Căn phòng hổ phách huyền thoại của Sa hoàng Nga
Được ví như kỳ quan thứ 8, Amber Room đã có một quá khứ huy hoàng và tráng lệ trước khi bị đánh cắp rồi biến mất một cách bí ẩn mãi mãi.
Căn phòng này được xây dựng vào thế kỷ 18, biến mất một cách bí ẩn trong suốt thế chiến thứ hai và được tái dựng lại vào năm 2003. Ảnh: Traveler.
Căn phòng hổ phách (Amber Room) là một kiến trúc tuyệt đẹp. Các vách ngăn của phòng đều được làm từ hổ phách cùng vàng lá nguyên chất. Những tấm gương lúc nào cũng sáng bóng và được trang trí công phu. Những người tạo nên vẻ đẹp huyền ảo và danh tiếng lưu truyền đến muôn đời sau cho căn phòng là đội ngũ các nghệ nhân lão luyện, tay nghề đỉnh cao đến từ Đức, Nga, Đan Mạch…
Năm 1701, vị vua đầu tiên của nước Phổ là Friedrich I ra lệnh xây dựng căn phòng hổ phách nhằm trang trí cho cung điện nguy nga Charlottenburg. Căn phòng được coi như một lời tỏ tình xa hoa đối với người vợ yêu của ông, hoàng hậu Sophie Charlotte. Thời đó, hổ phách là thứ vô cùng quý hiếm, đắt giá hơn vàng gấp 12 lần. Căn phòng được xây dựng trong 10 năm và hoàn thành vào năm 1711. Tác giả của ý tưởng này là nhà điêu khắc bậc thầy của nước Đức bấy giờ – Andreas Schlter. Việc xây dựng căn phòng do nghệ nhân tài năng người Đan Mạch Gottfried Wolfram thực hiện.
Trong ngày ra mắt, hơn 500 cây nến lớn được thắp khiến căn phòng lung linh dưới ánh vàng và bắt đầu một huyền thoại: kỳ quan thứ 8 của nhân loại.
Ban đầu, “bức thư tình bằng hổ phách” dự định đặt tại lâu đài Charlottenburg nhưng sau đó được chuyển đến cung điện thành phố Berlin (Berlin City Palace). Ảnh: Traveler.
Vào năm 1716, sa hoàng Nga là Pier đại đế khi đến thăm nước Phổ đã hoàn toàn bị chinh phục bởi nét đẹp “vô tiền khoáng hậu” của căn phòng. Để thể hiện tình hữu nghị và muốn thắt chặt quan hệ liên minh Nga – Phổ chống lại nhà nước Thụy Điển, vua Friedrich Wilhelm I – con trai của vua Friedrich I – đã đồng ý tặng Pier món quà vô giá này.
Năm 1717, người ta tháo rời căn phòng để vận chuyển về Nga. Căn phòng nổi tiếng được đặt tại Catherine – cung điện được xây dựng theo phong cách Rococo – ở Tsarskoye Selo, gần St.Petersburg. Tại Nga, căn phòng được mở rộng và trang trí thêm nhiều bảo vật khác trong một diện tích hơn 55m2 với 12 bức vách, 12 cột trụ. Tất cả đều được chế tác từ 6 tấn hổ phách, vàng, đá quý. Giá trị căn phòng ước tính lên đến 142.000.000 USD. Amber room được hoàn thiện vào năm 1755 và trùng tu lại vào năm 1830.
Video đang HOT
Cung điện Catherine – nơi đang có căn phòng hổ phách được tái dựng. Ảnh: Traveler.
Một thời gian ngắn sau khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô trong thế chiến thứ hai, những người có trách nhiệm quản lý căn phòng hổ phách đã cố gắng tháo rời các tấm vách trong căn phòng để cất đi, nhằm tránh khỏi sự nhòm ngó. Qua năm tháng, hổ phách trở nên khô, giòn và dễ gẫy. Khi tháo dỡ, những bức vách đã bị vỡ. Vì vậy, Liên Xô đã ra lệnh “hô biến” toàn bộ căn phòng bằng cách bọc giấy dán tường. Tuy nhiên, mọi nỗ lực che giấu đều thất bại khi lính Đức dễ dàng tìm ra căn phòng hổ phách huyền thoại này.
Vào ngày 14/10/1941, dưới sự chỉ huy của Rittmeister Graf Solms-Laubach, 27 kiện hàng chứa căn phòng được di chuyển về lâu đài Knigsberg. Việc tháo dỡ kéo dài 36 tiếng và được giám sát bởi 2 chuyên gia. Trong đêm 26, rạng sáng 27/8/1944, lâu đài Knigsberg bị đánh bom. Khi quân đội Xô Viết chiếm thành phố Knigsberg vào tháng 4/1945, căn phòng hổ phách đã hoàn toàn biến mất.
Đến nay, có hàng trăm giả thuyết khác nhau về số phận của căn phòng hổ phách. Một trong số đó là lãnh đạo đảng bộ đảng Đức quốc xã tại tỉnh Knigsberg – Erich Koch – đã mang căn phòng hổ phách cùng nhiều báu vật ra khỏi thành phố. Cuối thế chiến thứ hai, Erich Koch bị bắt trong nhà tù Ba Lan và tuyên án tử hình. Thế nhưng bản án này không bao giờ được thi hành. Nhiều người cho rằng chính những bí mật về căn phòng hổ phách mà Erich nắm giữ đã bảo vệ mạng sống cho ông. Đó cũng là lý do khiến nhiều người tin vì nhiều lần Erich đã thay đổi lời khai về nơi chốn cất giữ căn phòng hổ phách.
