8%.
Còn một ngân hàng có sở hữu chéo
NHNN cũng cho biết, sau thời gian xử lý tình trạng sở hữu chéo trong các TCTD, đến nay toàn hệ thống chỉ còn một ngân hàng với 1 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau là ACB và Công ty Cổ phần Bất động sản Hòa Phát - Á Châu. Trong đó, tỷ lệ sở hữu của ACB tại Bất động sản Hòa Phát - Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,046%.
Số lượng này đã giảm rất nhiều so với thời điểm tháng 6/2012 với 56 cặp. Ngoài ra, số cặp TCTD sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau hồi năm 2012 là 7 cặp đến nay cũng cơ bản đã khắc phục xong.
Theo News.zing.vn
Gian nan đích đến Basel II Không phải ngân hàng nào cũng có đủ khả năng thực hiện tăng vốn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, đặc biệt là những nhà băng đang trong giai đoạn tái cơ cấu. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Tại Việt Nam, lộ trình áp dụng Basel II được xác định: đến năm 2020, cơ bản các ngân hàng thương mại (NHTM) có...