Nhiều người khác lại cho rằng căn phòng hổ phách đã bị phá hủy bởi chiến tranh và Amber Room trở thành một trong những kho báu mà nhân loại khao khát được tìm thấy nhất thế giới.
Năm 1979, căn phòng hổ phách được tái xây dựng. Một nhóm nghệ sĩ, nhà điêu khắc, thợ thủ công tài năng đã được tập hợp để tái hiện kiệt tác khi xưa của vua Phổ dựa trên vài bức ảnh đen trắng cũ. Căn phòng được khánh thành vào năm 2003 dưới sự chứng kiến của tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Đức Gerhard Schrder, đúng dịp kỷ niệm 300 năm thành lập thành phố St. Petersburg.
Ngày nay, khi bước vào chiêm ngưỡng căn phòng hổ phách đặt tại cung điện Catherine, nhiều du khách cho biết họ có cảm giác như đang bước vào chiếc hang chứa kho báu của những tên cướp trong câu chuyện thần thoại Alibaba. Nhiều kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu nghệ thuật, lịch sử đều bày tỏ sự hài lòng trước căn phòng hổ phách được xây dựng lại này.
Giờ mở cửa cung điện Catherine:
Hàng ngày: 10h – 18h. Thời điểm muộn nhất được chấp nhận mua vé vào xem là lúc 17h chiều.
Mùa cao điểm: từ tháng 5 đến tháng 9, các ngày cuối tuần, các ngày nghỉ lễ.
Cung điện đóng cửa vào ngày thứ hai cuối cùng của mỗi tháng và các ngày thứ ba trong tuần.
Vé vào cửa: Người lớn: 9 USD, học sinh: 3 USD, sinh viên: 4,4 USD.
Theo VNE
Hai bộ trưởng Nhật thăm đền chiến tranh, "chọc giận" Trung, Hàn
Hai bộ trưởng nội các Nhật Bản hôm nay 15/8 đã tới thăm ngôi đền chiến tranh Yasukuni gây tranh cãi ở thủ đô Tokyo, trong một động thái nhiều khả năng sẽ khiến Trung Quốc và Hàn Quốc nổi giận vì vốn xem ngôi đền là một biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật.
Bộ trưởng nội vụ và thông tin Nhật Bản Yoshitaka Shindo thăm đền Yasukuni ngày 15/8.
Hàng chục các nghị sĩ dự kiến cũng đến thăm đền Yasukuni trong ngày hôm nay nhân kỷ niệm 69 năm ngày Nhật đầu hàng trong Thế chiến II, mặc dù Thủ tướng Shinzo Abe được cho là sẽ không tới ngôi đền trong bối cảnh ông muốn hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh và Seoul.
Ngôi đền 145 tuổi ở Tokyo thờ 2,5 triệu người Nhật chết trong Thế chiến 2 và các cuộc xung đột khác, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh hàng đầu đã bị xử tử.
Ông Keiji Furuya, chủ tịch Ủy ban an toàn công cộng quốc gia, là bộ trưởng đầu tiên tới thăm đền Yasukuni vào sáng nay giờ địa phương.
"Đó là lẽ thường khi tôi bày tỏ lòng tôn kính chân thành đối với những người đã ngã xuống vì đất nước", ông Furuya nói.
Ngay sau ông Furuya, Bộ trưởng nội vụ và thông tin Yoshitaka Shindo cũng tới thăm ngôi đền ở thủ đô Tokyo.
Thủ tướng Shinoz Abe hôm nay đã gửi đồ lễ tới đền chiến tranh Yasukuni thông qua trợ lý Kouichi Hagiuda.
Phát biểu trước báo giới sau khi tới thăm đền, ông Hagiuda cho biết Thủ tướng đã gửi đồ lễ trên cương vị chủ tịch đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP).
Nhiều người dân thường đã tới thăm đền Yasukuni để tưởng nhớ những người thân và bạn bè thiệt mạng trong chiến tranh. Nhưng các cuộc viếng thăm của các chính trị gia Nhật thường "chọc giận" các láng giềng, vốn xem ngôi đền là biểu tượng cho quá khứ quân phiệt của Nhật.
Trong lễ kỷ niệm ngày Nhật đầu hàng trong Thế chiến II hồi năm ngoái, khoảng 100 nghị sĩ cùng 3 bộ trưởng nội các đã tới thăm đền Yasukuni.
Thủ tướng Abe cũng tới thăm ngôi đền chiến tranh vào tháng 12 năm ngoái, gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Trung Quốc và Hàn Quốc, trong bối cảnh quan hệ giữa Nhật và các quốc gia láng giềng bị căng thẳng do các tranh chấp lãnh thổ và các bất đồng về lịch sử.
Mỹ, một đồng minh thân thiết của Nhật, cũng chỉ trích chuyến thăm của ông Abe.
Chuyến thăm lần này của 2 bộ trưởng nội các Nhật được dự đoán cũng sẽ gây ra phản ứng giận dữ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Hiện Bắc Kinh và Seoul chưa có phản ứng gì về động thái của Nhật.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Nga tập trận tại quần đảo tranh chấp với Nhật Nga ngày 12/8 đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự tại quần đảo Kuril ở Thái Bình Dương, một động thái chắc chắn sẽ khiến Nhật, vốn cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này, nổi giận. Các trực thăng Mi-8AMTSh trong một cuộc tập trận tại Nga. "Các cuộc tập trận đã bắt đầu với sự tham gia của các...